Kiểm sốt nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP phát triển nhà ĐBSCL (Trang 67 - 71)

Trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất của MHB vì nó giúp quay vịng nguồn vốn huy động

đầu vào và tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho MHB. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động

tiềm ẩn rủi ro cao nhất. Để hạn chế và ngăn ngừa rủi ro tín dụng, ngồi các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng thì việc thiết kế một hệ thống KSNB hiệu quả đối với nghiệp vụ tín dụng sẽ góp phần rất quan trọng trong việc kiểm soát và giám sát rủi ro tín dụng, hạn chế được sự thất thốt vốn tín dụng cho ngân hàng.

Sơ đồ 2.1: Quy trình cấp tín dụng của một khoản vay

Quy trình cấp tín dụng cho một khoản vay gồm 6 bước cơ bản sau:

Nguồn: MHB

2.4.1 Tiếp nhận và xử lý đề nghị cấp tín dụng của khách hàng:

- Tiếp nhận đề nghị cấp tín dụng của khách hàng để xác định nhu cầu tín dụng, tình hình tài chính, tài sản bảo đảm, mục đích vay vốn có phù hợp quy định pháp luật, quy định của MHB, các nguồn thu nhập để trả nợ,… Đồng thời, cán bộ kinh doanh tiếp xúc khách hàng phải tư vấn cho khách hàng về điều kiện cho vay, nguyên tắc quy trình, thủ tục và giám sát tín dụng.

- Theo dõi tiếp nhận, thu thập thông tin khách hàng và xử lý hồ sơ vay:

Ngay khi nhận hồ sơ vay đã được điền đầy đủ thông của khách hàng, cán bộ kinh doanh sẽ :

+ Kiểm tra sự đầy đủ thông tin trong hồ sơ, tài liệu khách hàng cung cấp, đồng thời làm rõ các thơng tin đó để u cầu, hướng dẫn khách hàng bổ sung cho phù

hợp;

+ Kiểm tra thông tin khách hàng qua thông tin dữ liệu của MHB, trung tâm thơng tin tín dụng;

+ Đi thăm thực tế nơi kinh doanh của khách hàng;

+ Chuẩn bị hồ sơ và các vấn đề có liên quan để lập tờ trình thẩm định khách hàng. 1/ Sơ tuyển đánh giá - Phỏng vấn, đánh giá sơ bộ thông tin khách hàng - Xem hồ sơ, thăm khách hàng, kiểm tra chéo thông tin 2/ Thẩm định tín dụng 3/ Quyết định

4/ Giải ngân 5/ Quản lý giám sát 6/Thu nợ xử lý nợ - Thẩm định PA/DA của khách hàng; TSĐB và các vấn đề liên quan - Lập báo cáo thẩm định - Phê duyệt cấp tín dụng - Các điều kiện kèm theo như hợp đồng tín dụng, tài sản bảo đảm - Hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ đầy đủ - Giải ngân theo đúng quy định - Đi thăm khách hàng để đánh giá tài chính và tài sản đảm bảo - Giám sát tình hình sử dụng vốn vay, sản xuất kinh doanh và các biến động khác.. - Thu nợ, cơ cấu nợ - Đề ra biện pháp xử lý nếu là nợ xấu: bán tài sản bảo đảm, khởi kiện,…

2.4.2 Thẩm định tín dụng:

- Lập báo cáo thẩm định khách hàng về: + Uy tín và năng lực quản trị của khách hàng

+ Quan hệ của khách hàng với các Tổ chức tín dụng + Khả năng tài chính hay thu nhập khách hàng

+ Tình hình sản xuất kinh doanh và phương án/dự án cấp tín dụng

+ Đánh giá, chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng theo quy định chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ của MHB.

+ Thẩm định các biện pháp Bảo đảm tiền vay + Các vấn đề khác có liên quan.

- Lập báo cáo đánh giá rủi ro (báo cáo tái thẩm định):

Tùy theo quy mô khoản vay và mức phán quyết mà cán bộ quản lý rủi ro từng cấp sẽ lập báo cáo đánh giá rủi ro tập trung về tính kháp lý của khách hàng, của dự

án đầu tư; tình hình tài chính của khách hàng; nguồn trả nợ, hiệu quả của dự án vay;

tài sảm bảo đảm; ...

2.4.3 Ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng theo nguyên tắc sau:

Tùy theo năng lực và kinh nghiệm thực tế của từng người mà MHB quy định

hạn mức cấp tín dụng riêng cho Giám đốc/Phó giám đốc chi nhánh, Giám đốc/Phó

giám đốc chi nhánh Phòng giao dịch (cụ thể: mức phê duyệt cấp tín dụng một cho Giám đốc chi nhánh là 20 tỷ đồng, Phó giám đốc chi nhánh là 7 tỷ đồng, Giám đốc

Phòng giao dịch là 2 tỷ đồng).

Từng khoản cấp tín dụng phải đưa ra Ủy ban tín dụng các cấp tương ứng để phê duyệt. Hồ sơ tín dụng vượt mức cấp dưới phải được trình lên cấp cao hơn phê duyệt.

2.4.4 Giải ngân:

Khi khoản vay được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cán bộ kinh doanh thương

lượng với khách hàng về các điều kiện cho vay, bổ sung các hồ sơ theo yêu cầu, thương lượng và ký kết Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay; phối hợp

với cán bộ hỗ trợ kinh doanh đi công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản theo

quy định hiện hành của MHB.

Sau khi các Hợp đồng đã ký kết, hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay đi công chứng

và đăng ký giao dịch bảo đảm xong, cán bộ kinh doanh lập tờ trình giải ngân, chuyển

tồn bộ hồ sơ của khoản vay sang bộ phận hỗ trợ kinh doanh làm thủ tục giải ngân tiền vay cho khách hàng.

2.4.5 Quản lý danh mục, giám sát khoản vay:

Cán bộ kinh doanh là người trực tiếp quản lý và giám sát khoản vay đã cấp cho khách hàng từ khi giải ngân cho đến khi thanh lý Hợp đồng. Cụ thể:

- Kiểm tra sử dụng vốn vay

- Thường xuyên liên lạc với khách hàng để nắm bắt về tình hình sản xuất kinh

doanh, tình hình sử dụng vốn vay, ..

- Định kỳ 3tháng/lần hoặc 6tháng/lần kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của

khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng để đánh giá khả năng trả nợ, .. - Phối hợp với cán bộ hỗ trợ kinh doanh để theo dõi việc thu nợ gốc, lãi,…

theo các điệu kiện đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng.

- Phối hợp với cán bộ hỗ trợ kinh doanh chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ thủ tục khởi kiện, phát mãi tài sản, xử lý nợ,.. đối với các khoản nợ vay có khả năng mất vốn.

2.4.6 Thu nợ, xử lý nợ:

- Việc thu nợ, theo dõi khoản vay được thực hiện tại bộ phận hỗ trợ kinh doanh của MHB.

- Trong quá trình cho vay có thể khách hàng gặp khó khăn hoặc cố tình, né tránh trách nhiệm trả nợ thì cán bộ kinh doanh có trách nhiệm xác định mức độ và nguyên nhân của khoản vay có vấn đề; đề ra biện pháp xử lý, giám sát chặt chẽ và có kế hoạch khắc phục kịp thời như bổ sung tài sản đảm bảo, cơ cấu nợ vay, hoặc thu hồi ngay các khoản nợ có vấn đề.

- Trong trường hợp không trả nợ gốc/nợ lãi đúng hạn hoặc không trả hết nợ

cán bộ kinh doanh theo dõi khoản vay thông báo cho khách hàng bằng văn bản về việc chuyển chuyển nợ quá hạn; cán bộ hỗ trợ kinh doanh chuyển khoản vay sang nợ quá hạn theo quy định hiện hành của MHB.

- Sau khi cán bộ kinh doanh áp dụng các biện pháp thích hợp vẫn chưa thu hồi

được các khoản nợ xấu trên thì lập tờ trình (có ý kiến của lãnh đạo phòng kinh

doanh) trình Giám đốc phê duyệt chuyển hồ sơ sang bộ phận hỗ trợ kinh doanh để tiến hành các thủ tục pháp lý thu hồi nợ như: thuyết phục khách hàng trả nợ, kết hợp với các chủ nợ thu hồi nợ, thuê cơ quan chức năng bán đấu giá tài sản, mua bán nợ, khởi kiện ra tòa án,..

- Cán bộ hỗ trợ kinh doanh được phân cơng phải phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan của khoản nợ có vấn đề để báo cáo Giám đốc/Người có thẩm quyền xử lý theo quy định.

- Hợp đồng tín dụng được thanh lý khi khách hàng đã trả hết nợ vay (gốc, lãi, phí (nếu có) cho ngân hàng.

2.4.7 Kiểm tra, kiểm sốt hoạt động tín dụng:

- Phòng quản lý rủi ro tại chi nhánh phải báo cáo Giám đốc chi nhánh tình hình hoạt động tín dụng, các vi phạm quy chế quy trình, hướng dẫn sản phẩm tín dụng, bảo đảm tiền vay, ủy quyền phán quyết,.. và đưa ra những cảnh báo. Đồng thời báo cáo Ban Quản lý rủi ro Hội sở, Ban điều hành, Hội đồng quản trị những

nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh để các cấp có biện pháp xử lý kịp thời.

- Trưởng Ban Quản lý rủi ro Hội sở phối hợp chặt chẽ với bộ phận kiểm soát tuân thủ phải có kế hoạch trình Tổng Giám đốc tổ chức kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ việc tn thủ quy trình tín dụng tại các chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP phát triển nhà ĐBSCL (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)