Tiêu chí đánh giá, đo lường hiệu quả huy động vốn của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh TPHCM (Trang 39 - 43)

VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Điểm khác nhau cơ bản trong nguồn vốn của NHTM với các doanh nghiệp phi tài chính là: NHTM kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế còn các doanh nghiệp khác hoạt động dựa trên vốn tự có là chính. Vì vậy đánh giá hiệu quả cơng tác huy động vốn là công tác không thể thiếu trong nghiên cứu nguồn vốn của các ngân hàng.

Khi đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn, các nhà nghiên cứu thường tập trung vào một số tiêu chí sau đây:

1.4.1. Tỉ lệ quỹ đảm bảo khả năng thanh toán

Các NHTM phải chấp hành tỷ lệ này nhằm đảm bảo an toàn cho các khoản huy động. Ngân hàng nào có tỷ lệ này đúng theo quy định chứng tỏ ngân hàng đó rất coi trọng cơng tác huy động vốn bởi vì bên cạnh huy động vốn - mục tiêu của ngân hàng thì ngân hàng cũng đảm bảo được an toàn cho khách hàng, tạo được tâm lý yên tâm cho khách hàng khi họ “gửi gắm” tiền cho ngân hàng.

Sở dĩ các ngân hàng phải chấp hành tỷ lệ này vì khơng phải các khoản huy động nào cũng có tính ổn định, các ngân hàng phải có khả năng thanh tốn để đảm bảo cho các nhu cầu rút tiền mặt bất thường của khách hàng nhằm không ảnh hưởng đến khả năng thanh tốn của ngân hàng, từ đó góp phần làm ổn định nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh.

43

Để đánh giá mức độ huy động được từ dân cư, ta xét hệ số

Nếu tỉ lệ này càng cao chứng tỏ huy động vốn đạt kết quả tốt, bởi vì ngân hàng đã tác động vào ý thức tiết kiệm, ý thức gửi tiền vào ngân hàng và đã thu hút được một nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ dân cư để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế.

1.4.3. So sánh nguồn vốn huy động và việc sử dung vốn

Nếu một NHTM có nguồn sử dụng vốn tương xứng với nguồn vốn huy động, chứng tỏ nguồn vốn huy động đã được sử dụng có hiệu quả và cơng tác huy động vốn của ngân hàng đã thành công. Bởi phần lớn thu nhập từ hoạt động sử dụng vốn sẽ bù đắp phần nào chi phí huy động và đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Hơn nữa việc sử dụng vốn tốt sẽ thúc đẩy huy động vốn. Cho nên khi đánh giá hiệu quả hoạt động của công tác huy động vốn người ta thường xem xét đến cơng tác sử dụng vốn của ngân hàng đó.

1.4.4. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn hàng năm:

Sự phát triển của các ngân hàng đều tập trung vào mục tiêu lợi nhuận và tăng trưởng dư nợ. Để tăng trưởng được dư nợ thì ngân hàng phải mở rộng doanh số cho vay và điều này có liên quan đến nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng lớn hay nhỏ. Việc gia tăng nguồn vốn biểu hiện qua nghiệp vụ huy động vốn. Nếu huy động vốn có hiệu quả sẽ làm tăng nguồn vốn kinh doanh, tăng doanh số cho vay, tăng lợi nhuận. Điều đó cũng có nghĩa là nguồn vốn của ngân hàng được bổ sung như thế nào tuỳ thuộc chủ yếu vào huy động vốn của ngân hàng đó.

44

Mỗi loại tiền gửi có các yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản, thời hạn... Do đó, việc xác định rõ cơ cấu vốn huy động sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hố chi phí đầu vào.

Chúng ta sẽ so sánh những khoản vốn có tính thời hạn dài so với các khoản vốn có tính thời hạn ngắn để xem xét sự ổn định của nguồn vốn huy động. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp để tăng các khoản huy động có thời hạn dài. Chi phí huy động là vấn đề mà các ngân hàng đều quan tâm. Để có được chi phí đầu vào hợp lý, có lợi cho ngân hàng thì các ngân hàng phải xem xét khoản mục nào có tỷ trọng lớn nhất. Trong thực tế các khoản huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có tính ổn định tương đối cao, chi phí vừa phải rất có lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cho nên để đẩy mạnh hiệu quả cơng tác huy động vốn thì các ngân hàng phải tìm cách nâng cao tỷ trọng của nhóm này lên hơn nữa trong cơ cấu vốn huy động của mình. Bên cạnh đó các khoản vốn huy động từ khu vực dân cư rất tiềm tàng giúp ngân hàng mở rộng kinh doanh tín dụng tiêu dùng, thực hiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt, tiết kiệm chi phí lưu thơng có lợi cho nền kinh tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mở ra một trang sử mới cho nền kinh tế đất nước – chính thức mở cửa và hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra những thách thức khơng nhỏ cho nền kinh tế nói chung, cho các ngành trong nền kinh tế nói riêng, trong đó có ngành ngân hàng.

Nội dung Chương I đã nêu bật được vấn đề: khái niệm và những yêu cầu đối với dịch vụ ngân hàng trong nước. Chương I là cơ sở để các NHTM Việt Nam, trong đó có Vietinbank HCM đánh giá thực trạng dịch vụ huy động vốn, nhận định khả năng cạnh tranh để đón đầu những cơ hội và giảm thiểu những tổn thất trong quá trình cạnh tranh, hội nhập.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN

TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH

23

2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh TPHCM (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)