Đánh giá các năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của viễn thông tây ninh (Trang 33 - 37)

Dựa trên các tài liệu nghiên cứu về cạnh tranh, có thể tổng hợp được các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của một công ty thường bao gồm: giá cả sản phẩm và dịch vụ; chất lượng sản phẩm và bao gói; kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng; thông tin và xúc tiến thương mại; năng lực nghiên cứu và phát triển;

thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; trình độ lao động; thị phần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thị phần; vị thế tài chính; năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp hiện nay, thông qua phương pháp so sánh trực tiếp các yếu tố nêu trên để đánh giá năng lực cạnh tranh của mình so với đối tác cạnh tranh. Đây là phương pháp truyền thống và phần nào phản ánh được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là không cho phép doanh nghiệp đánh giá tổng quát năng lực cạnh tranh của mình với đối tác cạnh tranh mà chỉ đánh giá được từng mặt, từng yếu tố cụ thể. Để khắc phục nhược điểm trên, việc nghiên cứu vận dụng ma trận EFE, IFE, qua đó giúp doanh nghiệp so sánh năng lực cạnh tranh tổng thể của mình với các đối thủ trong ngành là một giải pháp mang tính khả thi cao.

1.5.1 Ma trận các yếu tố bên ngồi

Cho phép các nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá các thông tin kinh tế - xã hội, văn hóa, nhân khẩu, địa lý, chính trị, chính phủ, luật pháp, cơng nghệ và cạnh tranh. Có năm bước trong việc phát triển một ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài.

- Bƣớc 01: Lập danh mục các yếu tố có vai trị quyết định đối với sự thành

cơng như đã nhận diện trong q trình kiểm tra các yếu tố từ bên ngoài, bao gồm cả những cơ hội và mối đe dọa ảnh hưởng đến công ty và ngành kinh doanh của công ty này.

- Bƣớc 02: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 ( không quan trọng) đến 1,0 ( rất

quan trọng) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tương ứng của các yếu tố đối với sự thành công trong ngành kinh doanh của công ty. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho các nhân tố này phải bằng 1,0

- Bƣớc 03: Phân loại từ 01 đến 04 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để

cho thấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của công ty phản ứng với yếu tố này. Trong đó 04 là phản ứng tốt, 03 là phản ứng trên trung bình, 02 là phản ứng trung bình, 01 là phản ứng ít.

- Bƣớc 04: Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với loại của nó để xác định

- Bƣớc 05: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi biến số để xác định

tổng số điểm quan trọng cho tổ chức.

Tổng số điểm quan trọng mà một doanh nghiệp có thể nhận là: cao nhất là 4,0; trung bình là 2,5; thấp nhất là 1,0. Điểm số này mang ý nghĩa đánh giá mức độ phù hợp của chiến lược hiện tại mà doanh nghiệp đang áp dụng đối với các cơ hội và nguy cơ của môi trường .

Các yếu tố bên ngoài chủ yếu

Mức quan trọng

Phân loại Số điểm quan trọng

Yếu tô 1 …….. Yếu tố n

Tổng cộng 1,00 xxx

Hình 5: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ( Ma trận EFE). Nguồn:

Nguyễn Thị Liên Diệp – Phạm Văn Nam (2006)

1.5.2 Ma trận các yếu tố bên trong

Cơng cụ hình thành chiến lược này tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và mặt yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng và nó cũng cung cấp cơ sở để xác định và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này.

Các yếu tố bên trong

Mức quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng

Yếu tô 1 …….. Yếu tố n

Tổng cộng 1,00 xxx

Hình 6: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong ( Ma trận IFE).

Nguồn: Nguyễn Thị Liên Diệp – Phạm Văn Nam (2006)

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (Ma trận IFE) có thể được phát triển theo năm bước tương tự như Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (Ma trận EFE).

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh là khái niệm luôn được doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Nâng cao năng lực cạnh tranh có vai trị cực kỳ quan trọng đối với việc tồn tại và phát triển doanh nghiệp trên thị trường. Việc xem xét các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh sẽ giúp cho doanh nghiệp có định hướng phát triển đúng đắn nhằm mục đích vượt qua các đối thủ để chiếm lĩnh thị trường.

Trong chương này, luận văn đã tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lý thuyết cạnh tranh. Phần 1.1 của luận văn đã làm sáng tỏ các khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh. Phần 1.2 của luận văn trình bày các yếu tố mơi trường tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Luận văn cũng đã trình bày những vấn đề năng lực cạnh tranh nhìn từ phía khác hàng ở phần 1.5. Phần 1.5 của luận văn là các bước để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Như vậy Chương một của luận văn đã tâp trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản của luận văn để làm nền tảng cho việc phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh nhằm giúp cho việc phân tích và đề xuất các giải pháp đảm bảo tính xác thực, phù hợp và khả thi đối với Viễn thông Tây Ninh.

CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VNPT TÂY NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của viễn thông tây ninh (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)