Những thành tựu Vietcombank đạt đƣợc trong giai đoạn 2008 –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 62 - 68)

Sau khi thực hiện thành công việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), Vietcombank đã hồn tất các thủ tục và chính thức chuyển đổi hoạt động với tƣ cách là một NHTM cổ phần do Nhà nƣớc sở hữu chi phối từ ngày 02/06/2008. Năm đã trôi qua với nhiều diễn biến và sự kiện.

Trong bối cảnh môi trƣờng kinh doanh nhiều biến động phức tạp VCB đã tích cực phát huy thế mạnh sẵn có, linh hoạt, nhạy bén, đổi mới, chủ động nắm bắt cơ hội kinh doanh , vƣợt qua thách thức. Do đó, vẫn tiếp tục đƣợc đà phát triển trong suốt năm năm qua, an toàn vả hiệu quả hoạt động đƣợc đảm bảo. Hoạt động của VCB năm năm qua :

 Tăng trƣởng ổn định, hoạt động an toàn, hiệu quả.

Tổng tài sản của VCB tại thời điểm 31/12/2012 đạt gần 415 nghìn tỷ, tăng 192 nghìn tỷ so với thời điểm 31/12/2008, đạt mức tăng bình quân ~17% năm. Trong 5 năm qua, mặc dù cạnh tranh trong thị trƣờng huy động vốnngày càng gay gắt, VCB vẫn duy trì đƣợc mức tăng trƣởng huy động vốn bình quân trên 17%/năm, trong đó năm 2010 và 2012 tốc độ tăng trƣởng đạt trên 20%.

Tăng trƣởng huy động vốn tạo điều kiện cho VCB đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng, tốc độ tăng trƣởng bình qn 2008-2012 đạt ~21% / năm, đƣa tổng dƣ nợ cho vay tăng từ gần 113 nghìn tỷ tại thời điểm cuốn năm 2008 lên 241 nghìn tỷ tại thời điểm cuối năm 2012. Tổng thu nhập trƣớc dự phòng rủi ro tín dụng tăng từ 6,3 nghìn tỷ năm 2008 lên 9 nghìn tỷ trong năm 2012, tăng bình quân trên 9% năm. Lợi nhuận trƣớc thuế tăng từ 3,6 nghìn tỷ lên gần 5,8 nghìn tỷ, tƣơng đƣơng với tốc độ bình quân ~13%/năm.

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về lãi suất và thị phần trên cả hai thị trƣờng huy động và tín dụng khiến thu nhập từ lãi của các ngân hàng bị ảnh hƣởng đang kể, VCB đã duy trì đƣợc mức chênh lệch lãi suất giữa tài sản – nguồn vốn ~3% qua các năm qua. Các chỉ tiêu hiệu quả sinh lời của tài sản và vốn chủ sở hữu của VCB đƣợc duy trì ở mức tƣơng đối cao so với trung bình của ngành ngân hàng.

 Chiến lƣợc phát triển cho giai đoạn 2011-2020 đƣợc rà sốt,điều chỉnh; mơ

hình và bộ máy tổ chức đƣợc củng cố, hồn thiện.

VCB đã thực hiện rà sốt và hồn tất việc điều chỉnh chiến lƣợc phát triển giai đoạn 2011-2020 bám sát định hƣớng chỉ đạo của Chính phủ, NHNNvà thực tế hoạt động của VCB. Trong giai đoạn vừa qua, trƣớc những biến động lớn của thị trƣờng, VCB cũng đã kịp thời cân chỉnh định hƣớng chiến lƣợc, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động.

Mơ hình tổ chức tại Hội sở chính từng bƣớc đƣợc chuẩn hóa theo khối. Trong những năm qua, VCB đã thực hiện cơ cấu lại khối vốn, khối tín dụng, khối quản lý rủi ro thông qua thành lập mới và bổ sung chức năng nhiệm vụ một số phòng ban, xây dựng khối tài chính, khối bán lẻ; thành lập Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm thẻ trên cơ sở nâng cấp Trung tâm tin học và phòng Quản lý thẻ.

Mạng lƣới hoạt động không ngừng đƣợc mở rộng, hệ thống các công cụ

quản lý từng bƣớc đƣợc hồn thiện.

Cơng tác phát triển mở rộng mạng lƣới đƣợc triển khai liên tục và có định hƣớng, nâng tổng số chi nhánh từ 61 (năm 2008) lên 78 chi nhánh (năm 2012); trong 5 năm qua, 182 phòng giao dịch đã đƣợc thành lập mới trên địa bàn cả nƣớc. Trong năm 2010, VCB củng đã hồn tất thủ tục đƣa Cơng ty chuyển tiển VCB tại Mỹ vào hoạt động chính thức.

Hệ thống Quy chế nội bộ của VCB từng bƣớc đƣợc hoàn thiện, bổ sung. Bên cạnh các quy chế có tính chất “khung” nhƣ Điều lệ, Quy chế Quản trị nội bộ, Quy chế tổ chức và hoạt động của HDQT- nhiều quy chế, chính sách quan trọng khác đã đƣợc ban hành, trong đó đặc biệt phải kể đến: Chính sách quản lý rủi ro, Quy chế chi trả tiền lƣơng và Quy chế phân phối quỹ lƣơng kinh doanh, Quy chế tài chính, Quy chế quản lý cán bộ, Quy định quản lý hệ thống mạng lƣới, Quy chế chuyển giá vốn nội bộ,…

 Công tác quản trị rủi ro đặc biệt đƣơc chú trọng.

Chính sách quản trị rủi ro đƣợc hệ thống hóa và thực hiện đồng bộ trong tồn hệ thống. Bên cạnh đó, VCB đang tiếp tục triển khai các dự án xây dựng mơ hình đo lƣờng và quản trị các loại rủi ro trọng yếu trong hoạt động ngân hàng gồm rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, rủi ro thị trƣờng với sự tham gia của chuyên gia tƣ vấn quốc tế uy tín, tạo điều kiện đƣa hệ thống quản trị rủi ro của VCB tiếp cận gần hơn những thông lệ tiên tiến của thế giới.

Công tác phân loại nợ và kiểm soát chất lƣợng tín dụng đƣợc đặc biệtchú trọng. Từ quý 2/2010, VCB đã đƣa vào áp dụng hệ thống phân loại nợ định tính (đƣợc xây dựng trên cơ sở tƣ vấn của E&Y và đƣợc NHNN phê duyệt). Do đó tỷ lệ nợ xấu của VCB luôn phản ảnh trung thực, minh bạch, chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Trong thời gian qua, VCB cũng ln trú trọng thu hồi nợ, tích cực xử lý nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của VCB đã giảm từ 4,6% tại thời điểm 31/12/2008 xuống cịn 2,26% tại thời điểm 31/12/2012 và ln dƣới mức 3% trong các năm từ 2009-2012.

Trong giai đoạn 2008-2012 Vietcombank đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ theo các phƣơng án đƣợc ĐHĐCĐ thông qua, cụ thể: phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tăng vốn điều lệ thêm 9,28% (2010) và 33% (2011) với giá phát hành bằng mệnh giá; trả cổ tức 2010 bằng cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thêm 12% (2011) và thực hiện thành công việc phát hành riêng lẻ 15% vốn cổ phần (sau phát hành) cho cổ đông chiến lƣợc Mizuho Corporate Bank (năm 2011).

Việc ký kết thành công thỏa thuận hợp tác chiến lƣợc với Mizuho Corporate Bank Ltd vào ngày 30/09/2011 đã đánh dấu bƣớc chuyển mình quan trọng của Vietcombank, tạo tiền đề cho những đột phá trong tƣơng lai; đồng thời ghi nhận thành công của Vietcombank trong việc tạo dựng niềm tin đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngồi thơng qua kết quả kinh doanh đạt đƣợc cũng nhƣ sự minh bạch trong thông tin. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh kinh tế thế giới lâm vào suy thoái trong suốt 5 năm qua.

 Minh bạch hóa thơng tin, tăng cƣờng quan hệ cổ đông, nhà đầu tƣ.

Trong những năm qua, Vietcombank đã thực hiện tốt công tác công bố thông tin, tuân thủ các quy định của pháp luật, khơng ngừng nâng cao tính minh bạch. Bên cạnh đó Vietcombank đã duy trì các cuộc tiếp xúc với chất lƣợng thơng tin tốt với hàng trăm lƣợt nhà đầu tƣ mỗi năm; công tác quan hệ nhà đầu tƣ (IR) của Vietcombank đƣợc rất nhiều nhà đầu tƣ ghi nhận và đánh giá cao. Vietcombank đã duy trì chính sách chi trả cổ tức hàng năm ổn định ở mức 12% , trong đó có 4 năm chi trả bằng tiền mặt và 1 năm chi trả bằng cổ phiếu (2010).

Năm 2009 VCB đã thực hiện thành công việc niêm yết cổ phiếu lần đầu tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM. Số cổ phiếu phát hành thêm hàng năm cũng đƣợc đăng ký niêm yết bổ sung kịp thời. Gần đây nhất, VCB đã hoàn tất thủ tục niêm yết số cổ phiếu thuộc sở hữu của cổ đông Nhà nƣớc (chính thức niêm yết từ ngày 14/05/2012); đƣa cổ phiếu VCB vào danh sách những cổ phiếu có ảnh hƣởng lớn nhất đến Vn-index. Hiện nay, cổ phiếu VCB là cổ phiếu thuộc VN30 và là một trong các cổ phiếu có quy mơ vốn hóa lớn nhất thị trƣờng (~3 tỷ USD). Từ khi niêm yết tới nay, cổ phiếu VCB luôn đƣợc giao dịch ở mức giá cao nhất trong số các cổ

phiếu ngân hàng niêm yết và luôn đƣợc nhà đầu tƣ nƣớc ngồi duy trì trạng thái mua rịng hàng năm.

 Củng cố quan hệ khách hàng, chuẩn hóa thƣơng hiệu, nâng cấp hệ thống

ngân hàng lõi, đẩy mạnh các hoạt động vì cộng đồng và mở rộng quan hệ đối ngoại. Công tác khách hàng đƣợc VCB đặc biệt chú trọng, chất lƣợng dịch vụ đã và đang từng bƣớc đƣợc cải thiện rõ nét. Niềm tin và uy tín của VCB trong đơng đảo khách hàng ngày càng đƣợc củng cố và phát huy. Dự án chuẩn hóa thƣơng hiệu VCB sau gần hai năm triển khai đã đƣợc hoàn tất với sự tƣ vấn của Allen International (Anh Quốc). Ngày 31/03/2013, VCB đã chính thức giới thiệu hệ thống nhận diện thƣơng hiệu mới, thể hiện cam kết và quyết tâm xây dựng một thƣơng hiệu uy tín, thân thiện và bền vững.

Dự án đầu tƣ đổi mới hệ thống Core banking đƣợc phê duyệt năm 2011 đang đƣợc triển khai đúng tiến độ. Có thể nói đây là dự án đầu tƣ vào công nghệ quan trọng nhất của VCB trong những năm qua. Ngân hàng đã dành khối lƣợng lớn nhân lực, vật lực cho dự án, hƣớng tới việc hiện đại hóa và nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ cũng nhƣ năng lực quản trị nội bộ thông qua hệ thống ngân hàng lõi mới.

Bên cạnh hoạt động kinh doanh, VCB luôn ý thức rõ trách nhiệm của mình với cộng đồng và hiện thực hóa bằng các hành động cụ thể thông qua việc tài trợ cho các chƣơng trình an sinh xã hội, hỗ trợ các địa phƣơng khó khăn, ủng hộ đồng bào nghèo, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa,… Các hoạt động này cũng góp phần quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh và nâng cao vị thế của VCB trong cộng đồng.

Trong nỗ lực nâng cao vị thế trên trƣờng quốc tế, VCB đã chủ động và tích cực tham gia hoạt động của các Hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp trong khu vực và quốc tế (diễn đàn thƣờng niên của WB-IMF; Diễn đàn kinh tế thế giới, Hiệp hội ngân hàng Châu Á/Đông Nam Á,…) , tiếp xúc gặp gỡ với nhiều tập đồn tài chính tồn cầu,… qua đó, tạo thêm cơ hội hợp tác bên ngồi lãnh thổ Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2 đề tài đã trình bày, giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam, trình bày mơ hình tổ chức và các nghiệp vụ kinh doanh chính của VCB. Đề tài đi sâu vào nghiên cứu, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của VCB trong những năm vừa qua theo 5 nhóm chỉ tiêu của phƣơng pháp CAMEL bao gồm: phân tích tình hình đảm bảo về vốn tự có, phân tích chất lƣợng tài sản có, năng lực quản trị, khả năng sinh lời,và khả năng thanh khoản.

Năm năm sau cổ phần hóa đã viết tiếp những trang sử đáng tự hào trong lịch sử hơn năm mƣơi năm hình thành và phát triển của VCB. Khát vọng tạo nên động lực. Niềm tin tiếp thêm sức mạnh. Thành tựu chính là hành trang. Vietcombank đang khơng ngừng chuyển mình và phát triển; để xứng đáng với niềm tin của khách hàng; của cổ đơng. Những phân tích trên là cơ sở để đề tài đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam trong giai đoạn tới.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTMCP NGOẠI THƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)