Ma trận các yếu tố bên trong ( IFE)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của viễn thông tây ninh (Trang 56)

2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của VNPT Tây Ninh qua các nhân tố ảnh

2.2.1.12 Ma trận các yếu tố bên trong ( IFE)

Qua phân tích mơi trường bên trong, với các yếu tố như trên, kết quả điều tra khảo sát cho thấy các chuyên gia đánh giá thấp các yếu tố: Năng lực quản lý; Nguồn nhân lực và Năng lực tài chính. Đánh giá cao các yếu tố: Giá trị phi vật chất; Cơ sở vật chất và trình độ cơng nghệ, năng lực mạng lưới.

Bảng 7: ma trận đánh giá các yếu tố bên trong ( IFE)

STT Các yếu tố Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm

01 Năng lực quản lý 0.07 2 0.14 02 Giá trị phi vật chất 0.12 4 0.48 03 Trình độ cơng nghệ, NL mạng lưới 0.12 4 0.48 04 Cơ sở vật chất 0.10 4 0.4 05 Sản phẩm, dịch vụ 0.11 3 0.33 06 Giá thành 0.08 3 0.24

07 Năng lựcquản trị marketing 0.08 3 0.24

08 Nguồn nhân lực 0.08 2 0.16

09 Chính sách lương, thưởng 0.06 3 0.18

10 Năng lực tài chính 0.09 2 0.18

11 Thị phần 0.09 3 0.27

Tổng số điểm tổng hợp các yếu tố bên trong của VNPT Tây Ninh là 3.10 cho thấy VNPT Tây Ninh có năng lực cạnh tranh khá tốt. VNPT Tây Ninh cần phát huy tốt các ưu thế vượt trội về sản phẩm dịch vụ, vị trí thuận lợi, giá trị phi vật chất, cơ sở vật chất và khắc phục những hạn chế về năng lực quản lý, đội ngũ lao động, năng lực tài chính để nâng cao năng lực cạnh tranh so với đối thủ trong ngành.

2.2.2 Phân tích các yếu tố vĩ mô ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của VNPT Tây Ninh

Môi trường vĩ mô mà VNPT Tây Ninh tiếp xúc và chịu tác động bao gồm các yếu tố tình hình kinh tế, cơng nghệ, văn hóa xã hội, tình hình dân số, chính quyền địa phương, pháp luật.

2.2.2.1 Tình hình kinh tế

Với hơn 60% doanh thu của VNPT thu từ các đơn vị kinh doanh như doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các cửa hàng, cơ sở sản xuất... nên tình hình kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu hằng năm của VNPT Tây Ninh.

Một số yếu tố kinh tế tác động đến năng lực cạnh của VNPT Tây Ninh: - Trong 3 năm từ 2010-2012, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 14%.

- Cơ cấu kinh tế: Chủ yếu là kinh tế nông nghiệp (38%), công nghiệp, xây dựng 28%, dịch vụ 34%.

- Đầu tư nước ngoài trực tiếp: Số dự án được cấp phép 705 dự án, tổng vốn đầu tư nước ngồi trực tiếp là hiện nay tỉnh có 19 quốc gia và cùng lãnh thổ đầu tư với 207 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, tổng vốn đăng ký gần 1.450 triệu USD; 290 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn gần 2.800 tỷ USD.

- Tây Ninh hiện có 2 khu cơng nghiệp lớn là khu cơng nghiệp Trảng Bàng và Khu công nghiệp Bourbon An Hòa. Hai khu này thu hút gần 200 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp nước ngoài. Hiện các doanh nghiệp này là khách hàng lớn của VNPT Tây Ninh. Doanh thu hằng năm do các doanh nghiệp này mang lại cho VNPT Tây Ninh chiếm đến hơn 30%. Các doanh nghiệp này mang lại việc làm cho khoảng 100.000 lao động trong và ngồi Tỉnh. 100.000 lao động này cũng chính là khách hàng sử dụng các dịch vụ VT-CNTT.

Mặc dù nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cấu trúc GDP và Tây Ninh khơng giàu có như các thành phố lớn nhưng nhìn chung Tây Ninh cũng là tỉnh phát

triển, nhu cầu sử dụng dịch vụ VT-CNTT khá cao. Đây là cơ hội chung cho tất cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ VT-CNTT trên cả tỉnh.

Để thích ứng với tình hình và cơ cấu kinh tế tại tỉnh Tây Ninh, VNPT Tây Ninh có những chính sách khuyến mãi và chăm sóc khách hàng hướng đến những doanh nghiệp trong khu cơng nghiệp, chính sách phát triển th bao dành riêng cho công nhân, cũng như phát động các đợt bán hàng lưu động kết hợp tổ chức các sự kiện giao lưu văn hóa, tặng quà nhân các ngày nghỉ lễ tết …

2.2.2.2 Quan hệ với chính quyền địa phƣơng

VNPT Tây Ninh là đơn vị hàng đầu cung cấp các dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin cho đa số sở ban ngành cơ quan nhà nước, bên cạnh đó VNPT Tây Ninh được tách ra từ Bưu điện Tây Ninh, tiếp nối các mối quan hệ gắn bó mật thiết với chính quyền địa phương các cấp từ tỉnh tới đơn vị phường, xã. Điều này tác động rất lớn trong SXKD trên địa bàn, giúp thuận lợi hơn trong các thủ tục giấy phép quảng cáo, mặt bằng kinh doanh, hỗ trợ an ninh và các vấn đề pháp lý khác, bên cạnh đó, các cơ quan chính quyền địa phương cịn là đối tượng khách hàng lớn với hệ thống từ tỉnh xuống xã, phường.

VNPT Tây Ninh cũng là đơn vị đi đầu trong công tác tài trợ cho các phong trào văn hóa, xã hội, từ thiện của tỉnh nhà.

Đây là lợi thế hơn hẳn của VNPT Tây Ninh so với các đối thủ cạnh tranh.

2.2.2.3 Quy định của luật pháp

Các yếu tố thuộc chính sách của nhà nước tác động tới năng lực cạnh tranh của VNPT nói chung và VNPT Tây Ninh nói riêng bao gồm:

Chính sách mở cửa thị trƣờng dịch vụ BCVT trong nƣớc và hội nhập quốc tế : Việt Nam đã chính thức tham gia WTO ngày 07/11/2006 đánh dấu bước

ngoặt trong tiến trình chủ động tham gia hội nhập quốc tế. Ngành BCVT&CNTT là ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn, động lực quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế, nhưng cũng là một trong những ngành chịu tác động mạnh nhất của những cơ hội và thách thức từ việc tham gia WTO. Việc thực hiện các cam kết WTO tất yếu dẫn tới thị trường viễn thông Việt Nam bị chia sẻ và cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Vì vậy, yêu cầu cấp thiết đối với VNPT Tây Ninh là phải nâng cao năng lực cạnh tranh để trong quá trình hội nhập quốc tế có đủ sức cạnh tranh

được với các tập đoàn viễn thơng khổng lồ nước ngồi ngay tại thị trường Việt Nam, khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

Chính sách giá cước

- Chính sách giảm cước đã góp phần làm phát triển thị trường, thu hút được người dân sử dụng các dịch vụ BCVT, lưu lượng sử dụng dịch vụ cũng tăng lên, do đó đã làm tăng doanh thu của VNPT, bù đắp cho phần giảm doanh thu do giảm giá cước dịch vụ.

- Một khía cạnh khác của chính sách giá cước có tác động đến hoạt động sản SXKD dịch vụ của VNPT đó là khía cạnh hạn chế sự độc quyền. Đây cũng là một nội dung quan trọng của chính sách trong q trình mở cửa thị trường. Là một nhà cung cấp dịch vụ chủ đạo ở Việt Nam, VNPT là nhà cung cấp có thị phần lớn nhất trong hầu hết các dịch vụ BCVT, và cũng là nhà cung cấp nắm giữ các phương tiện thiết yếu, do đó VNPT chịu sự tác động của khía cạnh hạn chế sự độc quyền này của hệ thống chính sách, pháp luật. Theo Quyết định số 217/2003/QĐ-TTg, ngày 27/10/2003 của Thủ Tướng Chính Phủ về quản lý giá cước dịch vụ BCVT thì Bộ TT&TT sẽ quyết định giá cước áp dụng đối với người sử dụng của doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế (dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế, dịch vụ thuê kênh viễn thông, dịch vụ kết nối và truy nhập Internet). Như vậy, hầu hết các dịch vụ có doanh thu cao của VNPT đều do Bộ TT&TT quy định, trong khi các doanh nghiệp khác lại được tự quyết định giá cước của mình trong phạm vi khung giá cước quy định. Từ đây có thể thấy lợi thế cạnh tranh của các nhà cung cấp khác về giá cước. Thực tế là trong thời gian qua, các nhà khai thác khác chủ yếu dựa vào biện pháp giá cước và quảng cáo để cạnh tranh cung cấp dịch vụ với VNPT.

- Mặt khác, theo Quyết định 148/2003/QĐ-BBCVT của Bộ BCVT (nay là Bộ TT&TT) về việc ban hành tạm thời cước kết nối giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thơng thì các mức cước kết nối được tính cho mạng của các doanh nghiệp mới (không chiếm thị phần khống chế) có lợi hơn so với tính cho mạng của VNPT (doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế). Chính sách giá cước này tạo tiền đề cho các doanh nghiệp mới có thể đặt ra mức giá cước dịch vụ cho khách hàng thấp hơn so với của VNPT.

Chính sách kết nối

- Kết nối mạng viễn thông là một vấn đề quan trọng và rất phức tạp trong quá trình mở cửa lĩnh vực viễn thông. Kết nối đảm bảo cho người sử dụng dịch vụ của mạng này có thể truy nhập tới người sử dụng hoặc dịch vụ của mạng kia. Như vậy, việc kết nối nhằm đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng, cho dù lựa chọn sử dụng dịch vụ của mạng nào đi chăng nữa. Đây chính là điều kiện để đảm bảo tính cạnh tranh cơng bằng giữa các doanh nghiệp viễn thơng.

- Chính sách này đã có những tác động nhất định đối với hoạt động SXKD của VNPT. Có thể xem xét ở một vài khía cạnh sau: thứ nhất, với chính sách này, mạng viễn thơng của VNPT có thể kết nối với mạng của các doanh nghiệp viễn thơng khác, từ đó mở rộng khả năng phục vụ của mạng lưới của mình, đảm bảo quyền lợi cho các khách hàng của VNPT; thứ hai, là nhà doanh nghiệp chủ đạo nắm giữ phương tiện thiết yếu nên VNPT không được từ chối các yêu cầu kết nối của các DNVT khác cũng như các chủ mạng dùng riêng. Điều này dẫn tới, bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu thiết bị cho mạng lưới của mình, VNPT cịn phải đáp ứng nhu cầu về phương tiện, thiết bị cho các doanh nghiệp khác có thể kết nối. Từ đó, các kế hoạch phát triển mạng lưới của VNPT cũng bị ảnh hưởng; thứ ba, trong quá trình đàm phán và sau khi đã kết nối, nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh như: vấn đề về thanh toán, vấn đề về vị trí, địa điểm kết nối, vấn đề về đối soát lưu lượng, vấn đề đảm bảo chất lượng dịch vụ…

Nghĩa vụ cơng ích: Ngồi việc kinh doanh có lãi đem lại lợi nhuận cao,

VNPT Tây Ninh còn gánh vác một nhiệm vụ hết sức nặng nề là giữ vững thông tin liên lạc, cả trong thời chiến cũng như thời bình, đảm bảo sự lãnh đạo và chỉ đạo của các cơ quan Đảng, chính quyền từ TW đến địa phương. Để làm được điều này, VNPT Tây Ninh đã phát triển mạng lưới tới tận những vùng sâu, vùng xa, những vùng mà nếu chỉ vì mục đích kinh doanh thì chắc chắn sẽ khơng có doanh nghiệp nào dám thực hiện. Từ năm 2005 trở đi, việc thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ viễn thơng cơng ích đã có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và có sự tham gia của nhiều các doanh nghiệp Viễn thông khác, tuy nhiên VNPT Tây Ninh vẫn là doanh nghiệp đóng vai trị chủ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ cơng ích tại địa bàn Tây Ninh do Nhà nước giao cả về thu nộp và trực tiếp cung ứng dịch vụ viễn thơng cơng ích.

Như vậy, các chính sách mở cửa, chính sách giá cước, nghĩa vụ cơng ích là những thách thức, tác động gây khó khăn đến q trình SXKD. Đối với chính sách cước kết nối, với vai trị là một mạng lớn, VNPT Tây Ninh có được một số lợi thế trong đàm phán kết nối với các nhà mạng khác trong phạm vi qui định của pháp luật. Tóm lại, VNPT Tây Ninh với vị thế là một mạng lớn chịu rất nhiều ràng buộc và điều chỉnh của pháp luật, có thể kết luận đây là yếu tố gây bất lợi đối với VNPT TÂy Ninh.

2.2.2.4 Yếu tố kỹ thuật, cơng nghệ

Yếu tố kỹ thuật, cơng nghệ có tác động trực tiếp đến chất lượng dịch vụ, đa dạng sản phẩm, nên có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh. Việc đầu tư vào yếu tố kỹ thuật, công nghệ đúng mức và kịp thời không những giúp giữ được khách hàng cũ, phát triển thêm khách hàng mới, và nếu đầu tư vào công nghệ vượt trội tạo được sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh thì đấy là một thế mạnh rất lớn của doanh nghiệp.

VT-CNTT là một trong những lĩnh vực có tốc độ phát triển kỹ thuật, cơng nghệ rất nhanh. Vì thế, có những thiết bị đưa vào sử dụng chưa hết thời gian khấu hao thì cơng nghệ đã lỗi thời, buộc phải thay thế.

Do VNPT Tây Ninh là đơn vị thành viên của Tập đồn BCVT Việt Nam, nên quy trình đầu tư thiết bị thường qua nhiều giai đoạn, mất nhiều thời gian. Điều này rất bất lợi khi công nghệ luôn phát triển.

Trong khi đó, các đối thủ thường đầu tư rất nhanh. Điển hình là việc đầu tư trạm phát sóng điện thoại di động của Viettel làm rất nhanh, chỉ trong thời gian ngắn họ đã đầu tư hơn 800 trạm phát sóng, trong khi đó, VNPT Tây Ninh trong thời gian dài chưa tới con số 400 trạm.

Bảng 8: Số lƣợng trạm BTS phát triển năm 2011

STT Loại trạm Vinaphone Viettel Mobifone Khác

01 Trạm BTS 2G 320 405 227 217

02 T 66 400 120

Tóm lại, so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn, đây là yếu tố khá bất lợi của VNPT Tây Ninh.

2.2.2.5 Yếu tố văn hóa, xã hội

Tại Tây Ninh, yếu tố xã hội tác động đến năng lực cạnh tranh của VNPT Tây Ninh được xác định có các đặc điểm sau:

- Diện tích : 4.035 km2

- 80% dân số lao động trong ngành nông nghiệp - Số dân 1.120.000 dân

- Mật độ 277 người/km2, 84% dân số sống ở nông thôn.

- Dân cư không tập trung đông đúc như các thành phố lớn, đặc biệt là những vùng nông thôn, vùng biên giới, dân cư rất thưa thớt.

VNPT Tây Ninh lại là đơn vị kinh doanh vốn của Nhà nước, rất quan tâm đến các dịch vụ cơng ích, phục vụ cho nhân dân các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới... nên chi phí đầu tư rất tốn kém. Doanh thu từ các vùng này rất thấp. Lợi nhuận tại các vùng này ln âm. Trong khi đó, các đối thủ tập trung đầu tư ở các vùng thị tứ, trung tâm, lợi nhuận cao. Đây cũng là yếu tốt bất lợi của VNPT Tây Ninh so với các đối thủ khác.

2.2.2.6 Đối thủ cạnh tranh

Đây là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng, Sự so sánh tương quan giữa doanh nghiệp và đối thủ tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện nay, có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ VT-CNTT, nhưng xét về khía cạnh loại hình dịch vụ phổ biến và thị phần thì quyền lực chi phối thị trường tỉnh Tây Ninh vẫn nằm trong tay 3 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông là VNPT Tây Ninh, chi nhánh Mobifone Tây Ninh và chi nhánh Viettel Tây Ninh, ngồi ra cịn có FPT Tây Ninh và SCTV Tây Ninh.

Chi nhánh Viettel Tây Ninh:

Dự đoán được xu hướng công nghệ và thị trường, Viettel đã đi tắt, đón đầu trong việc đầu tư mạng lưới và phát triển khách hàng. Đến tháng 10/2012, thị phần dịch vụ điện thoại di động của Viettel tại Tây Ninh chiếm đến 40%, dẫn đầu các nhà cung cấp dịch vụ di động tại Tây Ninh. Viettel cũng dẫn đầu về số trạm phát sóng di

động, hiện Viettel có đến 405 trạm 2G và 400 trạm 3G, trong khi đó, VNPT Tây Ninh chỉ có 320 trạm 2G và 66 trạm 3G.

Với tâm lý chọn mua hàng theo tâm lý đám đông, Viettel được nhiều lợi thế phát triển khách hàng mới. Trong những đợt khảo sát thị trường, khi được hỏi lý do sử dụng mạng Viettel, thường nhận được câu trả lời “Vì cả gia đình tơi ai cũng xài Viettel nên tôi chọn Viettel” hoặc “Bạn bè tôi xài Viettel nên tôi chọn Viettel”. Ngoài ra, Viettel cũng thường tung ra các gói cước nội mạng giá rẻ để giữ chân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của viễn thông tây ninh (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)