Bảng 2.34 : Số lượng sản phẩm dịch vụ tại LienVietPostBank tháng 12/2012
6. Kết cấu luận văn:
2.4. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng
2.4.3.1. Những nguyên nhân khách quan
Trình độ phát triển kinh tế Việt Nam cịn thấp
Mặc dù nền kinh tế có những điều kiện thuận lợi cho ngành ngân hàng nói chung và LienVietPostBank có cơ hội phát triển, tăng trưởng. Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng đã có những tác động dẫn tới sự sụt giảm trong dòng vốn đầu tư nước ngoài và hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng các doanh nghiệp.
Trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam cịn thấp, trình độ dân trí của số đông dân cư về các hoạt động ngân hàng cịn hạn chế. Thu nhập bình qn đầu người năm 2012 là 1.540 USD/năm thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực, nền kinh tế Việt Nam chỉ vừa vượt ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp và là nước có nền kinh tế sử dụng
phương tiện thanh toán bằng tiền mặt với tỷ lệ lớn. Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán chưa thể thay đổi được một mặt do các phương tiện TTKDTM tại Việt Nam chưa thật sự đem lại tiện ích cao và chưa tiếp cận được mọi người dân. Một bộ phận lớn dân chúng Việt Nam chưa sử dụng nên chưa biết tiện ích của các DVNH.
TTKDTM tại Việt Nam còn ở mức thấp, tỷ trọng sử dụng tiền mặt trong lưu thơng ngồi hệ thống ngân hàng trên tổng phương tiện thanh toán hiện đang ở mức 14%, số liệu này tuy đã giảm đáng kể so với năm 2004 với mức là 20,3% nhưng vẫn còn ở mức cao so với thế giới. Trình độ phát triển nền kinh tế cịn thấp và mơi trường kinh tế vĩ mơ cịn nhiều khó khăn, yếu kém là nguyên nhân làm hạn chế khả năng cung ứng và nhu cầu sử dụng các DVNH nói chung và DVNHBL nói riêng.
Mơi trƣờng pháp lý chƣa hồn thiện
Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến DVNH, tuy nhiên hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến việc cung cấp, sử dụng các dịch vụ internet banking, SMS banking... còn thiếu, chậm đổi mới và hoàn thiện so với yêu cầu phát triển kỹ thuật công nghệ hiện đại và triển khai rộng rãi các DVNH hiện đại, chưa tạo cơ sở cho việc xử lý các tranh chấp, tạo ra tâm lý ngần ngại khi sử dụng và cung cấp các dịch vụ này.
Giám sát từ Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam còn hạn chế
NHNN đã từng bước hình thành mơi trường chính sách thơng thống cho hoạt động ngân hàng, nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tế đặt ra, nhất là về tiếp cận cung cấp DVNH, bao gồm cả điều kiện, thủ tục cấp phép đối với cung cấp dịch vụ mới và thành lập tổ chức cung cấp DVNH. NHNN còn hạn chế về khả năng giám sát cung ứng DVNH, đặc biệt là chưa có khả năng cảnh báo sớm về những rủi ro trong hoạt động ngân hàng và chưa thiết lập hệ thống giám sát hữu hiệu.
Áp lực từ khách hàng và đối thủ cạnh tranh
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống của dân cư không ngừng được nâng lên và yêu cầu đối với sản phẩm DVNHBL nói riêng ngày càng cao do đó địi hỏi sản phẩm DVNHBL phải khơng ngừng hồn thiện mới đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Hiện nay một bộ phận dân cư do hạn chế về trình độ nên cịn ngại tiếp xúc với DVNH nhất là đối với DVNH hiện đại. Bên cạnh đó tập quán và thói quen sử dụng tiền mặt của dân cư cũng góp phần hạn chế sự phát triển của sản phẩm DVNHBL.
Ngồi ra, khó khăn đối với LienVietPostBank còn là từ áp lực môi trường cạnh tranh, do bắt đầu thâm nhập vào một thị trường mà tại đó đối thủ cạnh tranh đã xây dựng được một nền tảng dịch vụ vững chắc, sản phẩm đa dạng và mạnh về tăng trưởng thị phần cũng như các nguồn lực hoạt động.