Phân tích tình hình đảm bảo về vốn tự có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 39 - 41)

2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP

2.2.1. Phân tích tình hình đảm bảo về vốn tự có

Biểu đồ 2.1: Tình hình tăng trƣởng vốn chủ sở hữu của VCB giai đoạn 2008-2012

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2008 – 2012 của VCB )

Vốn chủ sở hữu của ngân hàng là điều kiện pháp lý cơ bản đồng thời là yếu tố tài chính quan trọng nhất trong việc đảm bảo các khoản nợ đối với các khách hàng, trong đó tỷ lệ an tồn vốn (CAR) là một chỉ tiêu quan trọng đƣợc áp dụng trên thế giới và tại Việt Nam, phản ảnh năng lực tài chính của ngân hàng, dùng để xác định khả năng của ngân hàng trong việc thanh tốn các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành.

13,945 16,710 21,215 29,200 28,639 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 2008 2009 2010 2011 2012

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ an toàn vốn giai đoạn 2005 - 2012 của VCB

Theo chuẩn Basel I (năm 1988) và sau đó là chuẩn Basel II (áp dụng từ tháng 01/2007) đƣợc kiến nghị từ Ủy ban Basel về giám sát các hoạt động ngành ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đƣợc quy định tối thiểu là 8%. Trƣớc khi VCB tiến hành đề án tái cơ cấu, vào năm 2000, vốn chủ sở hữu của VCB vào cuối năm là 2.052 tỷ đồng. Tại thời điểm này, tỷ lệ an toàn vốn của VCB chỉ đạt ở mức rất thấp là 2,7%, thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế, vì vậy việc bổ sung vốn trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam vào giai đoạn đó. Ngồi vốn do Chính phủ cấp thêm qua các năm, VCB đã tích cực tự bổ sung vốn bằng nguồn lợi nhuận để lại, nhờ vậy vốn chủ sở hữu của VCB tăng từ 7.181 tỷ đồng vào cuối năm 2004 lên 8.416 tỷ đồng vào cuối năm 2005, cải thiện CAR của Ngân hàng từ 7% vào cuối năm 2004 lên 9,57% vào cuối năm 2005, giúp nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng và đƣa VCB trở thành NHTM nhà nƣớc đầu tiên đạt tỷ lệ an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế vào năm 2005. Trong khoảng thời gian 5 năm liên tiếp từ năm 2005 đến 2009, tỷ lệ an tồn vốn của VCB tuy có liên tiếp sụt giảm nhƣng vẫn đảm bảo lớn hơn tỷ lệ tối thiểu là 8% của chuẩn quốc tế Basel II.

Để phù hợp với thông lệ quốc tế, quyết định 457/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 19/04/2005 cũng bắt buộc các tổ chức tín dụng phải duy

9.57% 9.30% 9.20% 8.90% 8.11% 9% 9.30% 9.59% 7.00% 7.50% 8.00% 8.50% 9.00% 9.50% 10.00% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 H ệ s an to àn (% )

trì tỷ lệ tối thiểu của hệ số an toàn vốn ở mức 8%. Tuy nhiên, ngày 20/05/2010 NHNN Việt nam đã ban hành thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN và thông tƣ số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 quy định tỷ lệ an toàn vốn ở mức cao hơn là 9% kể từ 01/09/2010, nhằm đảm bảo hơn nữa tính an tồn cho toàn hệ thống. Để đáp ứng yêu cầu đó và cũng nằm trong kế hoạch hoạt động năm 2010 đƣợc Đại hội đồng cổ đơng thơng qua, VCB đã trình và đƣợc Chính phủ đồng ý về phƣơng án tăng vốn điều lệ thêm 33%. Điều này đã giúp cho VCB tăng vốn điều lệ lên hơn 21.000 tỷ đồng, nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của VCB lên 9%- một tỷ lệ theo nhƣ quy định.

Ngày 30/09/2011, lễ ký kết thỏa thuận cổ đông chiến lƣợc giữa VCB với ngân hàng TNHH Mizuho- Nhật Bản đã đƣợc tổ chức long trọng tại Hà Nội. Với sự hợp tác này, VCB sẽ nhận đƣợc sự hỗ trợ và hợp tác kinh doanh toàn diện từ đối tác chiến lƣợc nƣớc ngoài là Mizuho Coporate thuộc tập đồn tài chính Mizuho- tập đồn tài chính lớn thứ ba tại Nhật Bản với kinh nghiệm đầu tƣ thành công tại 33 nƣớc và vùng lãnh thổ trên phạm vi toàn cầu. VCB đã ký hợp đồng bán 15% vốn tính trên số cổ phiếu đã phát hành đang lƣu hành cho Ngân hàng TNHH Mizuho, để tăng vốn thêm 11.800 tỷ đồng. Nhƣ vậy, tính đến thời điểm 31/12/2011, vốn chủ sở hữu của VCB đạt 29.200 tỷ đồng, giúp cho tỷ lệ an toàn vốn tăng lên 9,3% và năm 2012 tăng lên 9,59%. Hệ số giữ tăng trƣởng trong 2 năm qua.

Sự tăng vốn trên đã thực sự củng cố tiềm lực tài chính, báo hiệu sự lành mạnh về tài chính của VCB trong hoạt động kinh doanh của mình; tạo cho VCB một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những khách hàng của mình trƣớc các biến động của nền kinh tế hiện nay. Việc Mizuho Coporate đầu tƣ vào VCB đƣợc kỳ vọng sẽ giúp VCB duy trì vị thế dẫn đầu tại thị trƣờng Việt Nam, mở rộng ra thị trƣờng quốc tế cũng nhƣ đạt đƣợc mục tiêu nằm trong nhóm 70 tập đồn tài chính lớn nhất Châu Á, ngồi Nhật Bản, trƣớc năm 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 39 - 41)