Đặc điểm thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 44 - 45)

2.2 Quá trình hình thành và phát triển thị trƣờng thẻ TDQT ở Việt Nam

2.2.1 Đặc điểm thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam

Thi trường thẻ TDQT ở Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều rào cản về tập quán, thói quen và hành lang pháp lý. Theo nghiên cứu của tổ chức Visa ở thị trường Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết, con số 1,2 triệu người tiêu dùng đủ tiêu chuẩn để được cấp thẻ tín dụng (TTD) trên tổng số gần 7 triệu dân của 2 thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tiềm năng rất lớn của thị trường thẻ tín dụng Việt Nam.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Visa, trong số 85 triệu dân Việt Nam hiện chỉ có 88.000 người (tương đương 1% trên tổng số dân) sử dụng thẻ tín dụng (TTD) Visa, doanh số giao dịch đạt khoảng 115 triệu USD. Trong khi đó, số lượng người dân sử dụng TTD Visa ở các nước trong khu vực cao hơn rất nhiều: Singapore chiếm 68,5%, Thái Lan chiếm 10,6%; Malaysia là 20,3%. Do đó, theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành tài chính, Việt Nam là thị trường tiềm năng cho sự phát triển của TTD.

Với sản phẩm tài chính cao cấp, tiện ích này mặc dù số người có đủ điều kiện phát hành lớn song thói quen của người Việt Nam khơng thanh tốn qua Ngân hàng là lực cản đầu tiên. Nhóm nghiên cứu này đã đưa ra những đoạn phỏng vấn với các đối tượng được cho là hồn tồn có điều kiện được cấp thẻ TDQT do tiềm năng về tài chính khá ổn định, tuy nhiên rất nhiều người khơng hiểu hoặc khơng biết gì về thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ...Đơng thời tỷ lệ mở tài khoản tại ngân hàng của Việt Nam cũng rất thấp so với chuẩn quốc tế, mới có 6% số người có tài khoản tại NH .Trong khi các nước láng giềng như Singapore là 95%, Malaysia 55% và Thái Lan đạt 46%...

Thống đốc Ngân hàng đã ban hành Quy định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 “ Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng”, thay thế Quyết định số 371/1999/QĐ-

34

NHNN ngày 19/10/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Đây là hành lang pháp lý duy nhất quy định về hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của các Ngân hàng. Tuy nhiên trong quy định mới chỉ đưa ra những khái niệm cơ bản, chưa có cơ chế, chế tại cụ thể như của các nước phát triển ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh thẻ của các NHTM Việt Nam.

Thị trường thẻ TDQT tại Việt Nam đang được Ngân hàng nước ngoài đặc biệt quan tâm. Sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng trong và ngoài nước sẽ tạo động lực cho thị trường thẻ TDQT phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng. Khi lượng người sử dụng thẻ tăng cao sẽ tạo áp lực lên các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ phải chấp nhận thẻ như một phương tiện thanh tốn thơng dụng, thúc đẩy ngành tài chính Ngân hàng ngày càng phát triển theo xu hướng hiện đại hoá hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt theo thói quen của người dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)