Các tổ chức thẻ TDQT và một số bài học kinh nghiệm của các NHTM Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 32 - 37)

Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thẻ TDQT

1.4.1 Hai tổ chức thẻ quốc tế Mastercard & Visa international:

Mastercard & Visa International là hai tổ chức phát hành và thanh toán thẻ TDQT lớn nhất thế giới. Với Visa card, người ta biết đến nó lần đầu tiên vào năm 1977 khi Banh of American liên kết với nhiều Ngân hàng khác ở

22

nhiều bang để phát hành và thanh tốn một loại thẻ tín dụng trên tồn nước Mỹ. Sự liên kết ban đầu chỉ là biện pháp tránh tính cạnh tranh và phân chia thị trường. Nhưng chính sự liên kết này đã tạo nên một thế mạnh nổi trội của thẻ tín dụng trong các phương tiện thanh tốn tiêu dùng và nó nhanh chóng phát triển vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Visa International tiếp nhận thêm các thành viên mới là các Ngân hàng nước ngồi. Mạng lưới thanh tốn của nó rộng khắp toàn cầu tạo nên sức lưu hành rộng rãi của nó trên khắp tồn cầu. Thẻ Visa là loại thẻ có doanh số thanh tốn đứng đầu thế giới.

Tổ chức thẻ quốc tế Mastercard International đuợc hình thành do một hãng dầu lửa lớn nhất phát hành. Từ năm 1979 cũng theo xu hướng quốc tế hố thẻ tín dụng, tổ chức này kết nạp thêm các thành viên và trở thành một tổ chức thẻ quốc tế có quy mơ rộng lớn khơng kém Visa International.

Sự tồn tại của hai tổ chức thẻ nói trên và các tổ chức thẻ khác chính là cơ sở để thẻ tín dụng taọ lập được thế mạnh trong thanh toán quốc tế. Tham gia vào tổ chức này, thẻ TDQT được phát hành bởi một Ngân hàng thành viên nào cũng có sức lưu thơng ở tại các điểm tiếp nhận thẻ của các thành viên tham gia.

MasterCard & Visa đã đạt được nhiều thành công lớn trong kinh doanh thẻ. Thành công của hai tổ chức này không chỉ dừng lại ở mức doanh số thanh tốn kỷ lục mà cịn ở tính phổ dụng tồn cầu của loại thẻ phát hành hứa hẹn về triển vọng một thị trường nhiều thuận lợi cho hoạt động của hai tổ chức này.

1.4.2 Một số kinh nghiệm của các NHTM Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thẻ TDQT kinh doanh thẻ TDQT

1.4.2.1 Kinh nghiệm phát hành thẻ TDQT của Vietcombank

Tính đến tháng 8 năm 1996, ngân hàng Ngoại thương VN chính thức đứng trong tổ chức thẻ tín dụng quốc tế VISA và là Ngân hàng đầu tiên phát

23

hành thẻ TDQT tại Việt Nam. Tiếp theo sau đó là Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Công thương VN và ngân hàng Sài Gịn cơng thương lần lượt trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ TDQT VISA. Vào cuối năm1997, loại thẻ tín dụng quốc tế thứ 2 – thẻ Visa đã được phát hành tại Việt Nam.

Thị trường thẻ càng trở nên sôi động khi càng nhiều ngân hàng tham gia, ngoài các NHTM Việt Nam, cịn có khoảng 25 chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam như UOB, Hongkongbank...Đây đều là những Ngân hàng có kinh nghiệm trong hoạt động thanh tốn và phát hành các loại thẻ TDQT, bởi vậy tạo ra nhiều khó khăn cho các ngân hàng Việt Nam trong việc cạnh tranh.

Vietcombank đã có ưu thế của người đến trước trong việc chiếm lĩnh thị trường còn hết sức mới mẻ. Trong suốt 5 năm (từ năm 90 đến 94) Vietcombank ln chiếm vị trí độc tơn trong hoạt động thanh tốn thẻ TDQT ở Việt Nam. Nhưng sau đó là một loạt các NHTM tham gia vào thị trường thẻ TDQT, thị phần chiếm giữ thị trường của Vietcombank đã giảm dần qua các năm. Năm 1996 Vietcom bank chiếm 75% thị phần, năm 97 tỷ lệ đó giảm cịn 62% năm 98 chiếm 50% và năm 99 còn 48% và tới cuối năm 2011 chỉ còn 27% và khơng cịn là Ngân hàng dẫn đầu về số lượng phát hành thẻ TDQT. Điều đó khơng phải là sự suy giảm hoạt động kinh doanh mà chỉ thuần tuý là do sự cạnh tranh mạnh mẽ và sự chia sẻ của thị trường thẻ TDQT.

Bên cạnh đó Vietcombank cịn là ngân hàng Việt nam đầu tiên mạnh dạn đưa máy ATM vào hoạt động trong điều kiện viễn thơng chưa ổn định, trình độ dân trí về sản phẩm này còn hạn chế .., điều này đã chứng minh vai trò tiên phong của ngân hàng Ngoại thương Việt nam trong việc đổi mới công nghệ, giúp cho việc mở rộng và phát triển kinh doanh thẻ trong những năm tới.

24

1.4.2.2 Kinh nghiệm phát hành thẻ TDQT của ACB

Có thể nói, ACB là một trong số ít những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam là thành viên chính thức của hai tổ chức thẻ quốc tế lớn nhất thế giới, đánh dấu thêm một bước tiến của ACB trên con đường hiện đại hoá và hội nhập vào hệ thống thanh tốn tồn cầu.

Cùng với việc phát triển thẻ tín dụng quốc tế, ACB cũng rất chú trọng đến việc phát triển thẻ tín dụng nội địa, vì thẻ nội địa phù hợp với nhu cầu, thu nhập của đa số người dân Việt Nam. Hơn nữa, việc sử dụng thẻ nội địa cũng không khác nhiều so với thẻ quốc tế, chỉ khác là phạm vi sử dụng thẻ chỉ nằm trong lãnh thổ Việt Nam.

Hiện nay, ACB đã tiếp cận với tất cả các tổ chức phát hành thẻ TDQT tạo điều kiện đưa tất cả các loại thẻ tín dụng khác như American Express, JCB, Dinner Club, Mastro EuroCard, Att Card, VisionCard, Countdown, GM Card JP Peney vào thương trường Việt Nam. Nói cách khác, rồi đây các loại thẻ TDQT được du khách mang đi sử dụng ở bất kỳ nơi nào trên toàn thế giới cũng đều được chấp nhận tại Việt Nam.

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng thẻ ngày càng tăng, Trung tâm thẻ của ACB đã mở rộng mạng lưới đại lý chấp nhận thẻ trên hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, tạo tiện ích tối đa cho khách hàng. Hiện nay các ĐVCNT của ACB cũng đã xâm nhập vào đại đa số các Trung tâm thương mại, shop, các cửa hàng mua sắm len lỏi cạnh tranh với các NHTM đã vào trước với ưu đãi về phí dịch vụ thấp hơn, sự chăm sóc ĐVCNT nhiều hơn...

1.4.2.3 Triển vọng phát triển công nghệ thẻ TDQT ở Việt Nam

Với xu hướng phát triển chung của thế giới, Việt Nam khơng thể tách mình ra khỏi xu hướng này nếu muốn phát triển nghành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó, từ năm 1993, khi Vietcombank lần đầu tiên đưa công nghệ thẻ vào Việt Nam với mục đích thay thế các cơng cụ thanh

25

toán truyền thống, thì hàng loạt thẻ thanh toán đã xuất hiện với tư cách là phương tiện thanh toán mới trong hệ thống ngân hàng Việt Nam như thẻ Master Card năm 1996 và thẻ Visa Card năm 1997, thẻ tín dụng nội địa cả ACB và chắc chắn sau này sẽ có nhiều loại thẻ thanh tốn khác sẽ lần lượt ra đời, tạo thuận lợi và an toàn nhất cho các bên tham gia. Nếu chỉ dựa thuần tuý vào con số thống kê về số người sử dụng thẻ thì có thể chưa thấy hết được tiềm năng phát triển ứng dụng cơng nghệ thẻ thanh tốn ở Việt Nam. Nhưng nếu xét từ xu hướng phát triển, yêu cầu hội nhập và đặc biệt là từ góc độ của nhà kinh doanh ngân hàng, thị trường thẻ ở Việt Nam lại có tiềm năng rất lớn trong việc ứng dụng cơng nghệ thẻ thanh tốn. Các ngân hàng Việt Nam đang tận dụng lợi thế của người đi sau đang tiến hành hiện đại hoá ngân hàng, tiêu chuẩn hoá các nghiệp vụ và từng bước đa dạng hoá và hiện đại hoá các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng được công nghệ hố cao, trong đó hầu hết là các dịch vụ thẻ thanh tốn như ATM, thẻ tín dụng, tiền ghi nợ kết hợp với thẻ tín dụng hoặc tiền điện tử, thương mại điện tử, Internet Banking...

Đây là những yêu cầu mới đang đặt ra mà các NHTM sớm phải thực hiện trong q trình hội nhập. Như vậy, có thể khẳng định Ngân hàng- một trong ba thành phần chính tham gia vào quá trình thực hiện các giao dịch bằng thẻ thanh tốn- ln phải sẵn sàng và tạo điều kiện để phát triển các dịch vụ này. Đối với hai thành phần còn lại, người sử dụng thẻ- người tiêu dùng và người chấp nhận thẻ hay người bán hàng cũng cần làm quen với phương thức thanh toán mới, hiện đại. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Việt nam- những nhà sản xuất đang có xu hướng muốn đưa hàng của mình vượt ra khỏi ngồi biên giới quốc gia, ngoài các yếu tố về chất lượng hàng hố, chính sách giá cả cũng như các chính sách hậu mãi (sau bán hàng), họ cũng phải quan tâm đến các phương thức thanh toán mới đang thịnh hành trên thị trường thế

26

giới. Do vậy, các ĐVCNT sẽ tăng lên rất nhanh về số lượng trong thời gian tới nếu như Việt Nam tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế được toàn cầu hố cao. Vì vậy, điều cơ bản là tiềm năng hay khả năng phát triển thẻ thanh toán ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là dựa vào người sử dụng thẻ TDQT. Rõ ràng là cùng với xu hướng hội nhập, những dịch vụ ngân hàng hiện đại được phổ biến, đời sống đã và đang ngày đuợc tăng lên, việc chấp nhận thẻ đã trở nên phổ biến. Việc mở tài khoản tại ngân hàng phục vụ không chỉ đơn thuần cho việc đầu tư lấy lãi mà cịn phục vụ cho việc thanh tốn hoặc cho các mục đích đầu tư khác. Khi những chi phí chi việc bảo quản, sử dụng tiền mặt truyền thống và tính bất tiện, khơng an tồn của chúng ngày càng được nhận rõ thì những tập quán này sẽ sớm được thay thế bằng các phương thức thanh tốn hiện đại, trong đó có thẻ TDQT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)