CHƯƠNG 1 : HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RRTD NH
1.2 QUẢN TRỊ RRTD VÀ RRTD NGÂN HÀNG
1.2.8.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Nguyên nhân các khoản nợ xấu xuất phát từ:
Dư nợ tín dụng tăng q nhanh trong khi trình độ chun mơn của cán bộ tín dụng chưa đạt tiêu chuẩn, bị thúc ép phát triển chỉ tiêu dư nợ.
Tài sản thế chấp: Cho vay dựa vào thế chấp, người bảo lãnh, danh tiếng mà khơng đánh giá nguồn trả nợ chính. Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp quá cao, cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao hơn nữa.
Thu thập thông tin KH, hồ sơ pháp lý chưa đầy đủ, chưa thực thiện tốt mục đích sử dụng vốn trước, trong, sau cho vay.
Kinh nghiệm xử lý:
Thực hiện phân loại hồ sơ theo chuẩn phân loại, yêu cầu kiểm tra tình hình sử dụng vốn, kinh doanh của KH trước, trong và sau cho vay. Tiến hành kiểm tra, đánh giá tài sản đảm bảo định kỳ.
Phân các loại nợ thành 5 nhóm khác nhau và trích lập dự phịng tương ứng với mỗi nhóm. Ngồi khoản trích lập dự phịng chung 1% trên dư nợ tăng thêm.
Chính phủ Trung Quốc đã cho phép hình thành thị trường mua bán nợ xấu NH với sự tham gia của rất nhiều thành phần quốc doanh, tư nhân, trong nước và quốc tế.
1.2.8.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản.
Bài học quan trọng rút ra từ kinh nghiệm của các NH Nhật:
NH nên chủ động trong việc đánh giá một KH có tiềm năng rủi ro trong tương lai gần và xa, từ đó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt; Nếu mức lỗ của NH vượt quá khả năng của các NHTM, NHNN sẽ dùng các nguồn quỹ quốc gia để can thiệp.
Hiện nay các NH Nhật đã xử lý thành công các vấn đề liên quan đến tài sản không thu hồi được. Tổ chức dịch vụ tài chính (The Financial Service Agency) đóng vai trị quan trọng trong việc thúc ép các NH thực hiện công tác dự phòng cần thiết cũng như xử lý những khoản nợ xấu mà trước đây đã từng gây ra các khoản lỗ lớn kéo dài trong nhiều năm đối với hầu hết các NH.
1.2.8.3 Kinh nghiệm của Mỹ và Châu Âu xử lý nợ xấu.
Mỹ: Các NH Mỹ nhấn mạnh vào lối ra cho các khoản nợ xấu và tránh việc thu hồi nợ. Việc tất toán khoản nợ xấu chỉ nên xem xét khi: đó là cách cuối cùng để thu hồi khoản vay có vấn đề, vì thu hồi có thể hiệu quả hơn bằng cách tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động sinh lãi và trả nợ cho NH hơn là phải thanh lý TSĐB. Ví dụ như PMorgan và Bank of America đã bắt đầu nỗ lực hoãn các vụ tịch thu tài sản để trả nợ và nỗ lực làm việc với các chủ nợ để họ vẫn có thể trả tiền. Các biện pháp phổ biến là giảm lãi suất và giảm giá trị các khoản chi trả để người vay tiền vẫn có thể trả tiền mà khơng phải bán tài sản thế chấp.
Mỹ và Châu Âu: cũng đã bơm tiền vào các NH, nhờ đó nhiều NH lớn đã mua
lại các NH và tổ chức tín dụng nhỏ đang trên bờ vực phá sản, giúp những chính sách hỗ trợ KH của NH lớn áp dụng luôn cho KH của NH nhỏ.
1.2.8.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.
Cần nâng cao nghiệp vụ cán bộ tín dụng nắm rõ tình hình thị trường, tình hình kinh doanh của khách hàng để có thể quản lý tốt các khoản vay.
Đối với các khoản cấp tín dụng cần quy định cụ thể thời gian đánh giá định kỳ với tài sản đảm bảo, tránh định giá quá cao. Đặc biệt những tài sản đã có mức tăng nóng trước đó.
Với ngân hàng nhà nước cần nâng cao truyền thông cho các ngân hàng thương mại hiểu rằng không ai có thể cứu mình bằng chính mình cứu mình. Vì vậy cần cẩn trọng trong hoạt động, đặc biết là hoạt động tín dụng.
Với những khoản vay quá hạn cần đánh giá lại tình hình thị trường, phương án kinh doanh của khách hàng. Tạo điều kiện tối đa cho khách hàng hoạt động kinh doanh, có tiền trả nợ cho khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong Chương 1, tác giả đã làm rõ một số vấn đề sau:
Lý luận tín dụng, khái quát về tín dụng, RRTD NH. Cách thức phân loại, ảnh hưởng của RRTD đến hệ thống NH và nền kinh tế. Các hình thức phân chia rủi RRTD, đánh giá xếp hạng rủi ro tín tín dụng, cách phân loại, cơng thức trích lập dự phịng theo Quyết định 493.
Quản trị RRTD và mơ hình quản trị RRTD theo Ủy ban Basel, cách tính thiệt hại do rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II, đồng thời Chương 1 cũng nghiên cứu kinh nghiệm quản trị RRTD tại một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật, Mỹ, các nước Châu Âu … từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như: Quan tâm hơn đến việc tạo mọi điều kiện cho KH trả nợ, bằng cách tạo điều kiện cho người đi vay tiếp tục hoạt động kinh doanh, kể cả xét duyệt cho vay thêm, giảm lãi suất cho vay, gia hạn nợ thay vì chỉ thanh lý TSĐB. Kiên quyết sát nhập các NH nhỏ trên bờ vực phá sản với các NH lớn hơn.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RRTD TẠI TECHCOMBANK CHI NHÁNH GIA ĐỊNH