Tác động tới lợi nhuận kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 30 - 32)

1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động phát triển thẻ TDQT và tác động

1.3.2.4 Tác động tới lợi nhuận kinh doanh

Thẻ TDQT là sản phẩm do Ngân hàng cung ứng, mang lại nhiều nguồn thu khác nhau. Trước tiên phải kể đến khoản phí phát hành thẻ, phí thường niên mà chủ thẻ phải trả theo hợp đồng sử dụng thẻ. Mặc dù mức phí là nhỏ

20

đối với từng chủ thẻ nhưng với Ngân hàng phát hành mà số lượng phát hành đáng kể thì khoản thu sẽ lên đến con số hàng tỷ đồng.

Các khoản giao dịch rút tiền mặt mang lại một khoản thu quan trọng cho Ngân hàng. Trong tổng doanh số hoạt động thẻ bình qn qua các năm có đến khoảng 40% - 50% là doanh số rút tiền mặt. Phí rút tiền mặt (tại Ngân hàng hay tại các máy rút tiền tự động ATM) lên tới 4% cho Ngân hàng phát hành (lớn hơn lãi suất cho vay dài hạn, vì Ngân hàng khơng khuyến khích rút tiền mặt). Ngồi ra chủ thẻ cũng phải chịu lãi ngay từ ngày giao dịch phát sinh cho đến ngày sao kê. Đến hạn thanh toán nếu chủ thẻ thanh tốn tồn bộ dư nợ cuối kỳ đúng hạn, chủ thẻ sẽ được miễn lãi cho các giao dịch tiền mặt từ ngày sao kê đến ngày chủ thẻ trả nợ theo hạn. Nếu chủ thẻ không trả hoặc trả một phần dư nợ, Ngân hàng sẽ tiếp tục tính lãi đối với giao dịch rút tiền mặt chưa được thanh toán kể từ ngày sao kê và khoản lãi này sẽ được thể hiện trên sao kê kỳ kế tiếp .

Với giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ tại các điểm tiếp nhận thẻ, theo nguyên tắc chủ thẻ sẽ khơng phải trả phí cho Ngân hàng. Ngân hàng vẫn duy trì được nguồn thu cố định của mình thơng qua khoản phí do ĐVCNT trả . Đây là khoản phí liên quan tới việc thanh tốn thẻ tín dụng theo % tính trên trị giá giao dịch thẻ. Khoản phí này khoảng từ 1.8% - 3% cho mọi giao dịch. Hơn nữa Ngân hàng vẫn thu được một khoản lãi nếu khách hảng chỉ thanh toán một phần số dư khi đến ngày sao kê .

Nguồn thu của Ngân hàng còn đến từ khoản phí chậm trả trên số dư thanh toán tối thiểu. Hàng tháng ứng với mỗi sao kê, ngân hàng buộc khách hàng phải thanh toán một số tiền tối thiểu. Nếu khách hàng khơng thanh tốn số tiền này sẽ phải chịu phí chậm trả lên tới 4%.

Theo quy định mới nhất của tổ chức thẻ tín dụng quốc tế kể từ tháng 5 năm 2011 sẽ thu phí chuyển đổi tiền tệ áp dụng với các giao dịch bằng ngoại

21

tệ là: (theo quy định của tổ chức thẻ Visa/Master từng thời kỳ + 1.82%/giá trị giao dịch bằng VND đây cũng là khoản thu cho các Ngân hàng thực hiện thanh toán.

Đối với các Ngân hàng đại lý, khi thực hiện thanh toán hộ cho Ngân hàng phát hành sẽ được hưởng một phần chiết khấu thương mại (tỷ lệ do tổ chức thẻ qui định) khi tiến hành đòi tiền với Ngân hàng phát hành thẻ. Trên 75% doanh số sử dụng thẻ tín dụng ở Việt nam đều là các thẻ tín dụng do các ngân hàng nước ngoài phát hành. Bởi vậy, các Ngân hàng ở Việt Nam đều thu được một khoản phí khơng nhỏ khi làm đại lý thanh toán cho các loại thẻ này.

Khi khách hàng thanh tốn thẻ điều đó có nghĩa là tài khoản của đơn vị chấp nhận thẻ sẽ được báo có qua Ngân hàng thanh tốn. Ngân hàng thanh toán sẽ huy động được nguồn tiền gửi với lãi suất thấp và cho vay với lãi suất chênh lệch từ 4% - 14%/năm tạo lợi nhuận tương đối tính trên tổng doanh số tương đối của hoạt động thanh tốn thẻ.

Ngồi các khoản thu kể trên, ngân hàng cịn có các khoản thu khác như : + Phí tăng hạn mức tín dụng tạm thời: phát sinh khi chủ thẻ muốn nâng hạn mức tín dụng.

+Phí tra sốt: khoản phí mà chủ thẻ phải trả cho yêu cầu tra sốt của mình. + Phí cấp lại thẻ: (do mất cắp , thất lạc ) và đổi thẻ ( theo yêu cầu của chủ thẻ)

+ Phí đưa thẻ mất cắp thất lạc lên danh sách thẻ cấm lưu hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)