CHƯƠNG 1 : HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RRTD NH
1.2 QUẢN TRỊ RRTD VÀ RRTD NGÂN HÀNG
1.2.7.4 Kiểm soát tài trợ rủi ro
Kiểm soát rủi ro: Là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu rủi ro. Căn cứ vào mức độ rủi ro đã được tính tốn, các hệ số an tồn tài chính, và khả năng chấp nhận rủi ro mà có những biện pháp phòng chống khác nhau nhằm làm giảm mức độ thiệt hại.
Khơng làm gì bằng cách chủ động hay thụ động chấp nhận rủi ro: với những khoản vay nhỏ thì chi phí cho việc phịng tránh đơi khi còn cao hơn việc chấp nhận mức thiệt hại. Hoặc với xác suất rủi ro quá cao, NH né tránh rủi ro bằng cách hạn chế hoặc từ chối cấp tín dụng.
Với những khoản vay cịn lại, khi đó các cơng cụ phịng chống rủi ro đặc biệt hữu hiệu để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro cũng như tổn thất. Các biện pháp bao gồm: ngăn ngừa rủi ro, bán nợ phân tán rủi ro, và quản trị rủi ro thông qua công cụ phái sinh.
Tài trợ rủi ro: Theo công bố của Ủy ban Basel, các NHTM phải thường xuyên dự trữ các nguồn quỹ dự phòng cần thiết, sẵn sàng bù đắp được mọi tổn thất
có thể xảy ra để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh. Tùy theo tính chất của từng loại tổn thất, NH được sử dụng những nguồn vốn thích hợp để bù đắp.
Đối với các tổn thất đã lường trước được rủi ro, NH có thể sử dụng nguồn vốn từ quỹ dự phòng rủi ro nợ xấu đã được xếp loại theo tiêu chuẩn để bù đắp. Mặc dù nguồn vốn này được trích lập từ chi phí kinh doanh nhưng nếu tỷ lệ trích lập quá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và quyền lợi của cổ đơng làm giảm uy tín của NH trên thị trường.
Đối với các tổn thất không lường trước được rủi ro, NH phải dùng vốn tự có làm nguồn dự phòng để bù đắp. Nếu khả năng quản trị rủi ro yếu kém gây ra mức tổn thất cao, vốn tự có của NH sẽ bị hao mịn, quy mơ tài chính và khả năng cạnh tranh của NH sẽ bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, cần áp dụng các biện pháp khác để tài trợ rủi ro, gồm: Tham gia bảo hiểm trong suốt quá trình cấp tín dụng, xử lý TSĐB để thu hồi nợ, ...