Phân tích hoạt độngtín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 43)

2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP

2.2.2.1. Phân tích hoạt độngtín dụng

Nghiệp vụ tín dụng là hoạt động chủ yếu nhất của VCB, dƣ nợ tín dụng ln chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của ngân hàng (xem bảng 2.1). VCB thực hiện cho vay đối với tất cả thành phần kinh tế có nhu cầu vay vốn dƣới hình thức cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng cả đồng Việt Nam và USD.

Bảng 2.2: Dƣ nợ cho vay tại VCB giai đoạn 2008 - 2012

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

CHỈ TIÊU 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 1.Tổng dƣ nợ cho vay

a. Cho vay ngắn hạn b. Cho vay trung hạn c. Cho vay dài hạn 2. Tổng vốn huy động 3. Tổng tài sản có 112.792 59.343 13.571 39.878 157.067 222.089 141.621 73.706 18.174 49.741 169.071 255.495 176.813 94.715 21.278 60.820 204.725 307.614 209.418 123.312 23.008 63.098 241.700 366.748 241.163 149.537 25.762 65.864 301.478 414.668 4. Tổng dƣ nợ cho vay/ Tổng vốn huy động (1/2) (%) 5. Tổng dƣ nợ cho vay/ Tổng tài sản có (1/3) (%) 6. Cho vay ngắn hạn/ Tổng dƣ nợ cho vay (1a/1) (%)

7. Cho vay trung hạn/ Tổng dƣ nợ cho vay (1b/1) (%)

8. Cho vay dài hạn/ Tổng dƣ nợ cho vay (1c/1) (%) 71,81 50,79 52,61 12,03 35,36 83,76 55,43 52,05 12,83 35,12 86,37 57,48 53,57 12,03 34,40 86,64 57,10 58,88 10,98 30,13 79,99 58,16 62,01 10,68 27,31

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2008 – 2012 của VCB)

Biểu đồ 2.3: Tình hình tăng trƣởng tín dụng qua các năm của VCB

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2008 – 2012 của VCB )

112,792 141,621 176,813 209,418 241,163 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2008 2009 2010 2011 2012

Qua biểu đồ 2.3 và bảng số liệu 2.2 cho thấy, có sự tăng trƣởng rất đáng kể trong tổng dƣ nợ tín dụng của VCB kể từ năm 2008 đƣợc xem là năm “bứt phá tín dụng” đối với VCB. Tính đến cuối tháng 12/2008 và tháng 12/2009, tổng dƣ nợ tín dụng của VCB đạt lần lƣợt là 112.792 tỷ đồng và 141.621 tỷ đồng,tăng 25% so với cuối năm 2008.Tổng dƣ nợ tín dụng năm 2010 là 176,813 tỷ đồng tăng 24,84% so với năm 2009 là 141.621 tỷ đồng.

Nguyên nhân của tình hình trên trƣớc hết phải đề cập đến những nguyên nhân khách quan bắt nguồn từ nền kinh tế. Năm 2007là năm đầu tiên Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới WTO. Mặc dù gặp khơng ít khó khăn nhƣng nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đạt đƣợc những thành tựu quan trọng, GDP tăng trƣởng mạnh (8,44%), vốn FDI cam kết và giải ngân nhiều nhất trong vòng 10 năm trƣớc đó (20,3 tỷ USD và 4,6 tỷ USD), kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, đời sống nhân dân có bƣớc cải thiện đáng kể…Trong tình hình đó, nhu cầu về vốn của các tổ chức kinh tế để mở rộng quy mô kinh doanh là điều tất yếu, thậm chí nhu cầu này còn rất lớn. Từ năm 2007 bƣớc sang năm 2008, rất nhiều kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng nhƣ các dự án đầu tƣ với lƣợng vốn lớn đƣợc thực hiện. Để đáp ứng đƣợc nhu cầu lớn về vốn đó thì khơng thể chỉ trơng cậy vào nguồn vốn của các doanh nghiệp. Họ rất cần đến sự trợ giúp của các ngân hàng, nơi có thể cung ứng một lƣợng vốn lớn cho nền kinh tế, đặc biệt là những ngân hàng lớn, có uy tín lâu năm nhƣ VCB.

Tuy nhiên đến năm 2011, tốc độ tăng trƣởng tín dụng chỉ cịn 18,44% so với năm 2010 và năm 2012 tốc độ tăng trƣởng tín dụng giảm xuống 15,15% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2011 nền kinh tế toàn cầu tiếp tục suy giảm, lạm phát tăng cao, giá cả biến động khó lƣờng, khủng hoảng nợ công lan rộng ở khu vực Châu Âu. Chịu tác động bất lợi của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với những khó khăn nhƣ: lạm phát tăng cao, sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ, thị trƣờng tài chính tiền tệ bất ổn…Với vai trò là một Ngân hàng thƣơng mại lớn, bên cạnh việc tn thủ thực hiện chính sách kiểm sốt tăng trƣởng tín dụng của NHNN,VCB luôn linh hoạt theo sát tình hình thị trƣờng để điều chỉnh hoạt động tín dụng cho phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu

quả cao nhất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. VCB đã xây dựng kế hoạch tăng trƣởng tín dụng ở mức phù hợp, giao và kiểm sốt trần dƣ nợ tín dụng cho từng chi nhánh, giảm chỉ tiêu tăng trƣởng dƣ nợ đối với chi nhánh có nợ xấu cao, đặc biệt kiểm soát tăng trƣởng dƣ nợ ngoại tệ cho vay trung dài hạn nhằm tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN và đảm bảo an toàn thanh khoản cho ngân hàng. Tính đến 31/12/2011, dƣ nợ tín dụng đạt 209.418 tỷ đồng, tăng 18,4 % so với năm 2010, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra, duy trì đƣợc thị phần 8,1 % toàn ngành.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dƣ nợ cho vay của VCB phân theo thời gian đáo hạn năm 2011-2012

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2011, 2012 của VCB )

Biểu đồ 2.4 cho thấy cơ cấu dƣ nợ theo thời gian đáo hạn của VCB khơng có sự thay đổi đáng kể nào, chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là các khoản cho vay ngắn hạn

58.88%

11% 30.13%

Năm 2011

Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn Cho vay dài hạn

62.01% 10.68%

27.31%

Năm 2012

Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn Cho vay dài hạn

(chiếm 62.01% trên tổng dƣ nợ cho vay) và thấp nhất là cho vay trung hạn (chỉ khoảng 10.68%), chủ yếu vẫn là cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nƣớc. Với thế mạnh về vốn và kỹ năng quản lý tài chính, VCB đã đặc biệt tập trung vào những dự án trọng điểm quốc gia nhƣ: Dự án đƣờng ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng hiện đại nhất Việt Nam (1,5 tỷ USD), Dự án đạm Phú Mỹ (230 triệu USD), Nhà máy lọc dầu Dung Quất (250 triệu USD) v.v…, và đặc biệt VCB đã đứng ra làm đầu mối cho vay trong khoản vay 200 triệu USD đồng tài trợ cho Cơng ty mía đƣờng Nghệ An Tate & Lyle. Đây là lần đầu tiên một ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc đứng ra làm đầu mối cho vay mà các bên đối tác tham gia là các ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi. Bên cạnh đó, những thành tích đã đạt đƣợc trong việc triển khai các chƣơng trình tín dụng trọng điểm nhƣ: cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay doanh nghiệp FDI, đẩy mạnh tín dụng thể nhân v.v… đã góp phần vào việc tăng trƣởng tín dụng chung của tồn hệ thống VCB.

Biểu đồ 2.5: Tình hình dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản của VCB giai đoạn 2008-2012

Tỷ lệ tổng dƣ nợ cho vay khách hàng trong tổng tài sản có chiếm 55,43% vào năm 2009, tăng cao hơn so với tỷ lệ 50,79% của năm 2008. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục một số khó khăn của những năm hoạt động trƣớc nhƣ tình trạng vốn huy động tăng lên nhanh nhƣng tốc độ tăng

222.089 255.495 307.61 4 366.748 41 4.670 50.79% 55.43% 57.48% 58% 58.1 6% 46.00% 48.00% 50.00% 52.00% 54.00% 56.00% 58.00% 60.00% 0 50 1 00 1 50 200 250 300 350 400 450 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng tích sản Cho vay khách hàng

tín dụng khơng theo kịp, khó khăn trong việc tìm đầu ra tín dụng v.v… Có đƣợc kết quả này là nhờ ngoài việc phát huy thế mạnh về vốn và kỹ năng quản lý tài chính, ngân hàng đã thực hiện chiến lƣợc đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, đáp ứng nhu cầu về vốn của mọi thành phần kinh tế. Các sản phẩm tín dụng của ngân hàng từng bƣớc đƣợc đa dạng: cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và đầu tƣ, tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ và đồng tài trợ các dự án, phát hành thẻ tín dụng nội địa và quốc tế… Bên cạnh đó, chính sách lãi suất tín dụng ln đƣợc điều chỉnh hợp lý trong từng thời điểm, đối với từng loại cho vay và khách hàng vay.

Tỷ lệ tổng dƣ nợ cho vay trong tổng vốn huy động liên tục tăng qua các năm từ 71,81% năm 2008 lên 83,76% năm 2009, sang năm 2010 tỷ lệ là 86,37% và đến năm 2011 tỷ lệ này tăng khá cao khoảng 86,64% nhƣng năm 2012 thì tỷ lệ này giảm xuống còn 79,99%. Nhƣ vậy, khả năng cho vay từ vốn huy động của ngân hàng đã đƣợc cải thiện: cứ 100 đồng vốn huy động vào cuối năm 2008, ngân hàng chỉ cho vay đƣợc 71 đồng, sang thời điểm cuối năm 2012, ngân hàng cho vay đƣợc 80 đồng. Có thể nói hiệu quả sử dụng vốn huy động đƣợc nâng lên, tuy nhiên cần phải xem xét tới sự rủi ro trong cho vay, đặc biệt là tình hình nợ quá hạn sẽ đƣợc đề cập dƣới đây.

2.2.2.2. Phân tích tình hình nợ q hạn và xử lý nợ:

Cùng với việc tăng cƣờng vốn tự có của ngân hàng thơng qua tự bổ sung vốn từ các nguồn lợi nhuận để lại hàng năm thì việc đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ tồn đọng, thu hẹp nợ quá hạn cũng là một nội dung quan trọng và là yêu cầu bắt buộc để nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng.

Bảng 2.3: Tình hình dƣ nợ của VCB phân theo chất lƣợng nợ vay

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

CHỈ TIÊU 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 1. Nợ đủ tiêu chuẩn

2. Nợ cần chú ý 3. Nợ dƣới tiêu chuẩn 4. Nợ nghi ngờ 5. Nợ có khả năng mất vốn 104.404 3.182 1.046 670 3.491 130.089 8.034 440 395 2.663 154.540 17.293 997 300 3.683 175.584 29.575 1.257 653 2.349 204.956 30.745 2.926 1.224 1.312 6. Tổng nợ xấu (3+4+5) 5.207 3.498 4.980 4.259 5.462

7. Tổng dƣ nợ cho vay (1+2+3+4+5) 8.Tổng nợ xấu / Tổng dƣ nợ cho vay (%) 112.793 4,62 141.621 2,47 176.813 2,82 209.418 2,03 241.163 2,26

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2008 – 2012 của VCB )

Qua bảng 2.3 cho thấy, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ cho vay của VCB giảm liên tục qua các năm, và giảm đáng kể vào năm 2009. Trong năm 2009, VCB đã theo đuổi chính sách tăng trƣởng tín dụng bền vững, coi trọng việc nâng cao chất lƣợng tín dụng với các biện pháp: cơ cấu lại danh mục đầu tƣ, củng cố quan hệ khách hàng…; áp dụng kỹ thuật hiện đại vào quản trị danh mục đầu tƣ, kiểm sốt chặt chẽ chất lƣợng tín dụng, quản trị rủi ro v.v… Kết quả là chất lƣợng tín dụng của VCB trong năm 2009 đƣợc cải thiện đáng kể. Đến 31/12/2009 tỉ lệ nợ xấu của VCB là 2,47% , thấp hơn nhiều so với mức 4,62% vào cuối năm 2008 và thấp hơn mức dự kiến mà Đại hội cổ đông cho phép là 3,5%. Tiếp tục phát huy các biện pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng đó, đến cuối năm 2010, tỉ lệ nợ xấu của VCB tuy có tăng cao hơn so với năm 2009 (chiếm 2,82%) nhƣng vẫn ở mức thấp. VCB thƣờng xuyên chú trọng quản lý chất lƣợng tín dụng. Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu kiềm chế ở mức 2.03% thấp hơn so với mục tiêu Đại hội Cổ đông đề ra. Đến thời điểm 30/12/2011, VCB đã trích đủ dự phịng chung và dự phịng cụ thể theo kết quả phân loại nợ theo quy định hiện hành của NHNN. Số dƣ quỹ dự phòng rủi ro đến thời điểm 31/12/2011 là 5.328 tỷ đồng, trong đó dự phịng chung là 1.464 tỷ đồng, dự phòng cụ thể là 3.864 tỷ đồng. Điều này thể hiện quyết tâm theo đuổi chính sách tăng trƣởng tín dụng bền vững.

Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank trong năm 2012 là 2,26%, tăng so với năm 2011 (2,03%). Trong đó, nợ dƣới tiêu chuẩn là 2.926 tỷ đồng, tăng hơn gấp đơi so với năm trƣớc và nợ có khả năng mất vốn là 1.312 tỷ đồng giảm nhiều so với năm 2011 là 2.349 tỷ đồng.Trong cơ cấu nợ xấu của VCB qua các năm, tỷ trọng nợ nhóm 3,4,5 lại tăng cho thấy tiềm ẩn gia tăng nợ xấu của ngân hàng khá lớn. Tính theo số tuyệt đối, các nhóm nợ xấu của VCB vẫn gia tăng mạnh mẽ so với năm 2011: nợ dƣới tiêu chuẩn gia tăng mạnh nhất năm 2012 tăng gấp 2,33 lần so với năm 2011, và nợ nghi ngờ tăng 1,87 lần. Tỷ lệ nợ xấu tăng cao nên VCB phải tăng

trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, từ 5.328 tỷ đồng cuối năm 2011 xuống 5.203 tỷ đồng,trong đó dự phịng chung là 1.736 tỷ đồng, dự phòng cụ thể là 3.467 tỷ đồng.

2.2.3. Phân tích năng lực quản trị

Cùng với việc nâng cao năng lực tài chính, việc tăng cƣờng năng lực quản trị điều hành và hoàn thiện quản trị hoạt động ngân hàng cũng đặc biệt đƣợc VCB chú trọng nhằm hƣớng tới mục tiêu một tập đồn tài chính hiện đại, hoạt động theo thông lệ quốc tế. Kể từ sau giai đoạn cổ phần hóa, Hội đồng quản trị và Ban điều hành VCB đã luôn bám sát các chỉ tiêu đƣợc Đại hội cổ đông giao, quyết liệt và linh hoạt chỉ đạo điều hành theo diễn biến tình hình thực tiễn để định hƣớng mọi hoạt động của ngân hàng. Hội đồng quản trị đã có sự phân cơng, phân nhiệm cụ thể đến từng thành viên, tăng cƣờng vai trò tham mƣu của các Ủy ban, duy trì cơ chế họp tồn thể định kỳ hàng tháng, cơ chế thƣờng trực Hội đồng quản trị, cơ chế xin biểu quyết bằng phiếu lấy ý kiến để xử lý kịp thời các công việc phát sinh. Chính nhờ vậy, trong những năm qua, VCB hầu hết luôn đạt và vƣợt tất cả các chỉ tiêu đƣợc giao, có sự đều đặn trong tăng trƣởng hoạt động kinh doanh theo đúng định hƣớng phát triển của ngân hàng.

Kể từ năm 2008, VCB đã ký kết hợp đồng tƣ vấn Dự án hỗ trợ liên kết kỹ thuật cơ cấu lại Ngân hàng với NHNN và Liên doanh tƣ vấn ING và Price Waterhouse Coopers để xây dựng lại bộ máy tổ chức, đào tạo cán bộ, phát triển và ứng dụng công nghệ quản trị ngân hàng hiện đại. Theo đó, VCB thực hiện xây dựng và hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh mới, cơ cấu lại mơ hình tổ chức theo định hƣớng khách hàng và phân cấp quản lý theo khối, thiết lập các bộ phận chuyên trách xây dựng chiến lƣợc phát triển, quản lý và kiểm toán nội bộ hoạt động ngân hàng. Đến năm 2010, VCB vẫn đang tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức tại hội sở chính theo mơ hình khối, phân định rạch rịi chức năng nhiệm vụ của các phịng ban, chuẩn hóa cơ cấu tổ chức của các chi nhánh nhằm tiến tới một mơ hình tổ chức tiên tiến, tạo điều kiện tối ƣu cho phát triển hoạt động kinh doanh và tăng cƣờng hiệu quả quản lý. Công tác quản trị hệ thống đƣợc thực hiện đồng bộ từ Hội sở chính đến chi nhánh thơng qua việc thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh nhằm đƣa ra cảnh báo sớm ngăn chặn rủi ro. Đồng thời, VCB khơng ngừng rà sốt

văn bản, chế độ, quy định quy chế của các nghiệp vụ và điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới cho phù hợp thực tiễn.

Bên cạnh đó, với nhận thức đầy đủ vai trị quan trọng của cơng tác quản lý rủi ro, VCB đã và đang xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế nhằm giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất, bao gồm: Hội đồng Quản trị, Ủy ban quản lý rủi ro (RMC), Ủy ban Quản lý Tài sản Nợ - Có (ALCO), Hội đồng xử lý rủi ro, Hội đồng tín dụng Trung ƣơng và Hội đồng tín dụng định chế tài chính. Với những diễn biến phức tạp và khó lƣờng của thị trƣờng tài chính trong và ngồi nƣớc, từ năm 2008, bên cạnh nhiệm vụ mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh, VCB chú trọng vào phát triển khối quản trị rủi ro tại hội sở chính để bao qt mọi lĩnh vực có khả năng phát sinh rủi ro cho ngân hàng. Đồng thời, công tác kiểm tra, kiểm toán, kiểm soát nội bộ đã đƣợc tăng cƣờng trong năm qua cùng với việc phối hợp tốt với Kiểm toán Nhà nƣớc, Thanh tra giám sát ngân hàng, kiểm toán độc lập,... trong việc kiểm tra, sốt xét nhằm đảm bảo tính tn thủ cũng nhƣ khả năng dự báo, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động của VCB.

Ngồi ra, trình độ quản lý chi phí và khả năng nâng cao doanh thu là một bộ phận cấu thành thể hiện khả năng quản trị của một ngân hàng; nếu cùng tạo ra một đồng thu nhập nhƣ nhau, nhƣng ngân hàng nào kiểm sốt chi phí tốt hơn sẽ có lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 43)