2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của VNPT Tây Ninh qua các nhân tố ảnh
2.2.2.3 Quy định của luật pháp
Các yếu tố thuộc chính sách của nhà nước tác động tới năng lực cạnh tranh của VNPT nói chung và VNPT Tây Ninh nói riêng bao gồm:
Chính sách mở cửa thị trƣờng dịch vụ BCVT trong nƣớc và hội nhập quốc tế : Việt Nam đã chính thức tham gia WTO ngày 07/11/2006 đánh dấu bước
ngoặt trong tiến trình chủ động tham gia hội nhập quốc tế. Ngành BCVT&CNTT là ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn, động lực quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế, nhưng cũng là một trong những ngành chịu tác động mạnh nhất của những cơ hội và thách thức từ việc tham gia WTO. Việc thực hiện các cam kết WTO tất yếu dẫn tới thị trường viễn thông Việt Nam bị chia sẻ và cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Vì vậy, yêu cầu cấp thiết đối với VNPT Tây Ninh là phải nâng cao năng lực cạnh tranh để trong q trình hội nhập quốc tế có đủ sức cạnh tranh
được với các tập đoàn viễn thông khổng lồ nước ngoài ngay tại thị trường Việt Nam, khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Chính sách giá cước
- Chính sách giảm cước đã góp phần làm phát triển thị trường, thu hút được người dân sử dụng các dịch vụ BCVT, lưu lượng sử dụng dịch vụ cũng tăng lên, do đó đã làm tăng doanh thu của VNPT, bù đắp cho phần giảm doanh thu do giảm giá cước dịch vụ.
- Một khía cạnh khác của chính sách giá cước có tác động đến hoạt động sản SXKD dịch vụ của VNPT đó là khía cạnh hạn chế sự độc quyền. Đây cũng là một nội dung quan trọng của chính sách trong q trình mở cửa thị trường. Là một nhà cung cấp dịch vụ chủ đạo ở Việt Nam, VNPT là nhà cung cấp có thị phần lớn nhất trong hầu hết các dịch vụ BCVT, và cũng là nhà cung cấp nắm giữ các phương tiện thiết yếu, do đó VNPT chịu sự tác động của khía cạnh hạn chế sự độc quyền này của hệ thống chính sách, pháp luật. Theo Quyết định số 217/2003/QĐ-TTg, ngày 27/10/2003 của Thủ Tướng Chính Phủ về quản lý giá cước dịch vụ BCVT thì Bộ TT&TT sẽ quyết định giá cước áp dụng đối với người sử dụng của doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế (dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế, dịch vụ thuê kênh viễn thông, dịch vụ kết nối và truy nhập Internet). Như vậy, hầu hết các dịch vụ có doanh thu cao của VNPT đều do Bộ TT&TT quy định, trong khi các doanh nghiệp khác lại được tự quyết định giá cước của mình trong phạm vi khung giá cước quy định. Từ đây có thể thấy lợi thế cạnh tranh của các nhà cung cấp khác về giá cước. Thực tế là trong thời gian qua, các nhà khai thác khác chủ yếu dựa vào biện pháp giá cước và quảng cáo để cạnh tranh cung cấp dịch vụ với VNPT.
- Mặt khác, theo Quyết định 148/2003/QĐ-BBCVT của Bộ BCVT (nay là Bộ TT&TT) về việc ban hành tạm thời cước kết nối giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thơng thì các mức cước kết nối được tính cho mạng của các doanh nghiệp mới (khơng chiếm thị phần khống chế) có lợi hơn so với tính cho mạng của VNPT (doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế). Chính sách giá cước này tạo tiền đề cho các doanh nghiệp mới có thể đặt ra mức giá cước dịch vụ cho khách hàng thấp hơn so với của VNPT.
Chính sách kết nối
- Kết nối mạng viễn thông là một vấn đề quan trọng và rất phức tạp trong quá trình mở cửa lĩnh vực viễn thông. Kết nối đảm bảo cho người sử dụng dịch vụ của mạng này có thể truy nhập tới người sử dụng hoặc dịch vụ của mạng kia. Như vậy, việc kết nối nhằm đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng, cho dù lựa chọn sử dụng dịch vụ của mạng nào đi chăng nữa. Đây chính là điều kiện để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp viễn thông.
- Chính sách này đã có những tác động nhất định đối với hoạt động SXKD của VNPT. Có thể xem xét ở một vài khía cạnh sau: thứ nhất, với chính sách này, mạng viễn thơng của VNPT có thể kết nối với mạng của các doanh nghiệp viễn thơng khác, từ đó mở rộng khả năng phục vụ của mạng lưới của mình, đảm bảo quyền lợi cho các khách hàng của VNPT; thứ hai, là nhà doanh nghiệp chủ đạo nắm giữ phương tiện thiết yếu nên VNPT không được từ chối các yêu cầu kết nối của các DNVT khác cũng như các chủ mạng dùng riêng. Điều này dẫn tới, bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu thiết bị cho mạng lưới của mình, VNPT còn phải đáp ứng nhu cầu về phương tiện, thiết bị cho các doanh nghiệp khác có thể kết nối. Từ đó, các kế hoạch phát triển mạng lưới của VNPT cũng bị ảnh hưởng; thứ ba, trong quá trình đàm phán và sau khi đã kết nối, nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh như: vấn đề về thanh toán, vấn đề về vị trí, địa điểm kết nối, vấn đề về đối soát lưu lượng, vấn đề đảm bảo chất lượng dịch vụ…
Nghĩa vụ công ích: Ngoài việc kinh doanh có lãi đem lại lợi nhuận cao,
VNPT Tây Ninh còn gánh vác một nhiệm vụ hết sức nặng nề là giữ vững thông tin liên lạc, cả trong thời chiến cũng như thời bình, đảm bảo sự lãnh đạo và chỉ đạo của các cơ quan Đảng, chính quyền từ TW đến địa phương. Để làm được điều này, VNPT Tây Ninh đã phát triển mạng lưới tới tận những vùng sâu, vùng xa, những vùng mà nếu chỉ vì mục đích kinh doanh thì chắc chắn sẽ khơng có doanh nghiệp nào dám thực hiện. Từ năm 2005 trở đi, việc thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ viễn thông công ích đã có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và có sự tham gia của nhiều các doanh nghiệp Viễn thông khác, tuy nhiên VNPT Tây Ninh vẫn là doanh nghiệp đóng vai trị chủ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ cơng ích tại địa bàn Tây Ninh do Nhà nước giao cả về thu nộp và trực tiếp cung ứng dịch vụ viễn thơng cơng ích.
Như vậy, các chính sách mở cửa, chính sách giá cước, nghĩa vụ cơng ích là những thách thức, tác động gây khó khăn đến q trình SXKD. Đối với chính sách cước kết nối, với vai trị là một mạng lớn, VNPT Tây Ninh có được một số lợi thế trong đàm phán kết nối với các nhà mạng khác trong phạm vi qui định của pháp luật. Tóm lại, VNPT Tây Ninh với vị thế là một mạng lớn chịu rất nhiều ràng buộc và điều chỉnh của pháp luật, có thể kết luận đây là yếu tố gây bất lợi đối với VNPT TÂy Ninh.