Nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP phát triển nhà ĐBSCL (Trang 91 - 92)

3.2. Giải pháp để nâng cao hoạt động kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP

3.2.4. Nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro

Đối với mọi hoạt động của ngân hàng đều có thể phát sinh rủi ro và khó có

thể kiểm sốt tất cả. Vì vậy các nhà quản lý phải đánh giá và phân tích những nhân tố ảnh hưởng tạo nên rủi ro làm cho những mục tiêu của ngân hàng có thể khơng đạt

được và phải cố gắng kiểm soát để tối thiểu hóa những tổn thất do các rủi ro này

gây nên. Quá trình đánh giá rủi ro cần thực hiện các nội dung như sau:

- Các loại rủi ro chính của Ngân hàng bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị

trường và rủi ro thanh khoản, rủi ro tác nghiệp phải được quản trị, điều hành hiệu

quả thông qua khối quản lý rủi ro tại Hội sở chính gồm các phịng: Quản lý rủi ro tín dụng, Quản lý rủi ro thị trường, Quản lý rủi ro tác nghiệp. Các phòng thuộc khối quản lý rủi ro phối hợp chặt chẽ với các phịng ban chun mơn quản lý nghiệp vụ, kịp thời nắm bắt các vấn đề phát sinh, nhận diện rủi ro tiềm ẩn, qua đó đề xuất, triển khai nhiều chính sách, biện pháp phù hợp với diễn biến thị trường nói chung và tình hình kinh doanh của MHB.

- Xác định rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát: đầu tiên xác định rủi ro

tiềm tàng đối với từng nghiệp vụ hay đối với cả ngân hàng thông qua việc đánh giá những nhân tố bên trong (con người, quy trình, hệ thống) và nhân tố bên ngồi có thể ảnh hưởng đến quá trình thực hiện mục tiêu của đơn vị. Sau khi đã có các

phương án phản ứng với rủi ro tiềm tàng thì tiếp tục xem xét đến rủi ro kiểm soát.

- Ước lượng khả năng xuất hiện của sự kiện và mức độ ảnh hưởng: Sau

khi đã xác định được rủi ro tiềm tàng ngân hàng cần ước lượng khả năng xuất hiện

và mức độ ảnh hưởng của rủi ro. Những sự kiện mà khả năng xuất hiện thấp và tác

động ít đến ngân hàng thì khơng cần phải tiếp tục xem xét. Ngược lại, các sự kiện

với khả năng xuất hiện cao và tác động lớn thì cần phải xem xét kỹ càng. Việc ước

lượng rủi ro sẽ là cơ sở cho việc đề ra các biện pháp quản lý rủi ro trong hoạt động

kinh doanh của ngân hàng.

- Xác định sự liên hệ giữa các sự kiện: một sự kiện riêng lẻ có thể có tác

động nhỏ nhưng sự kết hợp hoặc tác động dây chuyền có thể có ảnh hưởng quan

giữa các sự kiện sẽ giúp cho ngân hàng phát hiện sớm những rủi ro chưa được nhận dạng và không được chấp nhận từ đó xây dựng được những phản ứng với rủi ro thích hợp. Biện pháp nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro trong hoạt động ngân hàng có thể bằng kỹ thuật:

+ Xây dựng hệ thống thông tin nhằm đảm bảo thu thập đầy đủ các thông tin/sự kiện liên quan đến hoạt động ngân hàng có thể xảy ra rủi ro và các biện pháp để quản lý rủi ro đó.

+ Định kỳ đánh giá lại các thông tin/sự kiện ngân hàng đã thu thập và xét trong bối cảnh hiện tại cũng như tương lai những thơng tin, sự kiện đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động ngân hàng không.

+ Ngân hàng cần tiếp thu và vận dụng các biện pháp quản lý rủi ro hiện đại,

đặc biệt là xây dựng các mơ hình để lượng hóa rủi ro như áp dụng chuẩn

mực Basel II trong quản lý rủi ro của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP phát triển nhà ĐBSCL (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)