Gian lận thẻ phân loại theo MCC năm 2009 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP (Trang 54 - 59)

Loại hình đại lý Mơ tả Số tiền gian lận

(VNĐ) %

4511 Airlines, Air Carriers 572,620,563 8%

5411 Grocery Stores, Supermarkets 386,375,864 6%

5999 Miscellaneous and Specialty Retail Stores 225,554,138 3%

4722 Travel Agencie 208,790,153 3%

5942 Book Stores 164,684,187 2%

5734 Computer Software Stores 152,473,606 2%

5969 Other Direct Marketers 152,023,817 2%

3084 EVA AIRLINES 149,613,100 2%

5732 ElectronicsSales 148,208,133 2%

6012 Financial Institutions —Merchandise and Services 147,905,842 2%

5967 Inbound Teleservices Merchant 147,343,315 2%

5311 Department Stores 134,246,038 2%

6011 Automated Cash Disbursements 118,882,393 2%

5947 Gift, Card, Novelty and Souvenir Shops 118,398,160 2%

4814 Telecommunication Service 115,922,103 2%

7995 Betting (including Lottery Tickets), Casino Gaming Chips 110,679,500 2%

8999 Professional Service 110,102,060 2%

5912 Drug Stores and Pharmacies 103,452,020 1%

7399 Business Services 101,722,147 1%

5968 Continuity/Subscription Merchant 99,337,142 1%

5733 Music Stores, Musical Instruments,Piano, Sheet Music 95,881,713 1%

7011 Lodging —Hotels, Motels, Resort 89,628,595 1%

Other 3,276,653,568 47%

Tổng

6,930,498,157 100%

42

Một số trường hợp rủi ro đã xảy ra tại ACB mảng phát hành thẻ: Trường hợp 1: Gian lận xảy ra rút tiền tại ATM Malaysia

Ngày 09/04/12, thẻ Mastercard Debit số thẻ 5370 **** **** 8531 của chủ thẻ HUYNH MINH KHOI phát sinh 9 giao dịch rút tiền mặt tại máy ATM Malaysia (Southern Bank Berhad) với tổng số tiền là 85,220,259 đồng cho đến khi thẻ đã hết tiền nhưng vẫn có giao dịch phát sinh. Chủ thẻ xác nhận là khơng có thực hiện giao dịch tại Malaysia và cách đó 1 giờ 44 phút trước thời điểm gian lận phát sinh tại Malaysia, chủ thẻ dùng thẻ để thanh toán cho đại lý Gold Sport Co ở Tp.HCM đúng vào định kỳ ngày 09 hàng tháng.

Vì là giao dịch rút tiền mặt tại ATM (có sử dụng số PIN) theo quy định của Mastercard thì NHPH phải chịu tất cả trách nhiệm nếu có gian lận xảy ra. Do đó, ACB khơng thể khiếu nại giao dịch này với NHTT và về phía chủ thẻ, qua q trình phân tích thì ACB cũng khơng thể chứng minh được chủ thẻ có liên quan đến giao dịch (chủ thẻ cung cấp passport chứng minh khơng có mặt tại Malaysia trong thời gian giao dịch phát sinh và đặc biệt trước đó chỉ cách hơn 1 giờ chủ thẻ lại có thanh tốn thẻ tại Việt Nam). Chủ thẻ cho biết sẽ tiến hành thông tin cho cơ quan truyền thông về vụ việc gian lận nên ACB không thể áp dụng bản điểu khoản điều kiện để ép khách hàng phải chịu thiệt hại nên ACB đã phải bỏ tiền ra đền bù cho khách hàng số tiền là 85,220,259 đồng, cùng với phí rút tiền mặt là 2,595,480 đồng.

Đánh giá: Bên cạnh việc đánh cắp và làm giả thơng tin thẻ thì việc chủ thẻ để lộ cả số PIN và giao dịch gian lận được thực hiện quá dễ dàng là điều đáng lo ngại.

Trường hợp 2: Giao dịch gian lận thẻ Chip xảy ra tại Mỹ do thẻ bị làm giả

Cuối tháng 07- tháng 08 của 2012, ACB nhận được khiếu nại không thực hiện giao dịch của 4 khách hàng với số tiền rất lớn và rất nhiều giao dịch, cụ thể: - Domingo Alonso, khiếu nại 43 giao dịch, số tiền là 73,669,644 đồng.

- Lê Hồng Nhung, khiếu nại 13 giao dịch, số tiền 195,639,444 đồng. - Trương Quốc Hưng, khiếu nại 38 giao dịch, số tiền 164,989,347 đồng.

43

- Nguyễn Hoàng Anh, khiếu nại 3 giao dịch, số tiền 43,206,173 đồng.

Các thẻ khiếu nại là thẻ Visa Platinum EMV có hạn mức thanh tốn tối đa là 200 triệu/ngày, các giao dịch gian lận xảy ra tại Mỹ với rất nhiều đại lý khác nhau dưới hình thức đọc vạch từ trong nhiều ngày khác nhau.

Mặc dù đây là thẻ Chip nhưng do Mỹ được tổ chức thẻ quốc tế ưu tiên chưa áp dụng luật EMV Liability Shift nên theo quy định chỉ cần NHTT phản hồi cung cấp hóa đơn có chữ ký (khơng cần phải giống chữ ký chủ thẻ) là NHPH coi như là khiếu nại thua. ACB không thể khiếu nại thắng các trường hợp trên.

Qua phân tích, 4 chủ thẻ trên đều có đi Mỹ và dùng thẻ để thanh tốn trước đó, đặc biệt ACB phát hiện ra rằng cả 4 đều sử dụng thẻ để thanh toán trực tiếp tại đại lý là Brodard Chateau trước khi có giao dịch gian lận phát sinh nên ACB đã xác định đây là 1 CPP (địa điểm đánh cắp thông tin và làm giả thẻ từ để sử dụng). Kết luận là thẻ có khả năng đã bị lấy cắp thông tin và làm giả rất cao.

Qua điều tra, ACB không chứng minh được chủ thẻ có liên quan đến giao dịch đồng thời các khách hàng trên đều là khách hàng lớn (trong đó có ca sĩ Hồng Nhung có tầm ảnh hưởng đến truyền thông) nên ACB phải điều chỉnh toàn bộ số tiền trên cho khách hàng 477,504,608 đồng. Đây là trường hợp tổn thất khá lớn của ACB tử trước đến nay.

Đánh giá: Việc thẻ Chip vẫn bị làm giả thành thẻ từ và sử dụng tại các máy chỉ có thể chấp nhận thẻ từ (tại Mỹ) mà ACB khơng có biện pháp theo dõi các giao dịch bất thường đã làm cho số tiền thất thoát quá lớn mà ACB lại khơng có biện pháp phát hiện và ngăn chặn sớm.

Trường hợp 3: Thẻ nội địa bị gian lận để rút tiền tại ATM.

Ngày 04/06/2012, chủ thẻ NGUYEN THI MINH THU, có thẻ nội địa 365 Styles 9704 ***** 8412 là nhân viên bộ phận Kế toán – Trung Tâm Thẻ bị lạm dụng khi đang làm việc tại đơn vị và nhận được tin nhắn SMS qua điện thoại thơng báo trừ phí truy vấn số dư. Kiểm tra thấy thẻ đã bị tiền 2 giao dịch 3,550,000VND cùng với 3 giao dịch vấn tin tại ATM của ngân hàng Techcombank - Phịng cơng

44

chứng Số 1. Ngay khi nhận được tin nhắn, chủ thẻ đã yêu cầu khóa thẻ lại do khơng đang sử dụng thẻ, và xuất trình được xác thẻ.

BP.QLRR cũng đã truy xuất các thẻ của ACB đang được thực hiện giao dịch tại ATM của ngân hàng Techcombank (Phịng cơng chứng Số 1) để kiểm tra với chủ thẻ có thực hiện giao dịch khơng. Hơm đó, ngồi thẻ trên cịn có 2 thẻ khác giao dịch tại ATM máy này là DAO HONG HANH – 9704 **** 4660 (số tiền 10,400,000VND), và thẻ TRAN KHANH HA – 9704 ***** 1680 (số tiền là 5,206,000VND). Cả 2 chủ thẻ này đều xác nhận là không thực hiện các giao dịch trên và khiếu nại.

Qua kiểm tra hình ảnh Camera cho thấy người thực hiện giao dịch là người nam, cả 3 thẻ đều cùng 1 đối tượng rút tiền. Kết luận cho thấy thẻ đã bị làm giả và đánh cắp số PIN để sử dụng.

Đánh giá: Việc đánh cắp số PIN ngày càng trở nên dễ dàng đối với bọn tội phạm, trước đây thẻ nội địa khơng xảy ra tình trạng gian lận bởi lẽ tất cả các giao dịch nội địa đều bắt buộc phải nhập số PIN nhưng nay thủ đoạn của bọn tội phạm ngày càng tinh vi.

Trường hợp 4: Gian lận qua mạng.

Ngày 03/10/2011, TTT nhận được khiếu nại của chủ thẻ LUU MINH DIEM, số thẻ 4791 **** 9454. Giao dịch khiếu nại là giao dịch E-commerce, số tiền là 34,894,406VNĐ. Giao dịch được sử dụng ở trang Entropay UK (mua tài khoản ảo) và Trustpay Voice 777 (gọi điện thoại quốc tế qua đường truyền internet). Vì đây là những ĐVCNT có tham gia VBV – Verify by Visa (đại lý có tham gia chương trình xác thực chủ thẻ) nhưng ACB lại khơng tham gia xác thực chủ thẻ nên ACB không được khiếu nại các giao dịch này, đồng nghĩa là ACB đã khiếu nại thua. Về phía chủ thẻ, ACB cũng khơng chứng minh được là chủ thẻ có liên quan đến giao dịch gian lận nên ACB đã đồng ý điều chỉnh các giao dịch trên.

Đánh giá: Những năm 2011, gian lận thanh toán qua mạng của ACB là rất cao bởi vì ACB chưa có biện pháp phịng ngừa gian lận đối với các giao dịch qua mạng, chỉ cần có thơng tin trên thẻ là đã có thể giao dịch được, khơng thơng qua việc kiểm

45

tra có đúng chủ thẻ hay khơng đã làm cho ACB gánh chịu tổn thất rất lớn từ gian lận khơng xuất trình thẻ.

2.3.1.2 Thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ

Một đặc điểm lưu ý là hiện nay ACB chưa triển khai dịch vụ Ecommerce Acquiring (nghĩa là ACB chưa làm ĐVCNT trực tuyến) nên gian lận chủ yếu là do nguyên nhân thẻ của ngân hàng nước ngoài phát hành bị làm giả và sử dụng tại các điểm chấp nhận thẻ của ACB. Nhìn chung thì gian lận tại các ĐVCNT của ACB xảy ra nhiều nhất vẫn là năm 2012 với khoảng 4,8 tỷ đồng, thấp nhất là vào năm 2010 với số tiền gian lận là 1,1 tỷ đồng.

Xét trong mảng giao dịch thanh tốn hàng hóa, dịch vụ thì gian lận xảy ra

do nguyên nhân thẻ bị làm giả vẫn chiếm tỷ lệ rất cao, gần như là toàn bộ số tiền gian lận, trong khi hồ sơ gian lận giả mạo, thẻ mất hoặc đánh cắp,... chiếm tỷ lệ khoảng hơn 10%). Từ năm 2009 tỷ lệ gian lận do thẻ giả gây ra lần lượt là 90.3%, 87.1%, 85.9%, 89.4%. Cao nhất là năm 2012 với số tiền gian lận do thẻ giả lên đến 3 tỷ đồng, cao nhất trong 4 năm qua. Thấp nhất là 2010 với số tiền gian lận chỉ có 641 triệu đồng. Có thể nói thể giả ln là “vấn nạn” đối với các ngân hàng có hoạt động kinh doanh thẻ, khơng riêng gì ACB.

Xét về mảng gian lận trong việc rút tiền mặt, trước hết so sánh giao dịch rút

tiền mặt tại quầy và giao dịch rút tiền mặt tại máy ATM để có cái nhìn tổng quan, dễ nhận thấy là nếu như năm 2009 đến năm 2011, giao dịch gian lận rút tiền mặt xảy ra chủ yếu tại các điểm rút tiền mặt tại quầy của ACB (chi nhánh/PGD hoặc là các ĐVCNT được phép ứng tiền mặt) thì năm 2012, gian lận rút tiền mặt tại các máy ATM lại tăng lên đột biến. Từ năm 2009 đến 2011, gian lận rút tiền mặt tại quầy chiếm đến 99.3%, 86.6% và 91.7% nhưng đến năm 2012 tỷ lệ gian lận lại giảm chỉ còn 7.4%. Ngược lại, gian lận rút tiền mặt tại các máy ATM của năm 2009 là 0.7%, năm 2010 là 13.4%, năm 2011 là 8.3% nhưng riêng năm 2012, tỷ lệ gian lận tại các máy ATM của ACB tăng vọt tới 92.6%. Điều này cho thấy bọn tội phạm thẻ trên thế giới ngày càng tinh vi, không những đánh cắp thơng tin thẻ mà cịn đánh cắp được cả số PIN để thực hiện hành vi rút tiền tại các máy ATM.

46

So sánh số tiền gian lận giữa giao dịch thanh toán và giao dịch rút tiền mặt: Nếu so sánh số tiền gian lận giữa giao dịch thanh tốn và giao dịch rút tiền mặt

thì gian lận tại các ĐVCNT hàng hóa, dịch vụ vẫn cao hơn so với giao dịch rút tiền mặt, luôn chiếm từ 60% - 70% tổng số tiền gian lận. Năm 2009 tỷ lệ này là 66.0% và 33.9%, năm 2010 là 64.5% gian lận trong thanh tốn hàng hóa dịch vụ và 35.5% gian lận rút tiền mặt. Năm 2011, gian lận trong thanh toán là 71.3% ứng với số tiền 2,7 tỷ đồng song song với gian lận rút tiền mặt là 1,1 tỷ đồng, chiếm 28.7%. Riêng năm 2012, gian lận trong thanh tốn là 3,4 tỷ đồng, chiếm 70.4%, cịn lại là gian lận rút tiền mặt 1,4 tỷ đồng, ứng với 29.6%. ACB nên tập trung tìm hiểu nguyên nhân vì sao giao dịch tại các điểm ĐVCNT có tỷ lệ gian lận xảy ra quá cao như vậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP (Trang 54 - 59)