Nâng cao hiệu quả thực thi của quy trình cấp tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 75 - 78)

VI. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

3.1 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Sacombank

3.1.1.2 Nâng cao hiệu quả thực thi của quy trình cấp tín dụng

Quy trình cấp TD tại Sacombank đƣợc xây dựng khá khoa học và chặt chẽ, quy định cụ thể các bƣớc thực hiện trong từng quy trình con: quy trình bán hàng, quy trình thẩm định, quy trình hồn thiện và triển khai phán quyết, quy trình tất tốn.

Tuy nhiên quá trình thực hiện vẫn cịn nhiều sai sót dẫn đến phát sinh các trƣờng hợp nợ xấu trong thời gian qua. Do vậy phải triệt để thực hiện, tuân thủ đầy đủ các quy định của quy trinh cấp TD, nhằm nâng cao hiệu quả của cơng tac phịng ngừa RRTD. Để làm đƣợc điều này cần phải chú ý các vấn đề sau:

Đối với giai đoạn trƣớc khi cho vay

* Kiểm tra thông tin KH

Các thông tin nhƣ: hồ sơ pháp lý, khả năng tài chính, tài sản bảo đảm, uy tín TD là cơ sở để Sacombank phân tích đánh giá, và đi đến quyết định cấp TD cho KH, nếu thơng tin có sự sai lệch thì sẽ dẫn đến việc ra quyết cấp TD không đúng dẫn đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NH. Vì vậy, việc kiểm tra các thơng tin trên đóng vai trị rất quan trọng trong việc cấp TD.

Việc kiểm tra có thể dựa trên 3 nguồn thơng tin chính: KH, thơng tin nội bộ NH và thông tin CIC. Chuyên viên QHKH, CVTĐ khơng đƣợc hồn tồn tin tƣởng vào các thông tin KH cung cấp mà phải có phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp KH và một số đối tƣợng có liên quan kết hợp với các thơng tin có đƣợc từ hệ thống nội bộ NH và CIC để chọn lọc, phân tích kiểm tra tính chính xác của thơng tin. Ngồi ra, đối với những trƣờng hợp đặc biệt, chúng ta cần có sự kết hợp với một số cơ quan ban nganh (cơ quan thuế, đơn vị kiểm toán,…), các đối tác của KH để đối chiếu thông tin do KH cung cấp.

* Giai đoạn thẩm định

Phần lớn những RRTD phát sinh từ những sai lầm trong công tác thẩm định. Cho nên, chúng ta cần lƣu ý đến các vấn đề sau khi thẩm định hồ sơ cấp TD:

o Việc xác định mục đích vay chính xác là vấn đề cần đƣợc quan tâm hàng đầu, CVTĐ cần đề xuất các biện pháp hạn chế việc sử dụng sai mục đích, chẳng hạn: đối với doanh nghiệp phải yêu cầu giải ngân trực tiếp cho bên bán hàng và phải

có chứng từ sử dụng vốn cụ thể, xác định ro chủ thể sử dụng vốn đối với các hồ sơ có bảo lãnh của bên thứ ba; đối với cho vay mua bán nhà giải ngân trực tiếp cho ngƣời bán nhà và phải đánh giá chính xác giá trị thực tế của việc mua bán chuyển nhƣợng;…

o Khi thẩm định phƣơng án vay vốn, CVTĐ trƣớc hết đánh giá phần vốn tự có của KH tham gia phƣơng án, yêu cầu KH chứng minh nguồn vốn tự có tham gia, vì điều này có thể ảnh hƣởng đến khả năng thực hiện phƣơng án kinh doanh của KH.

o Xác định đúng thời gian vay và thời gian trả nợ của KH cũng là một biện pháp để hạn chế RRTD. Thời gian trả nợ quá ngắn sẽ ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của KH, thời gian trả nợ quá dài có thể dẫn đến KH sử dụng vốn sai mục đich. CVTĐ phải xác định thời hạn vay, trả nợ của KH phải căn cứ vào dịng tiền của KH, tránh tình trạng vì áp lực tăng trƣởng mà xác định theo yêu cầu của KH.

o Thay đổi phƣơng thức tính nhu cầu vốn của KH doanh nghiệp. Hiện nay, việc tính tốn nhu cầu vốn của phƣơng thức cho vay theo hạn mức TD tại Sacombank vẫn tính theo phƣơng pháp bình quân; tuy nhiên phƣơng pháp này chƣa thực sự phản ánh đúng nhu cầu thực tế của KH bởi phƣơng pháp này không xác định chính xác nhu cầu vốn tối đa mà chỉ xác định đƣợc nhu cầu vốn bình qn trong năm. Do đó, cần tính tốn nhu cầu vốn theo phƣơng thức lƣu chuyển tiền tệ. Bởi, phƣơng pháp này tính tốn đƣợc dịng tiền dự kiến của doanh nghiệp, từ đó xác định nhu cầu tiền trong từng thời kỳ, và đánh giá nhu cầu tiền lớn nhất trong năm; trên cơ sở đó xác định hạn mức cho vay tối đa đối với KH;

o Chuyên viên QHKH, CVTĐ cần tránh quan điểm cho vay hoàn toàn dựa vào tài sản bảo đảm vì vấn đề xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ trên thực tế là rất khó khăn, hơn nữa quá trình này mất khá nhiều thời gian.

o CVTĐ cần nêu ra và đánh giá cụ thể những rủi ro về thị trƣờng, tài sản bảo đảm, khả năng thanh toán,… đối với từng hồ sơ vay trong tờ trình thẩm định và để Ban lãnh đạo có cái nhìn hệ thống về rủi ro, từ đo đƣa ra biện pháp khắc phục, bởi cho vay là hoạt động luôn luôn tiềm ẩn rủi ro, cho nên phòng ngừa là biện pháp hạn chế rủi ro tốt nhất.

* Giai đoạn quyết định cho vay

Trƣớc khi lãnh đạo NH quyết định cho vay thì cần phải tập hợp một số thông tin về thị trƣờng, chính sách kinh tế,… để có cái nhìn hệ thống về rủi ro có thể xảy ra trong một bối cảnh cụ thể trƣớc khi ra quyết định.

Việc ra quyết định cho vay cần phải có sự kiểm tra kỹ lƣỡng và quyết định theo đề nghị của CVTĐ thi hiệu quả phòng ngừa rủi ro sẽ cao hơn.

Hiện nay, phán quyết cấp TD tại Sacombank đƣợc phân cấp theo hạn mức vay và theo mức độ rủi ro. Đối với các hồ sơ có mức độ phức tạp, hạn mức cao sẽ do Ủy Ban TD, Hội Đồng TD phê duyệt. Tuy nhiên, thành viên của các cấp phê duyệt này thƣờng kiêm nhiệm khơng có thời gian nghiên cứu hồ sơ nhiều do đó có thể dẫn đến rủi ro trong quá trình phê duyệt. Vì vậy, cần có các thành viên chuyên trách trong các cấp phê duyệt này để đảm bào an toàn cho khoản vay.

Đối với giai đoạn trong khi cho vay

Nhân viên kiểm soát TD nhất thiết phải cẩn trọng trong việc kiểm tra tính tuân thủ bút phê, các điều kiện hạn chế rủi ro của các cấp phê duyệt, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp đúng quy định của các hợp đồng TD, bảo đảm trƣớc khi giải ngân.

Đối với tài sản đảm bảo là hàng hố ngồi các chứng từ sở hữu cung cấp (hoá đơn, tờ khai hải quan,…), nhân viên kiểm soát TD lƣu ý cần thu thập thêm các chứng từ thanh toán do việc hồn tất thanh tốn mới đảm bảo quyền sở hữu trọn vẹn của tài sản bảo đảm.

Đối với giai đoạn sau khi cho vay

Hiện nay công tác này tại NH vẫn cịn đƣợc thực hiện một cách đối phó cho đủ thủ tục quy định nên hiệu quả kiểm tra khơng cao. Vì vậy, cần quán triệt quan điểm cho Chuyên viên QHKH thấy tầm quan trọng của công tác kiểm tra sau cho vay và yêu cầu Chuyên viên QHKH phải thực hiện:

o Nắm vững và theo dõi chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay của KH.

o Yêu cầu KH chuyển doanh số từ hoạt động sản xuất kinh doanh về Sacombank để quản lý đƣợc nguồn thu của KH.

o Thu thập các báo cáo tài chính định kỳ hàng q nhằm đánh giá tình hình tài chính hiện tại của cơng ty.

o Đánh giá những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý của KH hoặc sự thay đổi về tình trạng gia đình và nguồn thu nhập có thể gay ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của KH;

o Kiểm tra hiện trạng, chất lƣợng, số lƣợng của tài sản bảo đảm, trong trƣờng hợp có hao hụt, mất mát, hƣ hỏng hoặc giảm giá trị dẫn đến không đủ bảo đảm cho khoản vay theo phán quyết cấp TD phải yêu cầu KH giảm dƣ nợ tƣơng ứng hoặc bổ sung thêm tài sản bảo đảm.

o Thu thập các thông tin về thị trƣờng liên quan đến ngành nghề hoạt động để đánh giá sự ảnh hƣởng của nó đến hoạt động sản xuất kinh doanh của KH.

Ngoài việc Chuyên viên QHKH trực tiếp kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, nên có một cơ chế kiểm tra chéo trong giai đoạn này để bảo đảm tính khách quan trong kiểm tra, để nhận diện rủi ro ngay từ khi mới phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 75 - 78)