Chi nhánh TP .Hồ Chí Minh
2.2. Thực trạng huy động vốn tại Vietinbank HCM
2.2.2.5. Cơ cấu nguồn vốn phân theo loại khách hàng
Trong tổng nguồn vốn huy động của một ngân hàng thì nguồn tiền gửi cá nhân chiếm vị trí quan trọng và thiết yếu, duy trì sự ổn định cho hoạt động nguồn vốn của ngân hàng.
Bảng 2.5. Tình hình nguồn vốn huy động phân theo loại khách hàng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng Tổng vốn huy động 13,867 100.00% 19,336 100.00% 14,461 100.00%
1 Tiền gửi cá nhân 2,897 20.89% 3,612 18.68% 4,374 30.25%
1.1 Tiền gửi tiết kiệm 2,816 20.31% 3,520 18.20% 4,319 29.87%
1.2 Công cụ nợ 81 0.58% 92 0.48% 55 0.38%
2 Tiền gửi tổ chức 10,970 79.11% 15,724 81.32% 10,087 69.75%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank HCM năm 2010 - 2012
Số liệu trong Bảng 2.5 cho thấy mặc dù sự tăng trưởng của tổng nguồn vốn huy động từ năm 2010 đến 2012 có sự gián đoạn do có sự sụt giảm mạnh trong năm 2012, nhưng cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo nhóm khách hàng qua các
34
năm có sự khởi sắc. Đó là sự gia tăng cả về qui mơ, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng của nhóm tiền gửi khách hàng cá nhân. Nhóm khách hàng mang lại nguồn tiền gửi ổn định cho ngân hàng, mặc dù lợi ích từ nguồn tiền gửi thanh tốn của cá nhân không đáng kể, nhưng đây lại là những đối tượng khách hàng tiềm năng sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Việc gia tăng nguồn tiền gửi này thể hiện định hướng hoạt động mới của Vietinbank nói chung và của Vietinbank HCM nói riêng là chuyển dần từ ngân hàng bán buôn sang ngân hàng bán lẻ; đồng thời, thể hiện chính sách thu hút khách hàng cá của Chi nhánh TP.HCM đang được chú trọng và thực tế đã mang lại hiệu quả cho huy động vốn của chi nhánh.
Huy động vốn từ dân cư trong năm 2012 của Vietinbank HCM tuy có tăng trưởng nhưng ở mức thấp do những nguyên nhân sau:
(i) Các NHTMCP thiếu vốn nên tìm mọi biện pháp để lách trần lãi suất huy động. Mức lãi suất thực mà những ngân hàng này trả cho khách hàng lên đến 11% -12%/năm. Trong khi đó tại Vietinbank HCM, chi phí huy động vốn cao nhất chỉ lên tới 9,0%/năm. Trước tình hình như vậy, Vietinbank HCM chủ yếu tập trung vào việc gìn giữ và duy trì khách hàng cũ. Vì vậy, nguồn vốn tăng trưởng thấp.
(ii) Nhân sự quầy tiết kiệm tại trụ sở Vietinbank HCM và nhân sự tại 14 phịng giao dịch được bố trí vừa đủ làm công tác phục vụ khách hàng tại quầy giao dịch (teller). Vì vậy mà cơng tác tiếp thị trở nên thụ động (phụ thuộc vào khách hàng đến ngân hàng giao dịch). Vietinbank HCM chỉ thực hiện được cơng tác duy trì và khai thác khách hàng cũ; khó mở rộng và phát triển khách hàng mới. Đây là một nguyên nhân khiến nguồn vốn tăng trưởng thấp.
(iii) Hệ thống nhận diện thương hiệu VietinBank là đồng nhất; mạng lưới chi nhánh, phòng gia dịch phát triển mạnh về số lượng; cùng với tiện ích Mở tài
khoản 1 nơi – Giao dịch nhiều nơi, khách hàng cá nhân không cần quan tâm nơi họ
đến giao dịch là phòng giao dịch thuộc chi nhánh nào, họ chỉ cần biết nơi họ đến giao dịch là VietinBank; họ không bị ràng buộc hay nhất thiết phải giao dịch với một quầy giao dịch VietinBank cố định nào cả, mà họ có thể giao dịch với bất cứ quầy giao dịch VietinBank nào mà họ cảm thấy thuận tiện... Chính sự ưu việt này đã dẫn đến nguồn vốn huy động từ dân cư của Vietinbank HCM tăng trưởng thấp.
35
(iv) Đối với khách hàng cũ: Tiền gửi cá nhân thường xuyên dịch chuyển từ Vietinbank HCM sang VietinBank chi nhánh khác trên địa bàn nhiều hơn so với chiều ngược lại (do Vietinbank HCM chỉ có 15 quầy giao dịch trên địa bàn TP.HCM, chiếm tỷ lệ nhỏ so với số lượng quầy giao dịch của hệ thống VietinBank trên địa bàn TP.HCM).
(v) Đối với khách hàng mới (từ ngân hàng khác chuyển về giao dịch với VietinBank): Xác suất khách hàng mới đến giao dịch với Vietinbank HCM ngày càng thấp do có nhiều quầy giao dịch của VietinBank chi nhánh khác trên địa bàn.
Năm 2010, 2011 và 2012 là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế Việt Nam với sự thăng trầm của lãi suất huy động, kéo theo đó là sự tăng giảm của lãi suất vay vốn, có thời điểm lên đến 22%/năm, khiến cho hoạt động của các tổ chức kinh tế, đặc biệt là các tổ chức sản xuất kinh doanh trở nên cực kỳ khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp tuyên bố phá sản, giải thể, nguồn tiền gửi từ tổ chức cũng vì thế mà sụt giảm. Điều này ảnh hưởng rõ rệt đến huy động vốn của Vietinbank HCM. Nguồn tiền gửi tổ chức của Chi nhánh TP.HCM được duy trì chủ yếu là từ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Năm 2011, có sự gia tăng đột biến về tiền gửi tổ chức so với năm 2010, đó là do sự gia tăng của các nguồn tiền gửi tạm thời vào những ngày cuối năm như: tiền gửi từ TCTD (tăng 4.652 tỷ đồng), tiền gửi và vay các ĐCTC khác (tăng 1.048 tỷ đồng). Mặc dù, đây là những nguồn vốn rất lớn nhưng chỉ mang tính thời điểm. Như vậy, nếu khơng kể nguồn vốn mang tính thời điểm này thì tiền gửi tổ chức qua các năm 2010, 2011 và năm 2012 gần như khơng có sự tăng trưởng, thậm chí cịn bị sụt giảm. Đây là một thách thức lớn đối với Chi nhánh TP.HCM.
2.2.2.6. Tình hình phát triển các dịch vụ hỗ trợ cơng tác huy động vốn Dịch vụ tín dụng, tài trợ thương mại/thanh toán quốc tế
Qua Bảng số 2.1 – Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của Vietinbank HCM Chí Minh từ năm 2010 đến 2012 cho thấy dư nợ cho vay nền kinh tế năm 2010 là 10.582 tỷ đồng đã tăng thêm 3.891 tỷ đồng trong năm 2011, đạt 14.474 tỷ đồng (tăng 36,77%); trong đó tốc độ tăng trưởng cho vay ngắn hạn 31,90%, cho
36
vay trung dài hạn là 22,73% và cho vay dài hạn là 50,27%. Tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn chiếm 69,52%. Đến năm 2012, dư nợ tăng thêm 900 tỷ đồng (tăng 6,22%), đạt 15.374 tỷ đồng; trong đó, tốc độ tăng trưởng cho vay ngắn hạn là -6,00%, cho vay trung hạn là 5,00% và cho vay dài hạn là 30,29%. Tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn năm 2012 chiếm 89,90%, tăng trên 20% so với 2011.
Như vậy, từ năm 2010 đến năm 2012, dư nợ cho vay nền kinh tế của Vietinbank HCM liên tục tăng trưởng; đặc biệt trong năm 2012, hiện tại chi nhánh đang phải mua vốn từ Trung tâm Thanh toán Vốn Vietinbank để đảm bảo nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Dịch vụ tín dụng, tài trợ thương mại/thanh toán quốc tế phát triển sẽ đi kèm với việc phát triển tiền gửi. Khách hàng khi vay vốn hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế đa phần đều cam kết chuyển nguồn thu về ngân hàng cho vay như một điều kiện trong hợp đồng tín dụng. Đây là một hình thức bán chéo sản phẩm mang tính vững chắc cho ngân hàng.
Dịch vụ tài khoản thanh tốn (tiền gửi khơng kỳ hạn)
Bảng 2.6. Tương quan giữa số dư tiền gửi không kỳ hạn và số lượng khách hàng mở tài khoản giao dịch tại Vietinbank HCM từ năm 2010 đến 2012
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tiền gửi không kỳ hạn 4,295 5,828 3,980
Tổng số khách hàng 17,153 20,523 23,981
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank HCM năm 2010 - 2012
Kết quả trên cho thấy số lượng khách hàng có giao dịch tiền gửi thanh tốn và số dư tiền gửi không kỳ hạn có quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Số lượng khách hàng càng mở tài khoản càng nhiều, số dư tiền gửi không kỳ hạn (tổng số dư trên tài khoản thanh toán) càng cao.
Từ năm 2010 đến 2012, số lượng khách hàng mở tài khoản thanh toán liên tục tăng, trong đó một phần do Vietinbank HCM ngày càng mở rộng dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, chính sách lãi suất áp dụng cho tài khoản tiền gửi thanh toán ngày càng hấp dẫn và linh hoạt hơn và tiện ích từ tài khoản ngày càng được nâng cao.
37
Dịch vụ thẻ
Vietinbank là một trong các NHTM nắm bắt được xu hướng phát triển của sản phẩm thẻ nên đã nhanh chóng triển khai dịch vụ này, chỉ sau ngân hàng Đông Á và ngân hàng Ngoại Thương. Thời gian đầu, do dịch vụ vẫn còn xa lạ với thị trường trong nước, Vietinbank HCM rất khó thuyết phục khách hàng tham gia dịch vụ thẻ. Trải qua một khoảng thời gian dài rút kinh nghiệm từ thực tế và đẩy mạnh nghiên cứu sản phẩm xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, đến nay, sản phẩm thẻ của Vietinbank đang trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của khách hàng.
Dịch vụ thẻ không chỉ mang lại tiện ích cho khách hàng của Vietinbank trong việc đa dạng hoá kênh phân phối dịch vụ tiền gửi (qua chức năng gửi tiền gửi có kỳ hạn trên máy ATM) và dịch vụ thanh tốn cho khách hàng có sử dụng thẻ ATM (rút tiền, chuyển tiền, thanh toán…), dịch vụ ATM nếu phát triển tốt sẽ mang lại nguồn tiền gửi “giá rẻ” đáng kể cho Vietinbank HCM. Vì khi mở tài khoản để sử dụng dịch vụ thẻ ATM, khách hàng thường phải ký quỹ một số tiền nhất định trong tài khoản. Khi đã quen và thấy được lợi ích (được hưởng lãi tiền gửi) và sự thuận lợi trong việc để tiền trong tài khoản thẻ tại ngân hàng, khách hàng sẽ duy trì số dư tiền gửi khơng kỳ hạn tại ngân hàng ngày càng nhiều.
Hiện nay, với mạng lưới hơn 70 máy ATM, gần 1.500 đơn vị chấp nhận thẻ trên địa bàn TP.HCM, phục vụ nhu cầu thanh tốn khơng chỉ thẻ tín dụng quốc tế mà lẫn thẻ nội địa thì nguồn phí thu được và nguồn vốn khơng kỳ hạn rất đáng kể. Từ năm 2010 đến 2012, bình quân tiền gửi ATM là từ 350 đến 400 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, dịch vụ chi hộ lương qua ATM cũng được Chi nhánh TP.HCM đẩy mạnh để cung cấp nhiều tiện ích hơn cho cá nhân dùng thẻ, lôi kéo được nhiều tổ chức mở tài khoản thanh toán để chi lương. Với sự hỗ trợ của cơng nghệ, dịch vụ được hạch tốn tự động, nhanh chóng nên được thị trường đánh giá cao về chất lượng dịch vụ, đáp ứng tất cả tài khoản nhận lương thuộc trong và ngoài hệ thống.
2.2.2.7. Tình hình sử dụng lao động cho cơng tác huy động vốn
Cùng với chủ trương đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh cơng tác tín dụng, dịch vụ và đặc biệt là nguồn vốn để tối đa hóa lợi nhuận thì cơ cấu lao động
38
giữa các khối hoạt động cũng có sự dịch chuyển rõ rệt. Theo đó, lao động thuộc khối tham mưu và khối hỗ trợ (Kế hoạch tổng hợp, Tổ chức, Kế tốn tài chính, Tiền tệ Kho quỹ, Hành chính quản trị…) giảm từ 16,03% năm 2010 xuống còn 9,14% năm 2012; thay vào đó là sự gia tăng lao động thuộc các khối trực tiếp kinh doanh, tạo tiền (Nguồn vốn, Tín dụng, Tài trợ Thương mại, Kinh doanh ngoại tệ, Thẻ…), tỷ trọng lao động của khối này tăng từ 199 lao động năm 2010 lên 245 lao động năm 2012. Điều đó hồn tồn phù hợp vì qui mơ hoạt động càng cao, địi hỏi khối lượng công việc phải xử lý càng nhiều và phù hợp với yêu cầu tăng cường phát triển nguồn vốn.
Bảng 2.7. Tình hình sử dụng lao động theo khối hoạt động tại Vietinbank HCM từ năm 2010 đến 2012
TT Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%)
Theo khối hoạt động 368 100.00% 356 100.00% 372 100.00%
Khối tạo tiền 199 54.08% 201 56.46% 245 65.86% Khối tham mưu 59 16.03% 54 15.17% 34 9.14% Khối hỗ trợ 110 29.89% 101 28.37% 93 25.00%
Nguồn: Phòng Tổ chức thuộc Vietinbank HCM
2.3. ĐÁNH GIÁ HUY ĐỘNG VỐN CỦA VIETINBANK HCM THÔNG QUA Ý KIẾN KHÁCH HÀNG QUA Ý KIẾN KHÁCH HÀNG
Để biết được những suy nghĩ, nhận định của khách hàng đối với dịch vụ huy động vốn của Vietinbank HCM, một cuộc thăm dị đã được tiến hành. Trong khn khổ của luận văn và sự hạn chế của tác giả, cuộc thăm dò chỉ được tiến hành với 250 mẫu là những khách hàng đang sử dụng dịch vụ huy động vốn của Vietinbank HCM và vì vậy, kết quả của cuộc thăm dị chưa thực sự phản ánh đúng mọi vấn đề, tuy nhiên một phần nào cho chúng ta thấy được cách thức tiếp cận và cái nhìn tổng quan về những gì nguời tiêu dùng nhận thức và suy nghĩ về dịch vụ huy động vốn của Vietinbank HCM. Các khách hàng này được phát phiếu thăm dò với nội dung về dịch vụ huy động vốn (Xem phụ lục B-4) tập trung vào 03 nội dung chính gồm: i) Đánh giá về nhân viên Vietinbank HCM; ii) Đánh giá về sản phẩm tiền gửi và
39
các sản phẩm hỗ trợ tiền gửi của Vietinbank trong quá trình sử dụng; iii) Phí/lãi suất của Vietinbank so với các ngân hàng trên cùng địa bàn.
Với các tiêu chí đưa ra khảo sát như trên, nhìn chung khách hàng hài lịng khi giao dịch tại Vietinbank HCM, cụ thể:
Đối với đánh giá về nhân viên Vietinbank HCM: mức độ “rất tốt” chiếm từ 10,4% đến 28,7% trong 05 mức độ (kém, bình thường, khá, tốt và rất tốt); mức độ “tốt” chiếm từ 42,96% đến 53,57% trong 05 mức độ; mức độ “khá” chiềm từ 19,3% đến 29,2% trong tổng nhận định của khách hàng. Như vậy, nhìn chung, khách hàng hài lịng về nhân viên Vietinbank HCM bởi trình độ chun mơn nghiệp vụ vững vàng, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng từ đó có các giải pháp tư vấn, hỗ trợ phù hợp; có khả năng tạo dựng được niềm tin và sự an tâm đối với khách hàng trong giao dịch; đội ngũ nhân viên lịch thiệp, nhanh nhẹn và năng động.
Đối với đánh giá về sản phẩm tiền gửi và các dịch vụ hỗ trợ tiền gửi của Vietinbank trong quá trình sử dụng: một số sản phẩm dịch vụ chính được đưa ra khảo sát gồm: tiền gửi; tiền vay; thanh toán, chuyển tiền, thanh toán xuất-nhập khẩu, thẻ. Số lượng khách hàng “hài lòng” về các dịch vụ chiếm trên 60%, riêng dịch vụ thẻ thấp hơn nhưng vẫn ở mức tương đối cao là 56,4%.
Tuy nhiên, theo đánh giá của khách hàng thì lãi suất và phí dịch vụ của Vietinbank HCM kém cạnh tranh hơn. Theo thống kê, có đến 31,2% khách hàng cho rằng lãi suất tiền gửi của Vietinbank HCM thấp và rất thấp; trong khi đó lại có đến 46,4% khách hàng cho rằng lãi suất cho vay vào loại cao và q cao; song song đó, phí dịch vụ của Vietinbank HCM cũng bị đến 35,6% khách hàng đánh giá là cao và quá cao. Đây trở thành vấn đề nghiêm trọng khi các NHTM trên địa bàn tìm mọi cách để “lách” trần lãi suất để thu hút khách hàng gửi vốn, các NHTM nước ngoài lại cho vay với lãi suất cực thấp do tận dụng nguồn vốn từ nước ngồi, nếu khơng có những biện pháp thích hợp thì khả năng đánh mất khách hàng là rất lớn.
Trái ngược với những nhận định trên, khách hàng lại đánh giá về hồ sơ, thủ tục giao dịch tại Chi nhánh TP.HCM là ít, đơn giản và bình thường, chấp nhận được (25,2% và 64,4%). Mặc dù đã cổ phần hóa, nhưng hình ảnh về một ngân hàng quốc doanh với những thủ tục rườm rà vẫn còn đậm nét trong suy nghĩ của nhiều
40
khách hàng. Vì vậy, những con số trên là dấu hiệu tốt, cho thấy Vietinbank đang dần xóa bỏ những hình ảnh xưa cũ thơng qua cải cách thủ tục, hồ sơ giao dịch.
Có thể nói rằng khi sản phẩm của các ngân hàng dường như giống nhau và khơng có đặc trưng riêng thì các giá trị cộng thêm mà các ngân hàng cung cấp cho khách hàng trở nên cực kỳ quan trọng để níu giữ và lơi kéo khách hàng. Điểm bất lợi của Chi nhánh TP.HCM đó là các sản phẩm quà tặng và chương trình khuyến mãi dường như chưa được chú trọng. Điều đó khiến cho 63,6% khách hàng nhận định và khơng hài lịng. Có lẽ một phần cũng vì lý do này mà có đến 88,4% khách