Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP (Trang 89 - 92)

3.2 Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ACB

3.2.3 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng

Để hạn chế rủi ro tín dụng, ACB cần phân theo 2 nhóm ngun nhân: ngun nhân từ phía ngân hàng và nguyên nhân từ phía khách hàng.

Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

 Đánh giá đúng thơng tin, năng lực tài chính của chủ thẻ: để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra, trong q trình cấp thẻ tín dụng, nhân viên phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thẩm định cấp hạn mức như một khoản vay thông thường, thu thập thông tin đầy đủ của khách hàng theo đúng quy định của chính sách cấp thẻ tín dụng, khơng xét cấp thẻ cho khách hàng có lịch sử thanh tốn khơng tốt (bằng cách tra CIC – Credir Information Center), cấp thẻ theo đúng hạn mức đã quy định.

 Khi xem xét tăng hạn mức thẻ, nhân viên tiếp nhận phải thực hiện hủy thẻ cũ và cấp thẻ mới nếu khơng khách hàng có thể sử dụng cả hai thẻ cùng lúc, vượt hạn mức quy định của chính sách.

 Hiện nay, chính sách của ACB đó là cho phép khách hàng có thể rút 100% tiền mặt từ thẻ tín dụng. Điều này hồn tồn trái ngược với định hướng thẻ thay thế cho thanh toán dùng tiền mặt. Các ngân hàng khác như HSBC, Sacombank... đều có một hạn mức rút tiền mặt nhất định (trung bình là 50% tổng hạn mức được cấp). Do đó, TTT cần phải thay đổi quy định hạn mức rút tiền mặt, chẳng hạn như thẻ Platinum còn chỉ được rút tiền mặt 70%, thẻ vàng là 50% và thẻ chuẩn là 30%.

 Hiện nay, ACB có chính sách khách hàng vay vốn phải mở thẻ tín dụng, điều này không thật sự cần thiết khi việc mở thẻ tín dụng chỉ nhằm phục vụ cơng tác giải

77

ngân trong khi khách hàng khơng có nhu cầu/khơng xuất phát từ nhu cầu thật sự của khách hàng. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng khách hàng vay vốn mà không được vay hết hạn mức giá trị tài sản đảm bảo sẽ sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt.

 Ngoài ra, việc tái kiểm tra và tái thẩm định khách hàng cũng là một việc làm hết sức cần thiết, đặc biệt là các thẻ tín dụng tín chấp. Việc tái kiểm tra này sẽ được thực hiện bằng cách truy xuất thông tin khách hàng trên CIC, thông tin trên hệ thống thẻ của ACB (đó là CustomerCare và Electra) để có thể đánh giá lại tình trạng tài chính của khách hàng từ đó có điều chỉnh phù hợp hơn: giảm hạn mức tín dụng hoặc chấm dứt quyền sử dụng thẻ. Đề xuất việc đánh giá lại chất lượng tín dụng nên được thực hiện định k ỳ 1 năm/1 lần.

 Hiện tại, thẻ thế chấp so với thẻ tín chấp chiếm tỷ lệ quá thấp, đặc biệt trong năm 2012, tỷ lệ thẻ tín chấp chiếm tỷ lệ khoảng 82%. ACB cần phải đánh giá lại tình hình tài chính của khách hàng để chuyển những khách hàng được cấp thẻ tín chấp mà ln có tình trạng nợ q hạn cao và thường xuyên sang hình thức thế chấp. Ngay từ đầu, khi đánh giá khách hàng để cấp thẻ tùy thuộc vào thực trạng chung của nền kinh tế nói chung và tình hình tài chính của chủ thẻ nói riêng mà nên mở rộng thẻ tín chấp hay thế chấp để đảm bảo rủi ro tín dụng xảy ra ở mức thấp.

 Ngồi ra, việc khách hàng khơng nhận được bảng thông báo giao dịch hàng tháng cũng là nguyên nhân làm cho khách hàng “quên” việc trả nợ thẻ tín dụng. Do đó, TTT cần phải đảm bảo bảng thông báo giao dịch sẽ được gởi đến khách hàng bằng cách nhắn tin SMS/Email bảng thông báo giao dịch cho chủ thẻ.

 Về lâu dài, để thẩm định chính xác một khách hàng, lựa chọn được cho mình những khách hàng tốt có nhu cầu thực sự thì TTT nên xây dựng cho mình hệ thống chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng riêng cho lĩnh vực thẻ (dựa trên nền tảng hệ thống chấm điểm tín dụng cá nhân hiện có). Hệ thống chấm điểm này căn cứ trên các thông tin về thu nhập, về địa vị xã hội, cơ quan công tác, thâm niên, số lượng thẻ đã phát hành, lịch sử quá trình sử dụng thẻ của khách hàng... Hệ thống chấm điểm này có tính thống nhất tập trung trong toàn hệ thống, là cơ sở các nhân viên thẩm định có thể truy cập để tham khảo thơng tin trước khi ra quyết định.

78

Nguyên nhân từ phía khách hàng:

 Khách hàng có khả năng trả nợ nhưng khơng có thiện chí trả nợ hoặc khách hàng vỡ nợ, lâm vào tình trạng phá sản và trốn khỏi địa phương: nếu cả kênh phân phối và Trung tâm thu nợ cá nhân đã nhắc và thúc nợ theo quy trình thì chuyển ACBA để khởi kiện là biện pháp mạnh nhất và hiệu quả nhất.

 Nguồn thu nhập của khách hàng bị giảm sút: nếu khách hàng có kế hoạch trả nợ rõ ràng thì chuyển nợ quá hạn nhưng cho khách hàng trả nợ dần. Đối với khách hàng khơng có kế hoạch trả nợ thì chuyển nợ q hạn và chuyển cơng ty ACBA xử lý.

 Các khách hàng có nợ quá hạn cao thường là khách hàng dùng thẻ để rút tiền mặt. TTT cần truy xuất dữ liệu định kỳ hàng tháng khách hàng có doanh số rút tiền mặt cao gởi đến kênh phân phối và Trung tâm thu nợ cá nhân để theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời như giảm hạn mức sử dụng thẻ, thúc nợ,...

Một số kiến nghị khác:

 Hiện nay, việc thu hồi nợ và khởi kiện đối với các thẻ tín dụng, Trung tâm thu hồi nợ thực hiện một cách miễn cưỡng (chỉ là dạng thu hộ dùm TTT), mà không xem thu nợ từ thẻ tín dụng cũng là thu nợ từ cho vay và đó là trách nhiệm của mình nên TTT cần phải làm việc lại với Trung tâm thu nợ để xác định rằng việc thu hồi nợ từ thẻ tín dụng cũng rất quan trọng và góp phần làm giảm nợ xấu của ngân hàng. Điều quan trọng là xác định lại nghĩa vụ thu hồi nợ là do TTT thực hiện hay vẫn do Trung tâm thu hồi nợ thực hiện. Kiến nghị vẫn là Trung tâm thu hồi nợ thực hiện thu hồi nợ từ thẻ tín dụng vì có nhiều kinh nghiệm hơn, nếu chuyển cơng việc thu hồi nợ về TTT thì việc phải tổ chức thêm 1 bộ phận thu hồi nợ nhưng sẽ khơng có nhiều kinh nghiệm là khơng cần thiết.

 Việc Trung tâm thu nợ thiếu nhân sự cũng là nguyên nhân không đảm bảo thực hiện đúng quy định hiện nay. Kiến nghị điều chuyển những chức danh (PFC – tư vấn tài chính cá nhân/CA - phân tích tín dụng) để thực hiện cơng tác thu hồi nợ. Đồng thời, có chế độ thưởng cuối tháng căn cứ vào kết quả hồn thành cơng việc.

79

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP (Trang 89 - 92)