Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 45 - 47)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI EXIMBANK

2.2 Thực trạng huy động vốn tại Eximbank

2.2.3.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế

Năm 2008, tiền gửi của khách hàng cá nhân là 23.590 tỷ đồng, chiếm 73% tổng nguồn vốn tiền gửi. Năm 2009, quy mô loại tiền gửi này tăng lên đáng kể, với tốc độ tăng 39%, đạt mức 32.780 tỷ đồng. Có đƣợc sự tăng trƣởng vƣợt bậc trên là nhờ Eximbank đã thấy đƣợc tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ kết hợp với việc mở rộng mạng lƣới và nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Số lƣợng khác hàng cá nhân của Eximbank tăng mạnh. Tiền gửi khách hàng cá nhân tiếp tục gia tăng trong năm 2010, đạt mức 45.354 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2009. Năm 2011, Eximbank huy động đƣợc 54.605 tỷ đồng tiền gửi của khách hàng cá nhân. Cuối năm 2012, quy mô tiền gửi khách hàng cá nhân đạt mức rất cao: 64.787 tỷ đồng. Mặc dù tốc độ tăng trƣởng tiền gửi của khách hàng cá nhân trong hai năm 2011, 2012 thấp hơn so với hai năm 2009, 2010 do bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhƣng xét trên mặt bằng chung của tồn ngành thì tốc độ tăng trƣởng này là khá cao.

Biểu đồ 2.1: Sự tăng trƣởng huy động vốn cá nhân qua 5 năm ( ĐVT: Tỷ đồng)

23.590 32.780 45.354 54.605 64.787 2008 2009 2010 2011 2012

Tiền gửi từ tổ chức kinh tế cũng gia tăng qua các năm, từ mức 8.741 tỷ đồng cuối năm 2008 lên mức 25.351 tỷ đồng cuối năm 2010 với tốc độ tăng trƣởng qua các năm 2009, 2010 lần lƣợt là 63%, 78%. Tuy nhiên, đến năm 2011 với nhiều thay đổi quan trọng trong chính sách điều hành vĩ mơ đã tác động rất lớn đến hoạt động của các NHTM. Để kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã điều hành chính sách thắt chặt tài khóa và tiền tệ trong năm 2011. Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn khi nhiều doanh nghiệp hoạt động trì trệ, thu hẹp quy mơ hoặc ngừng hoạt động. Chính vì vậy, huy động vốn từ tổ chức kinh tế giảm mạnh, chỉ còn 18.172 tỷ đồng cuối năm 2011, giảm 28% so với năm 2010. Đến năm 2012, với nhiều đối sách kinh doanh linh hoạt và nhạy bén, tình hình huy động tiền gửi từ tổ chức kinh tế của Eximbank khả quan hơn , tăng 14% so với năm 2011, đạt 20.732 tỷ đồng vào cuối năm 2012.

Nhìn chung, quy mơ nguồn vốn tiền gửi từ tổ chức kinh tế và nguồn vốn tiền gửi từ dân cƣ tăng dần qua các năm. Trong cơ cấu nguồn vốn tiền gửi, tiền gửi khách hàng cá nhân luôn giữ tỷ trọng chủ yếu (khoảng 70%) và cơ cấu này mang tính ổn định qua các năm. Cơ cấu này là hợp lý bởi đối tƣợng khách hàng cá nhân là đối tƣợng có nhu cầu tiết kiệm cao bên cạnh những nhu cầu khác nhƣ nhu cầu thanh tốn, tiện ích dịch vụ và an tồn đồng vốn. Đồng thời, kênh gửi tiền vào NHTM là một trong những kênh đầu tƣ hiệu quả của đối tƣợng này. Trong khi đó, đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp lại quan tâm đến những cơ hội đầu tƣ bên ngoài và tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh hơn là gửi tiền vào ngân hàng để hƣởng lãi, mục đích thƣờng xuyên của họ khi gửi vốn vào ngân hàng là để phục vụ nhu cầu thanh tốn và sử dụng các tiện ích khác. Tuy nhiên xét về phía ngân hàng, việc gia tăng tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp về cả quy mơ lẫn tỷ trọng đem lại lợi ích lớn, bởi tiền gửi loại này thƣờng có số lƣợng lớn xét trên từng món tiền gửi, trong khi tiền gửi của khách hàng cá nhân xét trên từng món tiền gửi thƣờng thấp hơn nên mặc dù tổng tiền gửi loại này cao hơn tổng tiền gửi của tổ chức kinh tế nhƣng ngân hàng phải quản lý một lƣợng tài khoản lớn hơn rất nhiều so với số lƣợng tài khoản tiền gửi của tố chức kinh tế. Điều này làm cho ngân hàng tốn nhiều chi phí quản lý và theo dõi tài khoản hơn cũng nhƣ gia tăng các chi phí phát sinh kèm theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 45 - 47)