Hệ thống các nguyên tắc về giám sát ngân hàng của ủy ban Basel

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP phát triển nhà ĐBSCL (Trang 36 - 40)

1.6.5.1 Các thành phần của khung kiểm soát nội bộ theo báo cáo Basel:

Khái niệm kiểm sốt nội bộ ban đầu chỉ nhằm góp phần chống gian lận, sai sót và mất mát tài sản; giờ được mở rộng bao gồm cả kiểm soát những rủi ro trong hoạt động kinh doanh và quản lý của ngân hàng. Kiểm sốt nội bộ góp phần trong việc đạt được mục tiêu đề ra và đảm bảo sự tồn tại về mặt tài chính của một ngân hàng. Theo báo cáo của Ủy ban Basel 1998, hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt

động ngân hàng bao gồm năm thành phần tương hỗ. Các thành phần đó bao gồm: 1/ Mơi trường kiểm sốt và giám sát của Ban lãnh đạo;

2/ Xác định và đánh giá rủi ro;

3/ Các hoạt động kiểm sốt và sự phân cơng, phân nhiệm; 4/ Thông tin và truyền thông; và

5/ Giám sát hoạt động và sửa chữa những sai sót.

1.6.5.2 Hệ thống các nguyên tắc theo khung kiểm soát nội bộ ngân hàng của Ủy ban Basel:

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã đề ra 13 nguyên tắc cơ bản cần thiết để thiết kế và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng. Nội dung các nguyên

tắc như sau:

Mơi trường kiểm sốt và giám sát của Ban lãnh đạo

Nguyên tắc 1:

Hội đồng quản trị có trách nhiệm xét duyệt và kiểm tra định kỳ toàn bộ chiến

lược kinh doanh và những chính sách quan trọng của ngân hàng, nhận biết những

rủi ro trọng yếu hoạt động ngân hàng, xây dựng những mức rủi ro có thể chấp nhận

được đối với các rủi ro này và đảm bảo rằng Ban điều hành đã thực hiện các công

việc cần thiết để xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro này; Phê chuẩn cơ cấu tổ chức và đảm bảo rằng Ban điều hành giám sát sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm sau cùng về việc thiết lập và duy trì một hệ thống kiểm soát nội bộ đầy đủ và hữu hiệu.

Nguyên tắc 2:

Ban điều hành chịu trách nhiệm thực hiện những chiến lược và chính sách

mà Hội đồng quản trị ban hành, nâng cao việc xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát những rủi ro phát sinh trong hoạt động của ngân hàng. Duy trì một cơ cấu tổ chức trong đó có sự phân cơng rõ ràng về trách nhiệm quyền hạn và các mối quan hệ báo cáo giữa các phòng ban, đảm bảo rằng đã thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả, thiết lập các chính sách kiểm sốt nội bộ thích hợp, giám sát sự đầy đủ và hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Nguyên tắc 3:

Hội đồng quản trị và Ban điều hành chịu trách nhiệm nâng cao tiêu chuẩn

đạo đức, tính chính trực, thiết lập văn hóa tổ chức trong đó nhấn mạnh và làm cho

tất cả nhân viên thấy rõ tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ. Tất cả nhân viên trong ngân hàng cần hiểu rõ vai trò của mình trong q trình kiểm sốt nội bộ và thực sự tham gia vào q trình đó.

Xác định và đánh giá rủi ro

Một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu đòi hỏi phải nhận biết đánh giá liên tục những rủi ro trọng yếu có thể ảnh hưởng đến việc hoàn thành kế hoạch của ngân hàng. Việc đánh giá phải bao gồm tất cả những rủi ro trong hoạt động của ngân hàng (rủi ro tín dụng, rủi ro pháp lý, rủi ro danh tiếng). Kiểm soát nội bộ cần nhận biết những rủi ro chưa được kiểm soát trước đây cũng như những rủi ro mới vừa phát sinh.

Các hoạt động kiểm sốt và sự phân cơng, phân nhiệm

Ngun tắc 5:

Hoạt động kiểm soát là một phần thiết yếu trong hoạt động thường nhật của một ngân hàng. Để một hệ thống kiểm soát nội bộ phát huy hiệu quả cần phải thiết lập một cơ cấu kiểm sốt thích hợp, trong đó sự kiểm sốt được xác định ở mỗi mức

độ hoạt động. Nghĩa là kiểm tra ở cấp cao nhất, kiểm tra sự tuân thủ những quy định

ban hành và theo dõi những trường hợp không tuân thủ cơ chế phê duyệt và ủy

quyền cũng như cơ chế rà soát và đối chiếu.

Nguyên tắc 6:

Một hệ thống kiểm sốt nội bộ hiệu quả cần phải có sự phân cơng hợp lý và các công việc của nhân viên không mâu thuẫn nhau. Cần xác định rõ những lĩnh vực mà tại đó có thể xảy ra xung đột quyền lợi, giảm thiểu tối đa và tùy thuộc vào sự giám sát độc lập, thận trọng.

Nguyên tắc 7

Một hệ thống kiểm sốt nội bộ hiệu quả cần phải có đầy đủ và tổng hợp các thông tin về sự tuân thủ về tình hình hoạt động, tình hình tài chính, cũng như các thơng tin thị trường bên ngoài ảnh hưởng đến việc đưa ra các quyết định. Thông tin phải đáng tin cậy, kịp thời, có thể sử dụng được và được trình bày theo biểu mẫu thống nhất.

Nguyên tắc 8:

Một hệ thống kiểm sốt nội bộ hiệu quả cần phải có một hệ thống thông tin

thống này phải lưu trữ, sử dụng dữ liệu dưới hình thức điện tử, an toàn, được theo dõi độc lập và được kiểm tra đột xuất, đầy đủ.

Nguyên tắc 9:

Một hệ thống kiểm sốt nội bộ hiệu quả cần phải có kênh truyền thông hiệu quả để đảm bảo rằng tất cả cán bộ nhân viên đều hiểu đầy đủ và tuân thủ triệt để các chính sách và thủ tục có liên quan đến trách nhiệm và nhiệm vụ của họ và đảm bảo rằng các thông tin cần thiết khác cũng đã được phổ biến đến các nhân viên có liên

quan.

Giám sát hoạt động và sửa chữa những sai sót:

Nguyên tắc 10:

Tổng thể của một hệ thống kiểm sốt nội bộ hiệu quả địi hỏi phải được giám

sát thường xuyên. Việc theo dõi những rủi ro trọng yếu phải là công việc hàng ngày

của ngân hàng, cũng như là việc đánh giá định kỳ của bộ phận kinh doanh và kiểm toán nội bộ.

Nguyên tắc 11:

Hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả cần phải có bộ phận kiểm tốn nội bộ tồn diện, hiệu quả và được thực hiện bởi những người có năng lực, được đào tạo thích hợp và làm việc độc lập. Nhiệm vụ kiểm toán nội bộ, một phần là giám sát hệ thống kiểm soát nội bộ, phải báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm

soát và Ban điều hành.

Nguyên tắc 12:

Những sai sót của hệ thống kiểm sốt nội bộ được phát hiện bởi phận kinh doanh, bộ phận kiểm toán nội bộ hoặc các nhân viên khác thì phải được báo cáo kịp thời cho cấp quản lý thích hợp và ghi nhận ngay lập tức. Những sai sót trọng yếu của kiểm soát nội bộ phải được báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị và Ban điều hành.

Đánh giá của cơ quan thanh tra ngân hàng về hệ thống kiểm soát nội

bộ:

Cơ quan thanh tra cần yêu cầu tất cả các ngân hàng phải thiết lập một hệ

thống kiểm sốt nội bộ hữu hiệu, phù hợp với loại hình phức tạp, rủi ro vốn có trong hoạt động ngân hàng, thích nghi được với sự thay đổi mơi trường và điều kiện của ngân hàng. Trong trường hợp, cơ quan thanh tra xác định hệ thống kiểm soát nội bộ

của ngân hàng không hiệu quả (chẳng hạn không đáp ứng được tất cả các nguyên tắc nêu ra trong báo cáo này) thì cơ quan thanh tra ngân hàng sẽ đưa ra cách xử lý thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP phát triển nhà ĐBSCL (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)