Kiểm soát nội bộ trong hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP phát triển nhà ĐBSCL (Trang 40 - 44)

Với đặt thù kinh doanh đặc biệt, hoạt động kinh doanh của ngân hàng ln tìm ẩn nhiều rủi ro như: Rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro danh tiếng, rủi ro chiến lược. Nhưng loại rủi ro được

quan tâm hàng đầu là rủi ro tín dụng, do hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu

tạo ra doanh thu cho các NHTM hiện nay.

1.6.6.1 Khái niệm rủi ro tín dụng:

Rủi ro tín dụng phát sinh khi một hoặc các bên tham gia hợp đồng tín dụng khơng có khả năng thanh tốn cho các bên cịn lại. Đối với NHTM rủi ro tín dụng

phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của các

khoản cho vay hoặc là việc thanh tốn nợ gốc và lãi vay khơng đúng kỳ hạn đã thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng cho vay.

Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng:

Việc phân tích các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các hoạt động kiểm sốt đối với nghiệp vụ tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng.

Các nguyên nhân thường dẫn đến rủi ro tín dụng:

- Khách hàng vay lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính nên khơng có

đủ khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng.

- Do thiếu thông tin về khách hàng nên ngân hàng đã cho những khách hàng kinh doanh kém hiệu quả vay vốn, vì vậy việc thu nợ gặp khó khăn, đến hạn khách hàng khơng trả được nợ cho ngân hàng.

- Cán bộ ngân hàng bất cập về trình độ hoặc vi phạm đạo đức trong kinh doanh, dẫn đến cho vay khống, cho vay khơng mục đích, thẩm định dự án đầu tư và

phương án kinh doanh khơng chính xác.

- Gía trị tài sản đảm bảo tiền vay không đáp ứng được yêu cầu thu nợ của ngân hàng.

- Ngân hàng quá chú trọng vào lợi tức, đặt kỳ vọng về lợi tức cao hơn khoản cho vay lành mạnh.

1.6.6.2 Quy trình nghiệp vụ tín dụng:

Bao gồm 04 giai đoạn:

(1) Quy trình xét duệt cho vay

- Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng - Thẩm định cho vay

- Quyết định cho vay

(2) Quy trình giải ngân

- Hướng dẫn, nhận hồ sơ giải ngân

- Xét duyệt giải ngân - Thực hiện giải ngân

(3) Quy trình kiểm tra sử dụng vốn

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay - Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay

- Lập biên bản và/hoặc báo cáo kết quả kiểm tra sử dung vốn vay

(4) Và quy trình thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn

- Thực hiện thu nợ - Chuyển nợ quá hạn

1.6.6.3 Kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng ngân hàng và quản lý rủi ro tín dụng:

Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của một ngân hàng và tiềm ẩn rủi ro

cao. Để đối phó rủi ro tín dụng các ngân hàng lập ra hệ thống kiểm soát phức hợp

bao trùm nhiều cơng đoạn trong q trình thực hiện một khoản cấp tín dụng nhằm

đảm bảo hợp lý rằng:

 Chu trình xét duyệt tín dụng, giám sát tín dụng thực hiện đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả, ngăn ngừa kịp thời những thiếu sót trong hệ thống xử lý.

 Các dữ liệu cần thiết được thu thập, chuyển giao và xử lý một cách đầy

đủ chính xác, kịp thời giúp cho việc ra quyết định tín dụng có chất lượng cao.

 Rủi ro tín dụng được quản lý chặt chẽ nhằm ngăn ngừa thất thốt tài sản và có dự phòng rủi ro hợp lý.

 Tài liệu, hồ sơ, các tài sản có liên quan đến nghiệp vụ được đảm bảo an

toàn. Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của các NHTM các nước phát triển đã trải

qua những rủi ro và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Ủy ban Basel đã đưa ra 17

nguyên tắc hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng gồm:

- Nguyên tắc 1: Xây dựng và thường xuyên đánh giá chiến lược quản lý rủi ro tín dụng.

- Nguyên tắc 2: Xây dựng chính sách và quản lý rủi ro ở tất cả sản phẩm và hoạt động.

- Nguyên tắc 3: Xác định quản lý rủi ro ở tất cả sản phẩm tín dụng - Nguyên tắc 4: Xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn cấp tín dụng rõ ràng - Nguyên tắc 5: Xây dựng các hạn mức chung và cho các cấp

- Nguyên tắc 6: Thủ tục phê duyệt tín dụng rõ ràng

- Nguyên tắc 7: Việc mở rộng phải nằm trong tầm kiểm soát

- Nguyên tắc 8: Phải có cơ chế quản lý thường xuyên danh mục rủi ro - Nguyên tắc 9: Có hệ thống quản lý các khoản tín dụng cụ thể

- Nguyên tắc 10: Xây dựng hệ thống xếp loại rủi ro nội bộ - Ngun tắc 11: Có hệ thống thơng tin thích hợp và hiệu quả

- Nguyên tắc 12: Có hệ thống quản lý chất lượng danh mục dư nợ - Nguyên tắc 13: Đánh giá được các xu hướng của nền kinh tế

- Nguyên tắc 14: Có hệ thống đánh giá chất lượng quản lý rủi ro tín dụng một cách độc lập.

- Nguyên tắc 15: Duy trì mức độ rủi ro ở mức phù hợp với tiêu chuẩn nội bộ

- Nguyên tắc 16: Có hệ thống cảnh báo sớm và thực hiện các biện pháp trong tình trạng có thể xảy ra rủi ro tín dụng.

- Ngun tắc 17: Phải có hệ thống kiểm sốt hoạt động hiệu quả

Như vậy một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả trong việc kiểm soát, ngăn

ngừa và quản lý rủi ro tín dụng cần phải được thiết kế qua các khâu như sau:  Quá trình xử lý nghiệp vụ phát sinh và giải ngân

- Kiểm soát thủ tục đề nghị vay vốn

- Kiểm soát việc thực hiện tiêu chuẩn cho vay - Kiểm sốt thực hiện phân tích thơng tin tín dụng

- Kiểm sốt thực hiện hạn mức tín dụng cho vay vốn do các chuyên viên lập ra

- Kiểm sốt thực hiện quyền phán quyết tín dụng  Q trình giám sát tín dụng

- Kiểm soát giám sát việc tuân thủ cam kết trả vốn, lãi vay

- Kiểm sốt q trình thẩm tra thường xun tình hình tài chính của người vay vốn

- Kiểm soát việc tập hợp các báo cáo về vốn và lãi vay quá hạn

 Kiểm soát việc thực hiện sự đánh giá và thẩm định định kỳ về các mặt như:

- Tiêu chuẩn lập quỹ dự phòng cho khoản vay có khả năng khơng thu hồi

được

- Đánh giá độ an toàn của tài sản thế chấp

Kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng:

- Kiểm sốt việc xác định hệ thống hạn mức tín dụng

- Kiểm sốt việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân loại khách hàng và việc thực hiện phân loại khách hàng

- Kiểm soát việc xây dựng các phương pháp lượng định rủi ro và cách thức giám sát rủi ro áp dụng trong ngân hàng.

- Kiểm soát việc chấp hành các nguyên tắc phân quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP phát triển nhà ĐBSCL (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)