Phân tích lợi nhuận của ngân hàng thƣơng mại:
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lƣợng kinh doanh của NHTM. Sau khi trừ đi các khoản chi phí phải bỏ ra thì phần cịn lại của thu nhập chính là thành quả sau một kỳ hoạt động của ngân hàng. Các NHTM luôn đặt câu hỏi làm thế nào để có thể đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất, rủi ro thấp nhất mà vẫn đảm bảo chấp hành đúng các chế độ, quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc và thực hiện đƣợc kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Để trả lời câu hỏi này, các nhà quản trị buộc phải phân tích lợi nhuận một cách chặt chẽ và khoa học. Thơng qua phân tích các tỷ suất lợi nhuận, nhà quản trị có thể theo dõi, kiểm sốt, đánh giá lại các chính sách về tiền gửi và cho vay của mình; xem xét các kế hoạch mở rộng và tăng trƣởng trong tƣơng lai. Đồng thời, qua phân tích lợi nhuận, nhà quản trị có thể đƣa ra những nhận xét, đánh giá đúng hơn về kết quả đạt đƣợc, xu hƣớng tăng trƣởng và các nhân tố tác động đến tình hình lợi nhuận của ngân hàng.
Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của NHTM gồm có: * Chỉ số ROA (return on assets)(chỉ số 1.7):
Chỉ số ROA thể hiện cứ mỗi đồng tài sản sẽ đem lại bao nhiêu lợi nhuận cho ngân hàng. Điều này cho thấy một ngân hàng lớn (thể hiện qua chỉ tiêu tổng tài sản có lớn) chƣa chắc đã có khả năng sinh lời cao, vì quy mơ càng lớn thì khả năng đem lại lợi
nhuận trên quy mơ đó càng khó khăn. Vì vậy, chỉ số ROA cho thấy khả năng bao quát của ngân hàng trong việc tạo ra thu thập từ tài sản có. ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tốt, cơ cấu tài sản có của ngân hàng hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản có trƣớc những biến động của nền kinh tế. Nhƣng mặt khác, nếu ROA quá lớn, các nhà quản trị sẽ phải lo lắng vì rủi ro ln song hành với lợi nhuận. Do đó, việc so sánh ROA giữa các kỳ hạch toán đối chiếu với sự di chuyển các loại tài sản có, nhà phân tích có thể rút ra ngun nhân thành cơng hay thất bại của ngân hàng.
* Chỉ sốROE (return on equity) (chỉ số 1.8):
ROE là chỉ số đo lƣờng hiệu quả sử dụng của một đồng vốn tự có.Nó cho biết số lợi nhuận rịng mà các cổ đơng có thể nhận đƣợc từ việc đầu tƣ vốn của mình. Có thể nói đây là hệ số quan trọng nhất trong việc phân tích khả năng sinh lời của ngân hàng, là chỉ tiêu mà các chủ sở hữu quan tâm nhất, nên đây cũng là chỉ tiêu đƣợc sử dụng nhiều nhất.
* Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập(chỉ số 1.9):
Chỉ số 1.9 cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá hiệu quả quản lý thu nhập của ngân hàng. Cụ thể, chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập của ngân hàng.
Tóm lại, phân tích lợi nhuận là một nội dung quan trọng, ln đƣợc sử dụng khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Tùy theo mục đích, khả năng nghiên cứu cũng nhƣ thực trạng kinh doanh của mỗi ngân hàng mà nhà quản trị lựa chọn các chỉ số, phƣơng pháp thích hợp cho mình nhằm đạt đƣợc mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận trong khả năng kiểm sốt rủi ro của NHTM.
Có thể nói khi ngân hàng đạt đƣợc mức lợi nhuận cao là dấu hiệu đáng mừng cho các nhà quản trị ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố lợi nhuận cịn có những yếu tố khác ln địi hỏi phải đƣợc phân tích song hành khi đánh giá một ngân hàng hoạt động có hiệu quả hay khơng thơng qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh, đó chính là sự cân đối hợp lý giữa thu nhập và chi phí trong kỳ.
Các khoản thu nhập và chi phí của NHTM khá đa dạng, đƣợc khái quát ở bảng 1.1 nhƣ sau:
Bảng 1.1 : Các khoản thu nhập và chi phí của NHTM
Các khoản thu nhập Các khoản chi phí
1. Thu nhập lãi
a. Lãi cho vay khách hàng b. Lãi tiền gửi
c. Lãi đầu tƣ chứng khốn Nợ d. Lãi cho th tài chính
e. Thu khác từ hoạt động tín dụng 2. Thu nhập ngồi lãi
a. Hoạt động dịch vụ b. Kinh doanh ngoại hối
c. Mua bán chứng khoán kinh doanh d. Mua bán chứng khoán đầu tƣ e. Hoạt động khác
f. Góp vốn, mua cổ phần
1. Chi phí lãi a. Trả lãi tiền gửi b. Trả lãi tiền vay
c. Lãi phát hành giấy tờ có giá
d. Chi phí khác cho hoạt độngtín dụng 2. Chi phí ngồi lãi
a. Hoạt động dịch vụ b. Kinh doanh ngoại hối
c. Mua bán chứng khoán kinh doanh d. Mua bán chứng khoán đầu tƣ e. Hoạt động khác
f. Chi phí hoạt động
Việc hạch tốn các khoản thu nhập và chi phí của NHTM phải đảm bảo theo đúng chế độ quy định của nhà nƣớc, ln hạch tốn đầy đủ, kịp thời và chính xác. Đặc biệt, trong các khoản chi phí của ngân hàng, đáng chú ý là các khoản tiền chi trả lãi tiền gửi, tiền vay, chi trả tiền lƣơng nhân viên và các khoản chi phí liên quan đến nhân viên bởi
vì các khoản chi phí này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, địi hỏi ngân hàng phải có chính sách quản lý chặt chẽ và hợp lý.
Để xem xét sự cân đối, hợp lý giữa thu nhập và chi phí cần phải phân tích theo các chỉ số sau:
* Tỷ trọng từng khoản mục thu nhập (chỉ số 1.10):
Chỉ số 1.10 phản ánh đƣợc cơ cấu của thu nhập, qua đó phản ánh mức độ rủi ro và ổn định của nguồn thu. Nếu một ngân hàng có nguồn thu chủ yếu là tiền lãi cho vay và đầu tƣ, thì hoạt động của ngân hàng này chứa đựng nhiều rủi ro và thu nhập không ổn định cao. Trong khi đó, một ngân hàng có nguồn thu chủ yếu từ phí dịch vụ, thì hoạt động ít rủi ro hơn và có nguồn thu tƣơng đối ổn định.
* Tỷ trọng từng khoản mục chi phí (chỉ số 1.11):
Cũng tƣơng tự nhƣ chỉ số 1.10, chỉ số 1.11 cho biết kết cấu của các khoản chi phí để có thể hạn chế đƣợc những khoản chi phí bất hợp lý, tăng cƣờng các chi phí có lợi cho hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện tốt chiến lƣợc mà ban lãnh đạo ngân hàng đã hoạch định.
* Tỷ lệ tổng thu nhập trên tổng tài sản có (chỉ số 1.12):
Chỉ số 1.12 cho biết cứ mỗi 100 đồng tài sản có thì tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng thu nhập, hay nói cách khác, chỉ số này đo lƣờng hiệu quả sử dụng tài sản có của ngân hàng. Chỉ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản có một cách hợp lý, hiệu quả, qua đó tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của ngân hàng.
Đây là chỉ số xác định chi phí phải bỏ ra cho việc sử dụng tài sản có. Chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng quản lý chi phí kém hiệu quả, ngân hàng nên có những thay đổi thích hợp để có thể nâng cao lợi nhuận trong kỳ hạch toán kế tiếp.
* Tỷ lệ tổng chi phí trên tổng thu nhập (chỉ số 1.14):
Chỉ số 1.14 tính tốn khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Hệ số này càng nhỏ hơn 1 (100%) thì chứng tỏ ngân hàng hoạt động tốn ít chi phí nhƣng lại đem lại nguồn thu hoạt động lớn.
Tóm lại, phân tích khả năng sinh lời thông qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh
của một ngân hàng là thƣớc đo quan trọng trong đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng đó. Lợi nhuận chính là một thƣớc đo lƣợng hóa năng lực của khâu quản trị điều hành trong mối tƣơng quan với số lƣợng và chất lƣợng của tài sản Có, tài sản Nợ của ngân hàng. Trong q trình phân tích khi đánh giá tính hiệu quả của hoạt động ngân hàng, sẽ là không đầy đủ nếu chúng ta chỉ so sánh chỉ tiêu lợi nhuận với các chỉ số thực hiện trong quá khứ, mà cịn cần phải tính đến yếu tố cân đối, hợp lý giữa thu và chi trong kỳ.