Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam (VCB)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 35 - 39)

2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam

Ngày 06 tháng 05 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Theo sắc lệnh trên tại cơ quan Ngân hàng Quốc gia Trung ƣơng có các đơn vị chức năng: Văn phịng, Vụ Kế toán, Vụ Phát hành, Vụ Nghiệp vụ. Theo đó, các nghiệp vụ về quản lý ngoại hối đƣợc giao cho Vụ Nghiệp vụ đảm nhiệm. Sau khi hịa bình đƣợc lập lại ở miền Bắc, việc thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ thƣơng mại,… với các nƣớc đƣợc đặt ra. Vì vậy, việc hình thành một đơn vị tham mƣu về quản lý ngoại tệ, vàng bạc; thực hiện các mối quan hệ thanh toán mậu dịch, phi mậu dịch giữa Việt Nam với các nƣớc đƣợc đặt ra. Ngày 20/01/1955 Thủ tƣớng Chính phủ ra Nghị định số 443/TTg thành lập Sở quản lý ngoại hối thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.

Bƣớc sang năm 1961, miền Bắc nƣớc ta bƣớc vào thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc, thực hiện nhiệm vụ đấu tranh thống nhất nƣớc nhà. Ngày 26/10/1961 Chính phủ ra Nghị định số 171/CP đổi tên Ngân hàng Quốc gia Việt Nam thành Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam và quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của NHNN , TW, trong đó có Cục Ngoại hối, Ngân hàng Ngoại thƣơng, thay cho Sở Quản lý Ngoại hối trƣớc đây. Đây là bƣớc phát triển hơn nữa công tác quản lý và hoạt động ngoại hối, tạo các tiền đề để thành lập ngân hàng chuyên doanh và nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại sau này. Theo đề nghị của NHNN Việt Nam ngày 30/10/1962 Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 115/CP thành lập Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam với nhiệm vụ:

+ Kinh doanh ngoại hối, thanh tốn quốc tế, tín dụng quốc tế, cho vay ngoại thƣơng.

+ Tham gia quản lý ngoại hối, góp phần bảo vệ tiền tệ và tài sản Nhà nƣớc, tăng cƣờng và mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị và văn hóa với nƣớc ngồi.

Bằng nghị định số 171/CP ngày 26/10/1961 thì tại NHNNTW có Cục Ngoại hối, và bằng Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962, Chính phủ thành lập một NH chuyên doanh đối ngoại, mang tên Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam.

Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Ngân hàng Ngoại thƣơng chính thức đƣợc thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục Quản lý Ngoại hối trực thuộc NHNN. Sau khi thành lập, Ngân hàng Ngoại thƣơng đóng vai trị là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt nam hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại tại thời điểm đó.

Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ- NH về việc thành lập lại Ngân hàng Ngoại thƣơng theo mơ hình Tổng cơng ty 90, 91 đƣợc quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tƣớng Chính phủ và Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt nam đã chính thức chuyển đổi sang mơ hình NHTM quốc doanh với lĩnh vực hoạt động đa dạng.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trƣởng thành, Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt nam đã phát triển và lớn mạnh thành một ngân hàng đa năng. Bên cạnh vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn với nhiều khách hàng truyền thống là các tổng công ty và doanh nghiệp lớn, Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt nam đã xây dựng thành công nền tảng phân phối rộng và đa dạng, tạo đà cho việc mở rộng ngân hàng bán lẻ và phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và chất lƣợng cao. Ngân hàng còn đầu tƣ vào nhiều lĩnh vực khác nhƣ chứng khoán, quản lý quỹ đầu tƣ, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng…thông qua các công ty con và công ty liên doanh. Ngoài ra, hoạt động của Ngân hàng còn đƣợc hỗ trợ bởi mạng lƣới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng Việt nam với trên 1300 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có lợi thế rõ nét trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, VCB Cyber Bill

Payment,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an tồn, hiệu quả, dần tạo thói quen thanh tốn khơng dùng tiền mặt (qua ngân hàng) cho khách hàng.

Thực hiện chủ trƣơng đổi mới sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp nhà nƣớc, tháng 12/2007, Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam đã thực hiện thành cơng cổ phần hóa theo chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ tại quyết định số 230/2005/QĐ-TTg ngày 21/09/2005. Ngày 23/05/2008, Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt nam đƣợc thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 18/GP-NHNN của Thống đốc NHNN Việt nam. Việc cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt nam sẽ mở ra một chƣơng mới trong lịch sử hoạt động của Ngân hàng nhằm thực hiện mục tiêu trở thành một trong những tập đồn đầu tƣ tài chính đa năng hàng đầu trong khu vực trong giai đoạn năm 2015 - 2020.Là ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc đầu tiên đƣợc Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hố, Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam chính thức hoạt động với tƣ cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành cơng kế hoạch cổ phần hóa thơng qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khốn VCB) chính thức đƣợc niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.

Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Vietcombank vào thời điểm Ngân hàng đã tiến hành cổ phần hóa. Với việc đa dạng hóa hình thức sở hữu, trong đó mọi cán bộ VCB đều có quyền và trên thực tế, số đơng đã là cổ đơng của VCB. Kể từ khi có thêm đối tác chiến lƣợc - Ngân hàng Nhật Bản Mizuho với mơ hình hoạt động mới, cùng với việc đẩy mạnh văn hóa doanh nghiệp, VCB đã và đang có bƣớc chuyển mình thực sự trên các lĩnh vực chăm sóc khách hàng, đào tạo đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, đa dạng hóa các sản phẩm ngân hàng trên cơ sở phát triển hơn nữa công nghệ ngân hàng mới và điều có ý nghĩa quyết định hơn đó là việc tăng cƣờng công tác quản trị điều hành, mà cụ thể là tăng cƣờng quản trị rủi ro không những về tín dụng, tác nghiệp, thị trƣờng mà cịn về rủi ro đạo đức.

2.1.2. Mơ hình tổ chức của VCB

Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trƣờng, mạng lƣới VCB đã vƣơn rộng ra nhiều địa bàn và lĩnh vực, bao gồm:

01 Hội sở chính tại Hà Nội, 01 Sở giao dịch, 78 chi nhánh và 300 PGD trên

cả nƣớc.

01 Trung tâm đào tạo.

03 công ty con tại Việt Nam ; 02 cơng ty con tại nƣớc ngồi. 01 văn phịng đại diện tại Singapore.

05 cơng ty liên doanh,liên kết. Đội ngũ cán bộ 13.560 ngƣời.

Bên cạnh đó, Vietcombank cịn phát triển một hệ thống Autobank với khoảng 1.835 ATM và 32.178 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên tồn quốc. Hoạt động ngân hàng cịn đƣợc hỗ trợ bởi mạng lƣới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

2.1.3. Các nghiệp vụ kinh doanh của VCB

Thực hiện các chức năng cơ bản của một ngân hàng thƣơng mại, VCB cũng có các nghiệp vụ kinh doanh đối với cả đồng Việt Nam và ngoại tệ nhƣ: nhận tiền gửi vào tài khoản, nhận tiền gửi tiết kiệm, cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng, chiết khấu chứng từ, cho vay bảo lãnh và tái bảo lãnh. Bên cạnh đó, VCB cịn thực hiện các hoạt động chuyển tiền trong và ngồi nƣớc, nhận hốn đổi, mua bán giao ngay hoặc mua bán có kỳ hạn các loại ngoại tệ mạnh nhƣ USD, EUR, GBP…

Trong những năm gần đây, để tăng cƣờng hơn nữa khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thƣơng mại cổ phần và các định chế tài chính khác, VCB đã triển khai một số ngiệp vụ kinh doanh mới nhƣ nghiệp vụ đổi séc du lịch, phát hành thẻ tín dụng Vietcombank–Visa Card, Vietcombank–Master Card (sử dụng trong và ngoài nƣớc, rút tiền mặt trên máy VCB-ATM) và thẻ ATM-Connect 24 (sử dụng trong nƣớc), cung cấp dịch vụInternet banking, SMS Banking, Phone Banking… Hiện Vietcombank đang làm ngân hàng đại lý thanh tốn các loại thẻ tín dụng quốc tế nhƣ Visa, Master Card, American Express, JCB và Diners Club.

Là một ngân hàng thƣơng mại phục vụ đối ngoại lâu năm, Ngân hàng Ngoại thƣơng cịn có thế mạnh ở các nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu (L/C, D/A, D/P), nghiệp vụ hối đoái, nhờ thu trơn, và thực hiện thanh tốn quốc tế thơng qua hệ thống SWIFT, Money Gram …

Ngoài ra, với sự ra đời của 2 công ty trực thuộc là cơng ty tài chính VCB- Leaco, và công ty chứng khoán VCBS, Ngân hàng Ngoại thƣơng đang đẩy mạnh các nghiệp vụ trên thị trƣờng chứng khoán và nghiệp vụ cho thuê tài chính tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)