Gian lận thẻ quốc tế theo loại hình gian lận năm 2009 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP (Trang 49 - 52)

ĐVT: VNĐ THẺ QUỐC TẾ 2009 2010 2011 2012 Số lượng GD Số tiền gian lận Số lượng GD Số tiền gian lận Số lượng GD Số tiền gian lận Số lượng GD Số tiền gian lận

Gian lận thanh toán 574 1,716,455,437 566 1,510,522,808 747 2,098,442,522 914 1,486,194,997

Thẻ bị mất - đánh cắp - - - - - - 10 83,350,904

Thẻ bị làm giả 150 569,909,020 127 585,345,608 29 215,342,312 87 486,958,315 Thanh toán qua mạng 424 1,146,546,417 439 925,177,200 718 1,883,100,210 817 915,885,778

Gian lận rút tiền mặt

(ATM) - - - - - - 16 93,776,393

Thẻ bị làm giả - - - - - - 16 93,776,393

Tổng 574 1,716,455,437 566 1,510,522,808 747 2,098,442,522 930 1,579,971,390

37

Gian lận thẻ ACB theo hình thức gian lận năm 2009 - 2012

0 500,000,000 1,000,000,000 1,500,000,000 2,000,000,000 2,500,000,000 2009 2010 2011 2012 Năm Số ti ền g ia n lậ n (V N Đ )

Thanh toán qua mạng Thẻ bị làm giả Thẻ bị mất - đánh cắp

Hình 2.1: Gian lận thẻ quốc tế theo hình thức gian lận 2009 - 2012

Nhìn chung, từ năm 2009 đến 2011, số liệu cho thấy gian lận của ACB chỉ xảy ra với thẻ quốc tế và với các giao dịch thanh tốn hàng hóa, dịch vụ, chưa xảy ra gian lận đối với các giao dịch rút tiền mặt (kể cả rút tiền tại ATM và tại quầy). Trước tiên, xét giao dịch gian lận do thẻ bị làm giả, năm 2009, gian lận do thẻ bị làm giả là 569 triệu đồng, năm 2010 gian lận xảy ra do thẻ giả là 585 triệu đồng, chỉ tăng nhẹ 2.7% so với năm 2009, năm 2011 con số này là 215 triệu đồng, giảm tới 63.2% so với năm 2010, tuy nhiên năm 2012, gian lận do thẻ bị làm giả lại tăng tới 126.1% so với năm 2011, 486 triệu đồng.

Xét các giao dịch gian lận do thẻ bị đánh cắp thông tin và sử dụng qua internet, năm 2009, gian lận qua mạng xảy ra là 1,1 tỷ, năm 2010 giảm 19.3% so với năm 2009, đặc biệt năm 2011 con số gian lận qua mạng là 1,8 tỷ, cao nhất trong các năm, tăng 103.5% so với năm 2010, riêng năm 2012 gian lận thanh tốn khơng xuất trình thẻ là 915 triệu đồng, giảm 51.4% so với năm 2011.

Trong năm 2012, chủ thẻ ACB đã phải gánh chịu tổn thất gian lận xảy ra do chủ thẻ bị mất thẻ mà không thông báo cho ngân hàng để yêu cầu khóa thẻ, và hậu quả là kẻ gian đã đánh cắp được thẻ và sử dụng thẻ thanh toán tại các ĐVCNT. Tổng số tiền bị kẻ gian lận thực hiện của 2 trường hợp là 83 triệu đồng. Đây là một thất thốt khơng đáng có nếu như chủ thẻ biết cách bảo vệ mình khi thẻ bị mất. Đặc biệt,

38

trong năm 2012, tại ACB đã xảy tra trường hợp thẻ bị làm giả và sử dụng để rút tiền mặt tại ATM của Malaysia. Không những thẻ mà cả số PIN cũng bị kẻ gian đánh cắp để sử dụng. Đây là một thách thức mà không những ACB mà chủ thẻ cũng phải quan tâm vì hành vi gian lận thẻ ngày càng tinh vi.

Theo quy định thẻ nội địa khi giao dịch là phải nhập PIN nên ACB chưa xảy ra gian lận nào đối với thẻ nội địa. Nhưng đến năm 2012, gian lận xảy ra với thẻ nội địa đã xuất hiện với bằng hình thức rút tiền mặt tại ATM. Có thể nói năm 2012 là năm mà ACB xảy ra gian lận với nhiều hình thức khác nhau. Gian lận đối với trường hợp thẻ nội địa xảy ra khá hy hữu khi thẻ bị gian lận chính là thẻ lương của nhân viên kế tốn TTT. Sau đó, ACB phát hiện thêm 3 thẻ bị làm giả nữa và do cùng một đối tượng rút tiền mà chủ thẻ khơng hề hay biết thẻ mình đang có kẻ gian sử dụng thẻ. Tổng số tiền gian lận thẻ nội địa bị làm giả của năm 2012 là 25,106,000VNĐ (18 giao dịch của 4 thẻ). Xét theo số lượng gian lận xảy ra thì năm 2012 cao nhất với tổng 914 giao dịch, so với năm 2009 là 574 giao dịch. Qua đó cho thấy, gian lận có thể xảy ra bất cứ lúc nào và thường thì khơng theo một xu hướng nào nhất định.

Nếu phân loại theo hình thức gian lận và số lượng thẻ bị gian lận thì số

tiền và số thẻ gian lận trong mơi trường khơng xuất trình thẻ cao hơn số lượng thẻ và số tiền gian lận trong giao dịch có xuất trình thẻ. Điều này có thể lý giải được bởi vì giao dịch thanh tốn qua mạng rất dễ thực hiện khi mà ACB chưa áp dụng các biện pháp xác thực chủ thẻ trong giao dịch trực tuyến nên chỉ cần thiết thông tin trên mặt thẻ là kẻ gian đã có thể thực hiện giao dịch gian lận. Năm 2009, số tiền gian lận của giao dịch có xuất trình thẻ là 33.2%, trong khi giao dịch khơng xuất trình thẻ là 66.8%. Năm 2010, tỷ lệ không thay đổi nhiều với số tiền gian lận tại ĐVCNT là 38.7% cùng với tỷ 61.3% của giao dịch trực tuyến. Riêng năm 2011, gian lận trong mơi trường khơng xuất trình thẻ chiếm tới 89.4% trong tổng số tiền gian lận 2011. Nhưng đến năm 2012, giao dịch có xuất trình thẻ bị gian lận lại tăng lên đột ngột với 42.9% so với tổng gian lận. Như vậy, trong khi năm 2011, gian lận tập trung vào việc đánh cắp thông tin sử dụng qua internet thì năm 2012 ACB lại gánh chịu hậu quả nhiều từ việc thẻ bị làm giả và sử dụng tại các ĐVCNT.

39

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP (Trang 49 - 52)