Bảng 2.34 : Số lượng sản phẩm dịch vụ tại LienVietPostBank tháng 12/2012
6. Kết cấu luận văn:
2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Bƣu
2.2.1. Dịch vụ huy động vốn theo loại hình dịch vụ bán lẻ
2.2.1.1. Dịch vụ huy động vốn của các Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường tiền tệ Việt Nam gặp khơng ít khó khăn và sự cạnh tranh của các NHTM ngày càng quyết liệt hơn. Các
NHTM Việt Nam đã nghiêm túc chấp hành các chính sách vĩ mô của NHNN, luôn bám sát thị trường tài chính trong nước và quốc tế để có những quyết sách kịp thời, hiệu quả. Để duy trì và phát triển nguồn vốn huy động, bên cạnh sản phẩm truyền thống, các NHTM đã triển khai hàng loạt dịch vụ huy động vốn đa dạng, linh hoạt như tiết kiệm dự thưởng, rút gốc linh hoạt, lãi suất thả nổi, tiết kiệm tích lũy, tiền gửi bậc thang; phát hành giấy tờ có giá...
Quy mô huy động vốn ngành ngân hàng liên tục tăng trưởng, năm 2008 đạt mức 1.388.000 tỷ đồng và đến năm 2012 đạt 2.923.166 tỷ đồng, tăng gấp 1,47 lần so với năm 2008. Mức tăng trưởng hàng năm từ 2008 đến 2010 khá cao lần lượt là 22,87%, 29,88% và 27,20%, và sự tăng trưởng đã có sự suy giảm đáng kể vào năm 2011 chỉ đạt 9,8% và năm 2012 là 16,10%. Trong đó, vốn huy động từ DVBL có mức tăng trưởng khá cao và cao hơn mức tăng trưởng chung của tổng nguồn vốn, cụ thể năm 2009 mức tăng trưởng đạt 35,03%, năm 2010 là 33,44% và giảm xuống mức 23,2% năm 2011 sau đó tăng trở lại vào năm 2012 với mức 24,43%. Tỷ trọng huy động vốn bán lẻ có xu hướng gia tăng qua các năm, từ mức 35,3% năm 2008 đã tăng lên mức 43,2% năm 2011 và đạt mức 46,3% năm 2012. Điều này chứng tỏ các NHTM hiện nay đang tập trung khai thác thị trường DVNHBL nhiều tiềm năng và dịch vụ này sẽ ngày càng được mở rộng hơn trong thời gian tới.
Bảng 2.2: Tăng trƣởng huy động vốn ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn
2008 – 2012 Đơn vị: tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Vốn huy động 1.388.000 1.802.734 2.293.078 2.517.800 2.923.166 Bán lẻ 489.964 661.603 882.835 1.022.227 1.280.347 Bán buôn 898.036 1.141.131 1.410.243 1.495.573 1.642.819 (Nguồn: NHNN)
Đơn vị: tỷ đồng, % 661,603 1,353,426 489,964 882,835 1,087,690 23.2 24.43 33.44 35.03 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 2008 2009 2010 2011 2012 tỷ đồng 0 5 10 15 20 25 30 35 40 %
Vốn huy động Tỷ lệ tăng trưởng
Biểu đồ 2.1: Tăng trƣởng huy động vốn bán lẻ ngành ngân hàng tại Việt Nam giai
đoạn 2008 – 2012
2.2.1.2. Dịch vụ huy động vốn bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế trong nước và toàn cầu, khá nhiều ngân hàng gặp khó khăn về nguồn vốn và thanh khoản, thì nguồn vốn huy động của LienVietPostBank vẫn tăng, hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cá nhân. Trong thời gian qua, trước những diễn biến khơn lường của thị trường, HĐQT đã ln có những chỉ đạo hợp lý, tổ chức thực hiện tốt cân đối và điều hòa vốn, đảm bảo thanh khoản cho Ngân hàng.
Nhờ đa dạng hóa sản phẩm huy động, tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ…cùng với sự đóng góp từ nguồn vốn khá bền vững của mạng lưới tiết kiệm bưu điện, LienVietPostBank vẫn duy trì mức tăng trưởng khá tốt về huy động, với tổng số dư cuối năm 2008 chỉ đạt 3.801 tỷ đồng, thì đến cuối năm 2012 đã nâng lên 57.628 tỷ đồng tăng gấp 15 lần năm 2008. Mức tăng trưởng năm 2009 - 2010 rất cao, lần lượt là 252,50% và 127,04%, sau đó giảm xuống mức 58,27% năm 2011 và 19,69% vào năm 2012.
Giai đoạn 2008 – 2012 quy mô huy vốn DVBL tại LienVietPostBank chiếm tỷ trọng từ 32% - 49% trong tổng vốn huy động. Năm 2008 vốn huy động từ DVBL đạt 1.734 tỷ đồng, năm 2009 với tỷ lệ tăng trưởng 204,27% nâng tổng vốn huy động bán lẻ lên mức 5.276 tỷ đồng, năm 2010 đạt 9.764 tỷ đồng, năm 2011 là 16.934 tỷ đồng và đến năm 2012 đạt mức 28.093 tỷ đồng, gấp 16,2 lần năm 2008 và chiếm 49% trong tổng nguồn vốn huy động. Sự tăng trưởng đột biến này là do huy động từ hệ thống tiết kiệm bưu điện là 10,201 tỷ đồng.
Bảng 2.3: Huy động vốn theo loại hình bán lẻ tại LienVietPostBank giai đoạn
2008 - 2012 Đơn vị: tỷ đồng, % Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Vốn huy động 3.801 13.399 30.421 48.148 57.628 Bán lẻ 1.734 5.276 9.764 16.934 28.093 Tăng trưởng vốn bán lẻ 204,27 85,06 73,43 65,90 (Nguồn: Báo cáo tình hình huy động vốn của LienVietPostBank 2008 - 2012)
Đơn vị: tỷ đồng, % 1,734 5,276 16,934 9,764 28,093 204.27 85.06 73.43 65.90 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 2008 2009 2010 2011 2012 tỷ đồng 0 50 100 150 200 250 %
Vốn huy động bán lẻ Tỷ lệ tăng trưởng
Biểu đồ 2.2: Tăng trƣởng huy động vốn theo loại hình bán lẻ tại LienVietPostBank
Xét cơ cấu huy động vốn bán lẻ theo loại tiền tại LienVietPostBank giai đoạn 2008 - 2012, huy động VND có ưu thế hơn so với huy động ngoại tệ. Năm 2008, tỷ trọng huy động VND chiếm 78,4% tổng vốn huy động tương đương 1.359 tỷ đồng, tỷ trọng năm 2009 tăng không đáng kể, đạt mức 78,6% tương đương 3.973 tỷ đồng, từ năm 2010 huy động vốn VND có xu hướng tăng tương đối lên mức 79,2%, năm 2011 là 80,9% và đến năm 2012 đạt 82,6% tương đương 23.205 tỷ đồng. Sự chuyển dịch huy động vốn từ ngoại tệ sang VND tại LienVietPostbank nằm trong xu thế chung của các NHTM trong hệ thống. Đặc biệt năm 2009 - 2010, do lãi suất VND tương đối hấp dẫn đã thu hút được một lượng tiền huy động tương đối lớn từ cá nhân. Số dư tiền gửi ngoại tệ vẫn tăng đều qua các năm, tuy nhiên mức tăng thấp hơn so với huy động VND và tỷ trọng có xu hướng giảm trong tổng vốn huy động.
Bảng 2.4: Cơ cấu huy động vốn bán lẻ tại LienVietPostBank giai đoạn 2008 - 2012
Đơn vị: tỷ đồng, %
Đối tƣợng 2008 2009 2010 2011 2012
Vốn huy động bán lẻ 1.734 5.276 9.764 16.934 28.093
Phân loại theo loại tiền
VND 1.359 4.147 7.733 13.700 23.205
Tỷ trọng 78,4 78,6 79,2 80,9 82,6
Ngoại tệ 375 1.129 2.031 3.324 4.888
Tỷ trọng 21,6 21,4 20,8 19,1 17,4
Phân loại theo kỳ hạn
Không kỳ hạn 181 570 1.132 2.065 3.596 Tỷ trọng 10,4 10,8 11,6 12,2 12,8 Ngắn hạn 1.061 3.224 6.005 10.381 17.109 Tỷ trọng 61,2 61,1 61,5 61,3 60,9 Trung dài hạn 492 1.481 2.627 4.488 7.388 Tỷ trọng 28,4 28,1 26,9 26,5 26,3
Phân loại theo đối tƣợng
Cá nhân 1.203 3.825 7.303 13.192 22.643
Tỷ trọng 69,4 72,5 74,8 77,9 80,6
DNNVV 531 1.451 2.461 3.742 5.450
Tỷ trọng 30,6 27,5 25,2 22,1 19,4
Xét cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn, chiếm tỷ trọng chủ yếu là huy động vốn kỳ hạn ngắn hơn 60% tổng vốn huy động. Tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn giai đoạn 2008 – 2011 tăng lên là do yếu tố lạm phát cao, lãi suất liên tục tăng, dẫn đến người gửi tiền luôn kỳ vọng lãi suất tăng nên e dè đối với kỳ hạn dài. Từ tháng 09/2011, lãi suất huy động vốn đã giảm dần, và trong năm 2012 lãi suất được điều chỉnh 6 lần, từ mức 14%/năm cịn 7,5%/năm, do đó, vốn ngắn hạn tăng trưởng chậm lại. Năm 2008 vốn ngắn hạn đạt 1.061 tỷ đồng và đến năm 2012 tăng lên mức 17.109 tỷ đồng. Nguồn vốn trung dài hạn năm 2008 chỉ có 492 tỷ đồng đã lên mức 7.388 tỷ đồng năm 2012. Tiền gửi không kỳ hạn tăng khá đều qua các năm với mức tăng không đáng kể, tỷ trọng từ 10,4% năm 2008 tương đương 181 tỷ đồng tăng lên mức 12,8% năm 2012 tương đương 3.596 tỷ đồng. Với nguồn vốn huy động không kỳ hạn và ngắn hạn chiếm ưu thế tại LienVietPostBank hiện nay dễ dẫn đến rủi ro về thanh khoản trong hoạt động kinh doanh.
Giai đoạn 2008 – 2012, tiền gửi huy động từ khách hàng cá nhân tại Lienvietpostbank tăng trưởng khá nhanh, với số dư năm 2008 chỉ 1.203 tỷ đồng đã tăng lên mức 13.192 tỷ đồng năm 2011 và đạt 22.643 tỷ đồng năm 2012. Tỷ trọng huy động từ cá nhân trong tổng vốn huy động ln chiếm ưu thế và có xu hướng tăng qua các năm từ mức 69,4% năm 2008 đã tăng lên mức 80,6% năm 2012, sự gia tăng đáng kể năm 2012 là do nguồn vốn huy động từ tiết kiệm bưu điện. Số dư tiền gửi huy động từ DVNVV tăng tương đối qua các năm, mức tăng trưởng bình quân khoảng 85%/năm, tuy nhiên tỷ trọng chỉ chiếm từ 20% đến 30% tổng vốn huy động và tỷ trọng có xu hướng giảm qua các năm.
Xét về dịch vụ huy động bán lẻ ngành ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua, thị phần khối NHTMNN khá hạn chế so với khối NHTMCP. Các NHTMCP đã định hướng phát triển DVNHBL trong những năm trước đây, do đó đã thu hút được nguồn vốn bán lẻ khá ổn định và luôn chiếm ưu thế trong dịch vụ huy động. Trong những năm gần đây, các NHTMNN cũng đã định hướng chiến lược phát triển DVNHBL song song với DVBB, do đó, thị phần huy động bán lẻ của khối NHTMNN có phần gia tăng, tuy nhiên mức tăng không đáng kể. Thị phần huy động vốn bán lẻ của LienVietPostBank trong tổng vốn huy động toàn ngành gia tăng qua các năm, tuy nhiên, tỷ trọng vẫn chiếm tỷ lệ khá khiêm
tốn, năm 2012 nhờ vào sự đóng góp nguồn vốn huy động từ tiết kiệm bưu điện, nên tỷ trọng đã tăng lên mức 2,1%.
Bảng 2.5: Thị phần huy động vốn bán lẻ của LienVietPostBank giai đoạn
2008 – 2012 Đơn vị: % Loại hình ngân hàng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Khối NHTMNN 38,5 38,8 39,3 39,8 39,7 Khối NHNNg & LD 3,1 3,4 3,6 3,5 3,7 Khối NHTMCP 58,4 57,8 57,1 56,7 56,6 LienVietPostBank 0,3 0,8 1,1 1,5 2,1 (Nguồn: NHNN)
Nhìn chung, dịch vụ huy động vốn bán lẻ tại LienVietPostBank thời gian qua tăng trưởng tương đối cả về số lượng lẫn chất lượng. Việc NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt như hiện nay thì tốc độ tăng trưởng dịch vụ huy động vốn sắp tới của LienVietPostBank nói chung và dịch vụ huy động vốn bán lẻ nói riêng sẽ gặp khơng ít khó khăn và có xu hướng chậm lại.
2.2.2. Dịch vụ cho vay DNNVV và cá nhân
2.2.2.1. Dịch vụ cho vay vốn tại các Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam
Cùng với sự tăng trưởng liên tục của hoạt động huy động vốn, quy mô dư nợ của tồn ngành cho nền kinh tế khơng ngừng gia tăng từ 1.360.054 tỷ đồng năm 2008 lên đến 2.962.009 tỷ đồng năm 2012. Trong đó, dư nợ cho vay theo loại hình bán lẻ năm 2008 đạt 174.087 tỷ đồng đã tăng lên mức 422.485 tỷ đồng vào năm 2010, và đạt 642.756 tỷ đồng năm 2012. Với một loạt các giải pháp điều hành tín dụng theo hướng khuyến khích sản xuất và xuất khẩu, bảo đảm mức độ an toàn hoạt động của hệ thống và ngăn ngừa nguy cơ tái lạm phát, mức tăng trưởng tín dụng chung tồn ngành đã giảm qua các năm, cụ thể từ năm 2008 là 25,43% đã lên mức cao nhất 37,53% vào năm 2009 và sau đó giảm dần theo chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, năm 2011 mức tăng trưởng là 12,01% so với năm 2010 và năm 2012 là 8,91% so với năm 2011. Tăng trưởng cho vay bán lẻ
luôn cao hơn mức tăng trưởng chung toàn ngành và cũng giảm theo xu hướng chung của thị trường từ mức 67,61% năm 2008 xuống mức 23,09% năm 2012.
Mặt khác, mặt bằng lãi suất quá cao từ cuối 2010 và đầu 2011 đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều cá nhân và DNNVV gặp khó khăn, dẫn đến tỷ lệ DNNVV giải thể, ngừng hoạt động tăng mạnh, từ đó nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất cũng giảm mạnh tương ứng và tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh do khả năng trả nợ của DNNVV suy giảm và hệ quả của việc tăng trưởng tín dụng nóng trong những năm trước đó, do đó các NH thận trọng hơn trong việc cho vay mới.
Bảng 2.6: Tăng trƣởng dƣ nợ cho vay ngành ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn
2008 – 2012 Đơn vị: tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng dư nợ 1.360.054 1.870.482 2.428.073 2.719.685 2.962.009 Bán lẻ 174.087 291.795 422.485 522.180 642.756 Bán buôn 1.185.967 1.578.687 2.005.588 2.197.505 2.319.253 (Nguồn: NHNN) Đơn vị: tỷ đồng, % 174,087 291,795 422,485 522,180 642,756 67.61 44.79 23.09 23.6 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 2008 2009 2010 2011 2012 tỷ đồng 0 10 20 30 40 50 60 70 80 %
Dư nợ bán lẻ Tỷ lệ tăng trưởng
Biểu đồ 2.3: Tăng trƣởng dƣ nợ theo loại hình bán lẻ ngành ngân hàng tại Việt Nam
Hoạt động tín dụng thường chiếm tỷ trọng lớn khoảng 60% - 70% tài sản có và mang lại nguồn thu cơ bản cho các NHTM, nên được xem là hoạt động quan trọng của các NHTM Việt Nam, nhưng cũng là hoạt động có tiềm ẩn nhiều rủi ro và có ảnh hưởng nhiều nhất tới hoạt động của các NHTM Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hay khủng hoảng tài chính khu vực và tồn cầu như hiện nay, rủi ro càng lớn hơn, do đó, tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng ngày càng tăng cao. Năm 2008 tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng là 1,34%, năm 2009 là 1,55%, năm 2010 là 1,68% thì đến năm 2011 tỷ lệ nợ xấu đã tăng cao lên mức 3,37% gấp đôi tỷ lệ năm 2010. Trong năm 2012, có những thời điểm tỷ lệ nợ xấu lên đến mức 4,82% và 4,93% và sau đó giảm về mức 4,08% vào cuối năm 2012. Lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam chủ yếu thu từ dịch vụ tín dụng, các con số này cho thấy tình hình kinh doanh của ngân hàng Việt Nam đang gặp khơng ít khó khăn, địi hỏi sự nổ lực của ngân hàng trong việc thu hồi các khoản nợ và thận trọng hơn trong các khâu thẩm định, xét duyệt các khoản tín dụng mới.
Bảng 2.7: Nợ xấu trong tổng dƣ nợ tín dụng ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn
2008 - 2012 Đơn vị: tỷ đồng, % Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ nợ xấu 1,34 1,55 1,68 3,37 4,08 Nợ xấu 18.225 28.992 40.792 91.653 120.850 (Nguồn: NHNN)
2.2.2.2. Dịch vụ cho vay DNNVV và cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt
Nhìn chung, tổng dư nợ cho vay DNNVV và cá nhân tại LienVietPostBank tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 2008 – 2011, năm 2009 tăng 123,75%, năm 2010 tăng 69,05% và năm 2011 tăng 26,13%, năm 2012 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất 20,13% là do chịu ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tăng trưởng kinh tế bị suy giảm, xuất khẩu giảm sút mạnh, sản xuất gặp nhiều khó khăn. Tỷ trọng cho vay DNNVV và cá nhân tại LienVietPostBank chiếm tỷ lệ 29% đến 35% tổng dư nợ cho vay. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bán lẻ luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ. Điều này xuất phát từ nguyên nhân hỗ trợ pháp lý trong hoạt động bán lẻ còn thiếu sự quản lý
Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các cá nhân, hộ gia đình. Mặt khác, chưa có quy định cụ thể về việc kiểm tra giám sát gây khó khăn cho hoạt động quản lý dịng tiền của khách hàng. Ngồi ra, ngun nhân từ phía LienVietPostBank thời gian qua đã tập trung thiết lập quan hệ với khách hàng là TCKT hơn là quan hệ với khách hàng cá nhân do làm việc với khách hàng bán lẻ sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn để hướng dẫn cũng như điều tra nghiên cứu khách hàng.
LienVietPostBank tập trung 4 sản phẩm chủ yếu chiếm tới 90% trong dư nợ cho vay bán lẻ là cho vay sản xuất nông nghiệp nông thôn, cho vay hộ sản xuất kinh doanh, cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở và cho vay cầm cố GTCG, đây là một trong những sản phẩm thế mạnh và có tiềm năng phát triển của LienVietPostBank.
Bảng 2.8: Cơ cấu dƣ nợ cho vay DNNVV và cá nhân tại LienVietPostBank
giai đoạn 2008 - 2012
Đơn vị: tỷ đồng