Xây dựng chính sách chia sẻ lợi nhuận và cơ chế khen thưởng cho Ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 89 - 92)

cho Chi nhánh

Mỗi Chi nhánh Vietinbank là một trong các nhân tố quan trọng góp phần đẩy mạnh dịch vụ thẻ tín dụng phát triển trên diện rộng. Với nguồn nhân lực, khách hàng truyền thống, kinh nghiệm giao dịch khách hàng bán lẻ sẵn có, mỗi chi nhánh là một đại lý phát hành và thanh tốn thẻ tiềm năng. Do đó để khuyến khích các Chi nhánh Vietinbank phát triển dịch vụ thẻ TDQT trên địa bàn mình quản lý thì Phịng thẻ trung ương phải xây dựng được các cơ chế động lực tài chính, đó là cơ chế khốn chỉ tiêu; thực hiện công khai, công bằng các chính sách khen thưởng và phê bình đối với các chi nhánh; cơ chế sử dụng nguồn vốn huy động từ thẻ thanh tốn; cơ chế trích khấu hao máy móc hợp lý; cơ chế khuyến khích tài chính cho cán bộ thực hiện công tác phát triển mảng thẻ thanh toán tại chi nhánh.

Đồng thời Vietinbank cũng nên xây dựng lại chính sách chia sẻ phí rõ ràng giữa lợi nhuận đem lại từ hoạt động kinh doanh thẻ hợp lý hơn khuyến khích các Chi nhánh tích cực hơn nữa trong việc khai thác mảng thẻ thay vì tập trung hầu hết nguồn lực vào mảng kinh doanh truyền thống như huy động, cho vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại… những mảng này hiện nay vẫn đem lại nguồn thu chủ yếu cho các Ngân hàng. Ví dụ như chia sẻ phí phát hành, phí dịch vụ SMS, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thẻ TDQT Chi nhánh là đơn vị làm trực tiếp hưởng 70% - 80%, Trung tâm thẻ 30% -20% thay vì Trung tâm thẻ 70% - 80% và Chi nhánh 30% -20%. Ngồi ra những khoản phí do Chi nhánh trực tiếp làm thi nên để Chi nhánh hưởng 100% Trung tâm thẻ không nên chia sẻ tỷ lệ với Chi nhánh. Như vậy sẽ khuyên khích chi nhánh quan tâm hơn nữa tới nghiệp vụ kinh doanh thẻ đặc biệt là thẻ TDQT mảng dịch vụ sẽ mang lại nguồn thu phí dịch vụ lớn cho các ngân hàng trong tương lai.

79

3.2.8 Đầu tư đổi mới công nghệ

Việc đầu tư đổi mới công nghệ thẻ là điều quan trọng trong xu hướng thời đại cơng nghệ hố thơng tin ngày càng phát triển như hiện nay để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất trong hoạt động phát hành thanh toán thẻ tín dụng tạo niềm tin cho khách hàng trong q trình chi tiêu.

Trong khi cơng nghệ thẻ tiên tiến thế giới đã được cập nhật ứng dụng từ những năm tháng 9/2006, hơn 250 triệu thẻ Chip Visa theo tiêu chuẩn EMV được phát hành trên toàn cầu (tăng 14% so với 2005) song song với việc triển khai 6,4 triệu máy ATM và POS tương thích (tăng 27,2% so với năm 2005). Phần lớn trong số thẻ Chip này được phát hành và sử dụng tại châu Âu. Năm 2006, hơn 70% thẻ phát hành tại châu Âu là thẻ Chip.

Tại Pháp, tổ chức thẻ (Cartes Bancaires) được thành lập năm 1984 đã bắt đầu đưa thẻ Chip vào sử dụng tại Pháp đầu những năm 90 của thế kỷ 20 với việc phát hành thẻ. Ngày nay, có hơn 42 triệu thẻ chíp được phát hành bởi hơn 180 ngân hàng và các định chế tài chính; cùng với số máy ATM là 40,000 và hơn 600,000 điểm chấp nhận thanh toán trên khắp nước Pháp. Kinh nghiệm của Pháp cho thấy, sau một vài năm sử dụng thẻ chíp, gian lận thẻ trong nội địa đã giảm từ khoảng 25 triệu USD năm 1992 xuống còn gần như bằng 0 năm 1997. Tỷ lệ gian lận cũng đồng thời giảm xuống từ 0.078% còn 0.019%.

Anh là một trong những thị trường thẻ phát triển nhất trên thế giới với 35 triệu chủ thẻ và khoảng 87,6 triệu thẻ đang lưu hành. Thẻ tín dụng từ lâu đã ăn sâu vào hệ thống thanh toán của Anh với 83% người trưởng thành sở hữu ít nhất một thẻ thanh tốn trở lên. Động cơ chính thúc đẩy Anh chuyển sang sử dụng thẻ chíp là nhằm hạn chế gian lận thẻ. Năm 1997, tại Anh đã tổn thất đến 20.3 triệu Bảng trong khi cùng năm tại Pháp tỷ lệ gian lận giả mạo chỉ bằng 0. Theo số liệu được cơng bố bởi APACS, hiệp hội thanh tốn Anh,

80

tổn thất do gian lận thẻ thanh toán đã giảm 65 triệu Bảng Anh trong năm 2005 xuống còn 439.4 triệu Bảng so với 504.8 triệu Bảng trong năm 2004.

So với các nước khu vực Châu Âu, khu vực châu Á Thái Bình Dương chỉ có 25% thẻ ngân hàng phát hành ra là thẻ Chip. Tại khu vực này, việc chuyển đổi thẻ Chip theo tiêu chuẩn EMV của các nước đang ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Tính đến tháng 3/2007, có khoảng 67 triệu thẻ tín dụng EMV đã được phát hành, chiếm 20% tổng số thẻ, tăng 44% so với năm trước; số máy đọc thẻ chip khoảng 1,8 triệu, chiếm 32% tổng số máy đọc thẻ, tăng 44% so với năm trước; Hosts thanh tốn EMV (tồn phần) là 127 tăng 34% so với năm trước. Nhật Bản, Đài Loan – Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia là những nước đầu tiên chuyển sang sử dụng thẻ Chip. Singapore, Thái Lan và Hồng Kông là những nước đang đi ngay sau trong việc áp dụng tiêu chuẩn EMV. Rất nhiều các nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi từ thẻ từ sang sử dụng thẻ Chip tại các nước này nhưng lý do quan trọng nhất chính là nhằm chống lại việc gian lận trong thanh tốn thẻ.

Tại Việt Nam, q trình chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip EMV đang được tiến hành, Ngân hàng VPBank là ngân hàng đầu tiên ra mắt thẻ chip chuẩn EMV dành cho thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng quốc tế (VPBank Platium MasterCard), đánh dấu một bước tiến mới về cơng nghệ thanh tốn thẻ cịn non trẻ của Việt Nam. Để đối phó với tình trạng gian lận thẻ có khả năng chuyển hướng sang các thị trường chưa áp dụng chương trình EMV như Việt nam hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang nghiên cứu xây dựng kế hoạch và lộ trình chuyển đổi sang EMV từ nay đến năm 2015 cho các ngân hàng thương mại triển khai một cách đồng bộ theo kịp “làn sóng” cơng nghệ mới này và mặt khác nâng cao được năng lực cạnh tranh ngay trong thị trường trong nước.

81

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 89 - 92)