Kết quả kinh doanh của ACB năm 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP (Trang 38 - 40)

2.1 Quá trình hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ACB

2.1.1.2 Kết quả kinh doanh của ACB năm 2012

Sự cố tháng 8/2012 đã tác động đáng kể đến nhiều mặt của ACB, đặc biệt là huy động và kinh doanh vàng. Tuy nhiên, ACB đã ứng phó tốt sự cố rút tiền trong tuần cuối tháng 08 và khơi phục tồn bộ số dư huy động tiết kiệm VNĐ chỉ trong thời gian 2 tháng sau đó. Tuy lợi nhuận năm của tập đồn khơng như kỳ vọng nhưng là kết quả chấp nhận được trong bối cảnh môi trường hoạt động năm 2012 đầy khó khăn và phải xử lý tồn động về vàng. ACB cũng thực thi quyết liệt cắt giảm chi phí trong 6 tháng cuối năm.

Kết thúc năm 2012 đầy khó khăn và biến động, ACB vẫn đảm bảo thanh khoản, tài sản khơng thất thốt. Trạng thái vàng được xử lý theo đúng tiến độ và chủ trương của nhà nước. Các chủ trương về tín dụng của Ngân hàng nhà nước được triển khai nghiêm túc. Quy mô huy động và cho vay về cơ bản vẫn có tăng trưởng so với

26

2011. Tuy số dư đến 31/12/2012 giảm so với đầu năm nhưng tính bình qn cả năm, 2 chỉ tiêu này xấp xỉ 5% so với bình quân số dư 2011. Huy động tiết kiệm VNĐ (nguồn vốn ổn định và thế mạnh của ACB) tăng trưởng cao so với đầu năm.

Về quản lý rủi ro, tỷ lệ nợ xấu của ACB cuối năm 2012 là 2.46% so với nợ xấu 2011 là 0.89% thì tỷ lệ nợ xấu đã tăng lên 1.61% (nhưng vẫn còn thấp hơn so với ngành - khoảng 3.4%). Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp bị đình đốn sản xuất, hàng hóa tồn kho cao,... thì nợ xấu tăng là điều khó tránh khỏi. Với kết quả này, ACB đã phải đặt mục tiêu tỷ lệ nợ xấu năm 2013 không vượt quá 3%.

Các chỉ tiêu kinh doanh của ACB chưa đạt kế hoạch đề ra đầu năm. Tổng tài sản giảm 37% so với đầu năm. Tiền gởi khách hàng giảm 24% do giảm nguồn vốn huy động vàng theo chủ trương của Ngân hàng nhà nước và việc mở rộng thị trường cho vay dân cư, tổ chức kinh tế và thị trường liên ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Dư nợ cho vay gần như không đổi. Lợi nhuận của tập đoàn ACB năm 2012 chỉ bằng 1/4 so với 2011 là 1,042 tỷ đồng (nguyên nhân chủ yếu: lỗ kinh doanh vàng và ngoại tệ 1,863 tỷ, tăng trích dự phịng rủi ro tín dụng 521 tỷ đồng, chi phí quản lý chung không giảm, các khoản thu từ cho vay – tiền gửi thị trường liên ngân hàng giảm mạnh).

Về hiệu quả kinh doanh, kết thúc năm 2012, tỷ suất sinh lời trước thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) và trên tổng tài sản bình quân (ROA) của ACB lần lượt là 8.5% và 0.5%, thấp nhất từ trước tới nay. Dựa trên kết quả kinh doanh không tốt của năm 2012, ACB chi trả cổ tức 6.8%. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) là 0.67, cũng thấp nhất trong các năm.

Trải qua năm 2012 không thành công, định hướng của ACB trong năm 2013 là khôi phục dần quy mô hoạt động, uy tín và thị phần theo hướng tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi, đồng thời củng cố nâng cao năng lực quản trị rủi ro, quản trị tài chính, quản trị nguồn nhân lực nhằm tạo tiền đề tăng trưởng bền vững trong dài hạn.

27

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)