CHƯƠNG 1 : HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RRTD NH
3.3 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ NHNN
3.3.2.5 Thống nhất cách phân loại, đánh giá rủi ro các NH
Các chỉ tiêu đánh giá trong quá trình thanh tra cần xây dựng một cách cụ thể hoá bằng những chỉ số lượng hố được, khơng nên xây dựng chung chung đánh giá định tính, dẫn đến đánh giá khơng chính xác, dựa vào cảm tính.
Trong từng giai đoạn có thể nghiên cứu xếp hạng các NH thương mại trong nước về chất lượng phục vụ, tính thanh khoản, khả năng hỗ trợ phát triển kinh tế, năng lực của NH. Các chỉ tiêu đánh giá cần có sự cân nhắc trọng số khác nhau trong từng thời kỳ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3 tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm. Phòng ngừa rủi ro đối với nghiệp vụ tín dụng, cũng như những nghiệp vụ khác là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Tránh để xảy ra nợ xấu, ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh. Do đó đề ra những giải pháp nhằm hạn chế phòng ngừa RRTD tại Techcombank Chi Nhánh Gia Định thật sự là mối quan tâm hàng đầu trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ thực tiễn, luận văn cố gắng nhận dạng và hệ thống hóa các loại hình RRTD hiện nay tại Techcombank nói chung và chi nhánh Techcombank Chi Nhánh Gia Định nói riêng. Phân tích, làm rõ những ưu khuyết điểm đang tồn tại trong hoạt động quản trị RRTD tại Techcombank. Vận dụng những cơ sở lý luận và kinh nghiệm quản trị rủi ro kết hợp cùng những ý kiến đóng góp tổng hợp từ kết quả phỏng vấn, trao đổi với các cán bộ tín dụng tại các Phịng ban các trung tâm, các chi nhánh, phòng giao dịch của Techcombank. Từ đó, đề ra những giải pháp phịng ngừa RRTD mang tính thực tiễn cao, góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị RRTD tại NHTM Cổ Phần Kỹ thương Việt Nam.
Bên cạnh đó tác giả cũng mạnh dạn đề xuất một số giải pháp đối với chính phủ, với NHNN nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao sự hoạt động lành mạnh trong hệ thống NH
KẾT LUẬN
Tín dụng là sản phẩm chủ lực trong hoạt động NH, đồng thời duy trì hoạt động cơ bản nhằm bán chéo các sản phẩm kèm theo. Hoạt động kinh doanh NH cũng hàm chứa rủi ro như những ngành kinh doanh khác, đặc biệt trong giai đoạn vừa qua, các NH Việt Nam đã nhận thức hơn nữa tầm quan trọng chất lượng tín dụng. Do đó giải pháp hạn chế RRTD Techcombank Chi Nhánh Gia Định nói riêng và Techcombank nói chung là nhiệm vụ đang rất được quan tâm trong giai đoạn hiện nay.
Dựa trên cơ sở lý luận RRTD, luận văn nghiên cứu sâu thực trạng hoạt động tín dụng và nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại Techcombank Chi Nhánh Gia Định trên cơ sở thực tế, tham khảo ý kiến khảo sát từ cán bộ chuyên viên đang công tác tại Techcombank từ đó mạnh dạn đề ra một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng từ nội tại Techcombank.
Bên cạnh đó tác giả cũng mạnh dạn đề xuất và kiến nghị với NHNN Việt Nam và Chính phủ trong điều hành chính sách nhằm hỗ trợ tăng trưởng tín dụng một cách lành mạnh, bền vững.
Do hạn chế về mặt kiến thức, lý thuyết và thực tiễn, môi trường kinh doanh luôn biến động. Hơn nữa đề tài được viết dưới góc nhìn của tác giải do đó vẫn mang nặng ý chủ quan. Nên đề tài nghiên cứu khơng tránh khỏi những thiếu sót – hạn chế Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô anh chị em bạn bè đồng nghiệp.
Định hướng nghiên cứu bổ sung: Thông tin nghiên cứu cần nghiên cứu chuyên sâu vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp, khảo sát thêm các nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng từ đối tượng đi vay và mức độ tác động của các nhân tố môi trường, xã hội ảnh hưởng đến rủi ro trong từng thời kỳ.
Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy trong suốt khố học. Xin chân thành cảm ơn thầy PGS TS Phạm Văn Năng người đã hướng dẫn tận tình giúp tơi hồn thành luận văn này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (chủ biên), TS. Đặng Hà Giang, TS. Hoàng Hùng, ThS. Trần Văn Thanh, ThS. Nguyễn Văn Thầy, ThS. Nguyễn Kim Trọng (2010), Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại Hiện Đại, Nhà Xuất Bản Phương Đông.
2. TS.Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại, Nhà Xuất Bản Thống Kê.
3. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân Tích Dữ Liệu Nghiên
Cứu Với SPSS, Nhà Xuất Bản Hồng Đức
4. PGS.TS Trần Ngọc Thơ (chủ biên), PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang, PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hoa, TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên (2007) Tài
Chính Doanh Nghiệp Hiện Đại, Nhà Xuất Bản Thống Kê.
5. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh Ngân Hàng, NXB Thống Kê.
6. Báo Cáo Thường Niên Techcombank, 2010
7. Trương Quốc Doanh (2007), Rủi Ro Tín Dụng Tại NHTMCP Kỹ Thương
Việt Nam, Thực Trạng Và Giải Pháp Phòng Ngừa.
Website www.techcombank.com.vn http://www.ykvn-law.com www.luatvietnam.vn www.cafef.vn http://vaacgroup.edu.vn/en/?frame=newsview&id=1254 http://www.cib.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=2892&Itemid=113
(Kinh nghiệm xử lý nợ xấu Trung Quốc)
http://www.cib.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1774&Itemid=113
PHỤ LỤC
Bảng 1: Ví dụ về xếp hạng KH cá nhân.
1 KH được xếp hạng:
Họ và tên: BUI THI THAI Điện thoại Số CMND: 9999999999
Nơi cấp: Địa chỉ:
Loại KVRR: Khau vi thong thuong 2. Cán bộ đánh giá KH:
Họ và tên: Đơn vị cơng tác
Xếp hạng tín dụng của KH
STT Tiêu Chí Thơng tin KH
1 Tuổi tác 1973
2 Trình độ học vấn Đại học
3 Công việc KH đang làm
- Loại hình cơng việc Can bo, chuyen vien
- Thời gian công tác 24
4 Điều kiện sống
- Mức thu nhập hàng tháng 17000000
- Tình trạng hơn nhân Co gia dinh
- Nơi cư trú Khong thuoc so huu khach hang
- Thời gian cư trú 12
- Số người sống phụ thuộc 1
- Phương tiện đi lại Xe gan may
- Chênh lệch thu nhập và chi tiêu 10000000
5 Giá trị các tài sản đang sở hữu 300000000
6 Giá trị các khoản nợ 214000000
7 Quan hệ của KH với Techcombank
- Quan hệ với Techcombank Chua tung thuc hien giao dich
- Uy tín của KH trong giao dịch tín dụng Chua tung giao dich voi
TECHCOMBANK
8 Các nhận xét khác
Xếp hạng tín dụng của KH BB Người nhập: Người duyệt Ngày tháng năm 2011 Cán bộ quan hệ KH Ký, ghi rõ họ tên Bảng 2: Ví dụ về xếp hạng Doanh nghiệp XẾP HẠNG TÍN DỤNG KH DOANH NGHIỆP Tên công ty:
Ngành nghề KD: ID KH:
Địa chỉ:
Quan hệ với Techcombank tại PGD/CN: GDN 1.Thông tin KH: 2.Kết qủa xếp hàng A3
1 Chỉ tiêu Chỉ số DN Chuyên viên KH
Ký và ghi rõ họ tên
I Khả năng thanh toán
1 Khả năng thanh toán ngắn hạn 132.02 2 Khả năng thanh toán nhanh 68.90
II Khả năng vay trả
3 Tỷ số nợ/Tổng TS 58.86 4 Tỷ số vốn CSH/Tổng TS 41.14 5 Tỷ số nợ/ Vốn CSH 143.06 6 Lợi nhuận gộp/Nợ phải trả 62.94
III Khả năng sinh lời
7 Tỷ số LN sau thuế/DT 8.85
8 ROE 58.92
9 ROA 24.24
IV Năng lực hoạt động
10 Tỷ số DT/Tổng TS 273.94 11 Số ngày phải thu 23.29 12 Vòng quay hàng tồn kho 6.59 V Chỉ tiêu khác
13 Tổng tài sản 12.169.889.940,00
VI Các chỉ tiêu định tính
14 Chiến lược Chiến lược và khả năng thực hiện khá
15 Quan hệ vơi Techcombank Các doanh nghiệp còn lại
16 Thương hiệu Được nhiều người biết đến
17 Trình độ, KN của ban lãnh đạo Đại học, >3năm kinh nghiệm, uy tín
18 Uy tín trong giao dịch tín dụng Chưa được cấp tín dụng
19 Báo cáo kiểm toán Doanh nghiệp chưa có kiểm tốn.
Bảng 3 xếp hạng KH theo CICS (Trung tâm thơng tin tín dụng)
Xếp hạng theo CICS (CICVN)
AAA Loại tối ưu
A Loại tốt
BBB Loại khá
BB Loại trung bình khá
B Loại trung bình
CCC Loại trung bình yếu
CC Loại yếu
C Loại yếu kém
Tỷ Lệ Trích Lập và Cơng Thức Tính Dự Phịng Cụ Thể theo Quyết định 493
Nợ quá hạn: Là những khoản tín dụng khơng được hồn trả đúng hạn theo Quyết Định số 493 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động NH của tổ chức tín dụng được phân thành các cấp độ sau:
Nợ nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn – Có thời hạn quá hạn dưới 10 ngày, các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn.
Nợ nhóm 2: Nợ cần chú ý - Là khoản nợ quá hạn từ 10 – đến dưới 90 ngày
và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Nợ nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn - Là khoản nợ quá hạn từ 90 –đến dưới 180
ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày
Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ - Là khoản nợ quá hạn từ 180 - đến dưới 360 ngày,
nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày
Nợ nhóm 5: Nợ này có khả năng mất vốn - Là khoản nợ 360 ngày trở lên, nợ
cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ xử lý.
Chỉ số để đánh giá nợ mức độ nợ quá hạn là tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn x 100% (1.2) Tổng dư nợ
Tổng dư nợ gồm: Các khoản cho vay, ứng trước thấu chi và cho thuê tài
chính, các khoản chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá, bao thanh tốn, các hình thức tín dụng khác.
Nợ quá hạn: Là những khoản nợ khơng hồn trả đúng hạn, không được phép
và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ. Để quản lý chặt chẽ, các khoản nợ quá hạn trong hệ thống NHTM Việt Nam được phân loại theo thời gian, và được phân chia theo thời hạn thành 5 cấp độ như trên.
Tỷ lệ nợ quá hạn dưới : 5% Bình thường
: 5- 10% Khơng bình thường :10- 15% Cao
:15-20% Quá cao, nguy cơ khủng hoảng lớn.
Nợ xấu là những nợ từ nhóm 3 trở lên
Tỷ lệ nợ xấu = Tổng nợ xấu x 100% (1.3) Tổng dư nợ
Theo Quyết định 493, Tỷ lệ nợ xấu không được vượt quá 5%
Hệ số RRTD
Hệ số RRTD = Tổng dư nợ cho vay x 100% (1.4) Tổng tài sản có
Khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận càng lớn nhưng đồng thời RRTD cũng cao. Thông thường, tổng dư nợ cho vay của NH được chia thành 3 nhóm.
Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: Khoản vay có mức độ rủi ro thấp, tuy nhiên lợi nhuận mang về cũng thấp, chiếm tỷ trọng khơng cao. Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: rủi ro có thể chấp nhận được, thu nhập mang lại cho NH vừa phải, thơng thường khoản tín dụng này chiếm tỷ trọng áp đáo trong tổng dư nợ tín dụng.
Nhóm các khoản tín dụng có chất lượng xấu: Khoản cho vay có chất lượng xấu nhưng khả năng đem lại lợi nhuận cao, chiếm tỷ trọng thấp.
Dự nợ trên vốn huy động = Dư nợ x 100% (1.5) Vốn huy động
Chỉ số này nhỏ thì an tồn tuy nhiên NH khơng sử dụng tối ưu vốn huy động vào cho vay dẫn đến lợi nhuận thấp. Chỉ tiêu này còn gián tiếp phản ánh mức tăng trưởng tín dụng và huy động vốn của ngân hàng.
Tỷ Lệ Trích Lập và Cơng Thức Tính Dự Phịng theo Quyết định 4934
Tỷ lệ trích lập dự phịng với các nhóm nợ theo Quyết Định 493 là Nhóm 1 - 0%
Nhóm 2 – 5% Nhóm 3 – 20% Nhóm 4 – 50% Nhóm 5 – 100%
Quyết Định 493 đưa ra cách tính số tiền dự phịng bằng cơng thức: R = max {0, (A-C)} x r (1.6)
Trong đó
R: số tiền dự phịng cụ thể phải trích A: giá trị khoản nợ
C: giá trị tài sản bảo đảm (nhân với tỷ lệ phần trăm do Quyết Định 493 quy định đối với từng loại tài sản bảo đảm)
r: tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể tương ứng với từng nhóm nợ.
Ví dụ, tổ chức tín dụng X có giá trị khoản nợ đối với KH Y bằng 100 triệu đồng, giá trị tài sản bảo đảm là bất động sản bằng 120 triệu đồng và xếp vào nợ nhóm 3 theo Quyết Định 493.
Theo Quyết Định 493, từng giá trị được tính như sau: A = 100 triệu
C = 120 triệu x 50% = 60 triệu (giả sử 50% là tỷ lệ phần trăm theo quy định đối với loại tài sản bảo đảm có liên quan)
r = 20%
4 Chi tiết cách tính theo phụ lục đính kèm
Số tiền dự phịng cụ thể là (100 triệu - 60 triệu) x 20% = 8 triệu.
Trong ví dụ trên, nếu giá trị tài sản bảo đảm của KH Y lớn đủ để C lớn hơn A (ví dụ giá trị tài sản bảo đảm bằng 240 triệu, C = 240 triệu x 50% = 120 triệu, và do đó A trừ C là một giá trị âm), thì theo cơng thức tính số tiền dự phòng của Quyết định 493, số tiền này là bằng 0 có nghĩa là tổ chức tín dụng X khơng phải trích lập dự phịng cho khoản nợ của KH Y.
Giá trị tài sản bảo đảm "ghi trên hợp đồng bảo đảm" là căn cứ để tính số tiền dự phịng cụ thể cho phần lớn các loại tài sản bảo đảm (cơ bản trừ vàng và các loại chứng khoán), nên trên thực tế các ngân hàng thường quy định giá trị danh nghĩa trong hợp đồng bảo đảm.
Khảo sát rủi ro tín dụng tại Tecchobank.
Đối tượng phỏng vấn: Chuyên Viên Khách Hàng Tài Chính Cá Nhân,
Chuyên Viên Bán, Chuyên Viên Khách Hàng Doanh Nghiệp, Trợ lý chuyên viên khách hàng doanh nghiệp, chuyên viên quản lý chứng từ, chuyên viên xử lý hồ sơ, Chuyên Viên Thẩm Định SME Miền Nam, Chuyên Viên Xử Lý Hồ Sơ.... những người đang công tác tại Techcombank liên quan đến lĩnh vực tín dụng.
Phương pháp khảo sát: Gởi bảng câu hỏi qua Email, nhờ bạn quen biết trong ngân hàng gởi email nhờ trả lời thông qua mối quen biết gián tiếp, chat qua chương trình window messenger (chat nội bộ).
Số lượng câu hỏi gởi đi : Trên 320 bảng (Chưa tính số lượng nhờ gởi giúp) Số lượng câu hỏi thu về : 176 bảng (Có 24 bảng trả lời không hợp lệ - Loại)
Hạn chế:
Việc khảo sát dựa trên các ý kiến, quan điểm của những người được phỏng vấn. Các ý kiến đưa ra là ý cá nhân của các cán bộ đang cơng tác trong lĩnh vực tín dụng tại Techcombank. Chưa phân biệt được trọng số ở những người có kinh nghiệm lâu năm và người ít kinh nghiệm trong cơng tác tín dụng, mà đánh đồng các câu trả lời.
Kết quả có thể chưa phản ánh đúng thực tế do thị trường biến động, làm thay đổi quan điểm của các cá nhân trả lời.
Hạn chế về thời gian, chi phí, kỹ thuật thiết lập bảng câu hỏi, xử lý chưa tốt. Nên thơng tin thu được có thể chưa đại diện được cho tổng thể mẫu.
Bảng câu hỏi khảo sát tại Techcombank
Xin chào anh/chị! Tôi là học viên ngành ngân hàng trường Đại Học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh đang làm đề tài về Rủi Ro Tín Dụng tại Techcombank Chi Nhánh Gia Định. Xin phiền Anh/chị một vài phút để hoàn thành bản câu hỏi dưới đây, sự đóng góp của anh/chị rất quan trọng trong kết quả nghiên cứu.
Q 1.Theo anh/chị khách hàng khi đi vay sẽ trình bày các thơng tin về nguồn trả nợ, phương án kinh doanh, mục đích sử dụng vốn một cách?
Rất rõ ràng, trung thực Rõ ràng
Không rõ ràng, sợ tiết lộ thông tin cá nhân/doanh nghiệp.
Rất mù mờ, khơng muốn ngân hàng biết mục đích vay vốn thực sự
Q 2.Một khách hàng đến vay vốn tại ngân hàng anh/chị sẽ xác minh mục đích sử dụng vốn, tài sản đảm bảo, phương án kinh doanh của khách hàng một cách?
Chi tiết, rõ ràng, thấu đáo Rõ ràng
Khơng rõ ràng, tìm hiểu sơ qua
Khơng cần tìm hiểu, việc riêng của người ta, không quan tâm nhiều.
Q 3.Theo anh/chị chính sách, quy trình, tổ chức thực hiện quy trình tín dụng