Tình hình nguồn vố n sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh TPHCM (Trang 47 - 50)

Chi nhánh TP .Hồ Chí Minh

2.2. Thực trạng huy động vốn tại Vietinbank HCM

2.2.2.1. Tình hình nguồn vố n sử dụng vốn

Để đạt hiệu quả hoạt động cao nhất, ngân hàng phải luôn theo dõi sự cân đối và hợp lý giữa công tác nguồn vốn và sử dụng vốn sao cho mang lại lợi nhuận cao nhất, nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản. Dữ liệu trong Bảng 2.1 thể hiện cơ cấu nguồn vốn – sử dụng vốn của Vietinbank HCM từ năm 2010 – 2012.

Về nguồn vốn

Năm 2011 so với năm 2010, tổng nguồn vốn tăng trưởng 34,55%. Trong tổng nguồn vốn, nguồn vốn huy động chiếm tỷ trong cao nhất (85,8%) và có sự tăng trưởng mạnh nhất với qui mô tăng so với năm 2010 là 6.402 tỷ đồng (tương đương tăng 55,86%).

Trong nguồn vốn huy động qua các năm, tiền gửi của tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm của cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2010 lần lượt chiếm tỷ trọng là 51,01% và 18,20% trong tổng nguồn vốn; tỷ trọng này có phần sụt giảm trong năm 2011 (44,85% và 16,91%), mặc dù tổng nguồn huy động năm 2011 tăng đến 6.402 tỷ đồng so với năm 2010. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác tăng cao vào cuối năm 2011 (tăng 4.652 tỷ đồng). Đến năm 2012, tỷ trọng của tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm so với tổng nguồn huy động tăng trở lại và giữ tỷ trọng ổn định lần lượt là 46,99% và 25,26%.

Các nguồn vốn do vay của NHNN, vay của tổ chức tín dụng, nhận vốn ủy thác đầu tư, vay từ định chế tài chính khác đều chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng nguồn vốn và có xu hướng giảm qua các năm.

So với năm 2011, tổng nguồn vốn năm 2012 giảm 3.718 tỷ đồng (tương đương với -17,86%). Trong tổng nguồn vốn năm 2012, nguồn vốn huy động vẫn ở vị trí chiếm tỷ trong cao nhất (79,23%). Mặc dù giàm 1.444 tỷ đồng và 704 tỷ đồng so với năm 2012, nhưng tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi tiết vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu là 46,99% và 25,26% trong tổng nguồn vốn. Số dư phát hành giấy tờ có giá giảm từ 385 tỷ đồng xuống cịn 156 tỷ đồng sau ba năm.

28

Bảng 2.1. Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của Vietinbank HCM từ năm 2010 đến 2012

STT Chỉ tiêu Ngày 31/12/2010 Ngày 31/12/2011 Ngày 31/12/2012 So sánh tăng giảm

Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng 2011/2010 2012/2011 Tăng/Giảm

(tỷ đồng) tăng/giảm Tỷ lệ Tăng/Giảm (tỷ đồng) tăng/giảm Tỷ lệ

I Tổng nguồn vốn (Tổng nợ phải trả và Vốn CSH) 15,474 100.00% 20,819 100.00% 17,101 100.00% 5,346 34.55% -3,718 -17.86%

1 Vốn huy động 11,460 74.06% 17,863 85.80% 13,548 79.23% 6,402 55.86% -4,314 -24.15%

1.1 Tiền gửi doanh nghiệp 7,893 51.01% 9,337 44.85% 8,036 46.99% 1,444 18.30% -1,301 -13.94%

1.2 Tiền gửi tiết kiệm 2,816 18.20% 3,520 16.91% 4,319 25.26% 704 24.98% 799 22.69%

1.3 Tiền gửi của TCTD khác 90 0.58% 4,742 22.78% 1,037 6.07% 4,652 5142.08% -3,705 -78.13%

1.4 Phát hành Giấy tờ có giá 385 2.49% 263 1.26% 156 0.91% -122 -31.70% -107 -40.62%

1.5 Tiền gửi của ĐCTC khác 275 1.78% 0 0.00% 0 0.00% -275 -100.00% 0

2 Các khoản vay 1,693 10.94% 1,082 5.20% 437 2.56% -611 -36.11% -644 -59.57%

2.1 Vay NHNN 2 0.01% 1 0.01% 1 0.01% -1 -29.61% 0 -3.54%

2.2 Tiền vay TCTD 260 1.68% 0 0.00% 0 0.00% -260 -100.00% 0

2.3 Nhận vốn ủy thác đầu tư, cho vay 1,431 9.25% 1,081 5.19% 436 2.55% -351 -24.51% -644 -59.64%

2.3.1 Tiền gửi và vay các ĐCTC khác 0 0.00% 1,048 5.04% 436 2.55% 1,048 -612 -58.40% 2.3.2 Vốn nhận của tổ chức 0 0.00% 32 0.15% 0 0.00% 32 -32 -100.00%

3 Cơng cụ Tài chính phái sinh và Nợ tài chính khác 141 0.91% 1 0.00% 0 0.00% -140 -99.44% -1 -100.00% 4 Lợi nhuận chưa phân phối/Lỗ lũy kế 966 6.24% 1,149 5.52% 476 2.79% 183 18.90% -672 -58.53%

29

II Sử dụng vốn (Tổng tài sản) 15,474 100.00% 20,819 100.00% 17,101 100.00% 5,346 34.55% -3,718 -17.86%

1 Dự trữ và thanh toán 132 0.86% 116 0.56% 127 0.74% -17 -12.75% 11 9.79%

1.1 Tiền mặt 132 0.85% 115 0.55% 127 0.74% -18 -13.27% 12 10.28%

1.2 Tiền gửi tại NHNN 0 0.00% 1 0.00% 0 0.00% 1 283.55% 0 -52.55%

2 Các khoản đầu tư và cho vay 11,198 72.37% 15,196 72.99% 16,091 94.09% 3,998 35.70% 894 5.89%

2.1 Các khoản đầu tư 616 3.98% 723 3.47% 717 4.19% 107 17.36% -6 -0.81%

2.1.1 Tiền gửi tại các TCTD trong nước 1 0.00% 0 0.00% 84 0.49% 0 -61.40% 83 39573.18% 2.1.2 Chứng khoán đầu tư 615 3.98% 722 3.47% 633 3.70% 107 17.43% -89 -12.36%

2.2 Cho vay nền kinh tế 10,582 68.39% 14,474 69.52% 15,374 89.90% 3,891 36.77% 900 6.22%

2.2.1 Cho vay ngắn hạn 6,724 43.45% 8,868 42.60% 8,336 48.75% 2,145 31.90% -532 -6.00% 2.2.2 Cho vay trung hạn 805 5.20% 988 4.75% 1,037 6.07% 183 22.73% 49 5.00% 2.2.3 Cho vay dài hạn 3,052 19.72% 4,586 22.03% 5,975 34.94% 1,534 50.27% 1,389 30.29% 2.2.4 Cho vay tài trợ ủy thác 0 0.00% 30 0.14% 24 0.14% 30 -6 -20.00% 2.2.5 Cho vay thanh tốn cơng nợ 2 0.01% 1 0.01% 1 0.01% -1 -29.61% 0 -3.54%

3 Tài sản cố định 22 0.14% 20 0.10% 16 0.09% -2 -8.21% -4 -21.21%

4 Cơng cụ Tài chính phái sinh và Tài sản TC khác 141 0.91% 1 0.00% 2 0.01% -140 -99.51% 2 256.05%

5 Sử dụng vốn (Tài sản có) khác 3,980 25.72% 5,487 26.35% 865 5.06% 1,506 37.84% -4,622 -84.23%

30

Về sử dụng vốn

Từ dư nợ cho vay năm 2010 là 10.582 tỷ đồng đã tăng thêm 3.891 tỷ đồng trong năm 2011, đạt 14.474 tỷ đồng (tăng 36,77%); trong đó tốc độ tăng trưởng cho vay ngắn hạn 31,90%, cho vay trung dài hạn là 22,73% và cho vay dài hạn là 50,27%. Tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn chiếm 69,52%.

Năm 2012 so với 2011, dư nợ tăng thêm 900 tỷ đồng (tăng 6,22%), đạt 15.374 tỷ đồng; trong đó, tốc độ tăng trưởng cho vay ngắn hạn là -6,00%, cho vay trung hạn là 5,00% và cho vay dài hạn là 30,29%. Tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn năm 2012 chiếm 89,90%, tăng trên 20% so với năm 2011.

Như vậy, từ năm 2010 đến năm 2012, dư nợ cho vay nền kinh tế của Vietinbank HCM liên tục tăng trưởng; đặc biệt trong năm 2012, hiện tại chi nhánh đang phải mua vốn từ Trung tâm Thanh toán Vốn Vietinbank để đảm bảo nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vậy ở đây có sự bất cân đối giữa số dư tiền gửi với dư nợ cho vay. Sự yếu kém trong huy động vốn đang khiến Vietinbank HCM chịu nhiều tổn thất hơn trong hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh TPHCM (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)