Số lượng thẻ đang hoạt động của ACB năm 2009 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP (Trang 43 - 44)

ĐVT: Số lượng thẻ

Năm 2009 2010 2011 2012

Active Valid Active Valid Active Valid

Active (*) Valid (**) Visa 59,242 156,749 88,697 206,965 129,210 310,346 148,539 380,031 Credit (tín dụng) 8,083 10,139 10,977 15,623 19,822 36,599 25,769 43,156 Prepaid (trả trước) 50,376 142,536 60,534 153,109 76,140 196,253 81,066 229,576 Debit (ghi nợ) 783 4,074 17,186 38,233 33,248 77,494 41,704 107,299 MasterCard 15,749 36,323 18,033 42,516 22,910 61,211 29,569 83,888 Credit (tín dụng) 3,222 4,064 4,069 5,697 5,272 9,428 6,620 11,312 Prepaid (trả trước) 12,527 32,259 13,964 36,819 16,546 48,908 16,213 52,920 Debit (ghi nợ) - - - - 1,092 2,875 6,736 19,656

Local (thẻ nội địa) 59,574 116,747 87,674 166,216 137,435 265,133 195,101 387,100 Tổng 134,565 309,819 194,404 415,697 289,555 636,690 373,209 851,019

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh thẻ của BP. MIS – Trung Tâm Thẻ ACB)

(*) Valid card: thẻ đang ở tình trạng vẫn hoạt động (chưa đóng và cịn hiệu lực thẻ) (**) Active: thẻ có ít nhất 1 giao dịch thanh toán hoặc rút tiền mặt trong 6 tháng.

Trong thời gian qua, số lượng thẻ và tốc độ phát hành thẻ của ACB tăng với tỷ lệ tương đối. Nếu năm 2001 số lượng chủ thẻ là 14,094 thẻ, sau 16 năm số lượng thẻ phát hành của ACB là 851,000 thẻ. Năm 2009, số lượng thẻ đang hoạt động là 309,819 thẻ. Năm 2010, số lượng thẻ còn hiệu lực là 415,697 thẻ, tăng 34% so với năm 2009. Năm 2011 là 636,690 thẻ, tăng 53% so với năm 2010 và con số này đến năm 2012 là 851,019 thẻ, tăng 34% so với năm 2011.

Số liệu quan trọng hơn chính là số lượng thẻ Active (số lượng thẻ có phát sinh giao dịch ít nhất trong 6 tháng), năm 2009 có 134,565 thẻ có giao dịch chiếm 43% tổng số thẻ đang hoạt động. Năm 2010 là 194,404 thẻ, bằng 47% trên tổng số thẻ phát hành, năm 2011 tương đương với 45% số thẻ phát hành 636,690 thẻ và năm 2012 là 373,209 thẻ, ứng với 44% trên tổng số thẻ phát hành 851,019 thẻ. Như vậy, số lượng thẻ có giao dịch phát sinh trên tổng số thẻ phát hành của ACB ở mức

31

khoảng 45%. Nếu so sánh tỷ lệ tăng, số lượng thẻ Active thì năm 2011 tăng 49% so với năm 2010, nhưng năm 2012 con số tăng trưởng chỉ là 29% so với năm 2011.

Nếu so sánh theo sản phẩm thẻ, đối với nhóm thẻ quốc tế thì thẻ trả trước có số lượng thẻ phát hành và sử dụng cao nhất, sau đó là thẻ ghi nợ và cuối cùng là thẻ tín dụng. Điều này cũng hợp lý vì thẻ tín dụng được xem giống như là hình thức vay nợ, chỉ có những khách hàng đủ tiêu chuẩn theo tiêu chí của ngân hàng thì mới được cấp hạn mức tín dụng để chi tiêu trước, thanh tốn sau. Việc ra đời thẻ quốc tế rất có ích cho các phụ huynh có con em đi du học ở nước ngồi hoặc những người có nhu cầu đi du lịch nước ngồi mà khơng phải mang theo nhiều tiền mặt. Ngồi ra, thẻ nội địa cũng có tỷ trọng khá lớn cho thấy nhu cầu sử dụng thẻ để thanh tốn hàng ngày càng cao. ACB chính thức phát hành thẻ ghi nợ nội địa 365 Styles vào ngày 10/08/2009. Tuy chỉ mới bắt đầu phát hành vào giữa cuối năm nhưng con số phát hành là rất cao. Đến 27/06/2011, ACB tiếp tục phát hành thẻ ACB2Go (thẻ ghi nợ nội địa) nên số lượng thẻ nội địa tăng khá nhanh chỉ trong vòng chưa đầy 4 năm. Cũng trong, năm 2011, ACB phát hành thẻ Mastercard Debit (thẻ ghi nợ quốc tế). Nhìn chung, số lượng thẻ phát hành và số lượng thẻ đang hoạt động của ACB là tăng dần qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng của năm 2012 so với năm 2011 thì khơng cao bằng tốc độ tăng trưởng của năm 2011 so với năm 2010.

Song song với việc số lượng thẻ không ngừng tăng lên qua các năm thì doanh số giao dịch bằng thẻ cũng tăng dần qua các năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)