Hồn thiện chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 72 - 75)

VI. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

3.1 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Sacombank

3.1.1.1 Hồn thiện chính sách tín dụng

Về chính sách KH

Mặc dù, Sacombank đã có quy định về chính sách KH: các điều kiện để đƣợc xếp loại KH VIP, và các chính sách ƣu đãi áp dụng đối với KH VIP. Nhƣng thật sự nó chƣa mang lại hiệu quả cao nhất, vì vậy cần xây dựng chính sách KH theo hƣớng:

o Xếp loại KH dựa trên lợi nhuận mà KH đóng góp, thời gian giao dịch, uy tín với NH chứ không chỉ dựa trên các chỉ số về doanh số cho vay, huy động, thanh toan quốc tế,… mà KH đóng góp nhƣ hiện nay.

o Các chính sách ƣu đãi về định lƣợng cần quy định theo hƣớng KH có đóng góp nhiều thì đƣợc ƣu đãi nhiều khơng nên quy định con số tuyệt đối của từng loại sản phẩm.

o Không ngừng nâng cao chất lƣợng phục vụ và dịch vụ Sacombank. Chất lƣợng phục vụ bao gồm nhiều lĩnh vực có liên quan đến KH chẳng hạn nhƣ là: thủ tục giấy tờ gọn nhẹ, thời gian xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, tƣ vấn cho KH hiệu

quả, phong cách, thái độ giao tiếp tốt để làm vừa lòng KH, nơi giao dịch sạch sẽ, thuận tiện,…

Có thể nói, việc xây dựng và hồn thiện chính sách KH đối với Sacombank là tất yếu, nhất là trong tình hình cạnh tranh khốc liệt giữa các NH với nhau nhƣ hiện nay nhằm giữ chân KH cũ, thu hút KH mới tiềm năng theo hƣớng đa dạng hoá thanh phần từ cá nhân đến tổ chức kinh tế để vừa mở rộng thị phần, vừa phân tán rủi ro nhất là rủi ro trong hoạt động TD.

Về chính sách tài sản bảo đảm

Sacombank cần phải bổ sung hoàn thiện thêm các quy định về tài sản bảo đảm để nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro.

o Định giá tài sản bảo đảm: hiện nay việc định giá bất động sản, máy móc thiết bị đƣợc thực hiện độc lập qua Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Sacombank (SBA).Tuy điều này đem lại nhiều thuận lợi cho NH nhƣ: đảm bảo tính khách quan khi xác định trị giá tài sản bảo đảm, do là cơ quan thẩm định chuyên nghiệp nên định giá mang tính chính xác cao, đỡ mất thời gian cho CVTĐ,… Nhƣng cần có một số sự thay đổi sau để hồn thiện cơng tác thẩm định giá:

 Thời gian định giá theo quy định tối đa không quá 03 ngày làm việc. Tuy nhiên, thời gian thẩm định thực tế của SBA thƣờng từ 05 – 07 ngày làm việc kể từ ngày đƣợc gửi yêu cầu thẩm định giá. Ngoài ra, đối với một số bất động sản thuộc khu quy hoạch, SBA yêu cầu CVQH KH tự liên hệ với phòng Quản lý đô thị Quận để xin thông tin quy hoạch là bất cập. Do CVQH KH khơng có mối quan hệ thân thiết với phịng Quản lý đơ thị nên thời gian để có đƣợc kết quả theo quy định của Nhà nƣớc là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc yêu cầu cung cấp thông tin quy hoạch, điều này sẽ làm chậm trễ thời gian hoàn thành hồ sơ vay cho KH.

 Phí thẩm định giá của SBA hiện tại là rất cao, cụ thể, tối thiểu là 2.000.000 đồng/ BĐS, nếu BĐS có giá trị lớn thì phí định giá có thể lên đến vài chục triệu đồng. Trong khi năm 2011 thì phí định giá tối đa là 2.000.000đ/TSĐB cho tất cả các loại BĐS. Điều này làm giảm tính cạnh tranh của Sacombank so

với một số NH TMCP khác là khơng tính phí thẩm định giá BĐS hoặc tính phí rất thấp nhƣ ACB, MHB, Eximbank… cần có chính sách thu phí thẩm định giá phù hợp với tình hình thực tế.

 SBA định giá chênh lệch quá thấp so với giá thị trƣờng, nhƣ thế sẽ ảnh hƣởng đến hạn mức TD đƣợc cấp cho KH  chính sách định giá cần đƣợc xây dựng sao cho có tính cạnh tranh với các NH TMCP khác.

 Khi thẩm định hồ sơ, CVTĐ chỉ nên xem thông báo định giá tài sản bảo đảm của SBA mang tính cơ sở, tham khảo. CVTĐ phải xem hiện trạng tài sản, phải tham khảo thêm giá trị của các loại tài sản cùng loại qua phƣơng tiện thông tin đại chúng (báo chí, web,…), thơng báo định giá của các tài sản cũ, … để định giá tài sản bảo đảm cho chính xác và phù hợp với gía thị trƣờng.

 Thƣờng xuyên tái định giá tài sản đảm bảo để phịng ngừa rủi ro khi có sự biến động giá trên thị trƣờng. Đối với tài sản là chứng chỉ vàng, chứng khốn thì phải theo dõi giá hàng ngày, hàng giờ; đối với hàng hoá phải tái định giá hàng tháng; đối với bất động sản, phƣơng tiện vận chuyển tái định giá sáu tháng một lần.

o Theo dõi, kiểm tra tài sản bảo đảm: Chuyên viên QHKH phải thƣờng xuyên kiểm tra hiện trạng, số lƣợng, chất lƣợng tài sản bảo đảm bởi mặc dù Sacombank có quy định phải kiểm tra tài sản đảm bảo nhƣng vẫn chƣa đƣợc thực hiện đồng bộ, nhất quán có thể do nhân viên khơng có thời gian bởi có nhiều cơng việc phải làm, hoặc không chú trọng, chƣa quan tâm.

Chính sách TD được xem là “cột sống” của NHTM trong hoạt động TD; chính sách TD có hồn chỉnh, phù hợp thì hoạt động TD của NH mới lành mạnh, và tăng trưởng được. Vì vậy, chuẩn hóa chính sách TD là cơ sở để phát triển hoạt động TD và cũng là cơ sở để kiểm soát TD theo hướng giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động của NH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 72 - 75)