Tƣơng quan giữa nguồn vốn huy động và cho vay tại Eximbank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 49 - 51)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI EXIMBANK

2.2 Thực trạng huy động vốn tại Eximbank

2.2.4 Tƣơng quan giữa nguồn vốn huy động và cho vay tại Eximbank

Bảng 2.7: Tƣơng quan giữa nguồn vốn huy động và cho vay tại Eximbank giai đoạn 2008- 2012

Chỉ tiêu Nguồn vốn huy động (tỷ đồng)

Dƣ nợ tín dụng ( tỷ đồng)

Tƣơng quan giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn (%) 2008 Ngắn hạn 31.129 16.445 14.684 Trung dài hạn 1.202 4.787 (3.585) Tổng cộng 32.331 21.232 11.099 2009 Ngắn hạn 41.001 27.591 13.410 Trung dài hạn 5.988 10.989 (5.001) Tổng cộng 46.989 38.580 8.409 2010 Ngắn hạn 38.477 41.493 (3.016) Trung dài hạn 32.228 20.853 11.375 Tổng cộng 70.705 62.346 8.359 2011 Ngắn hạn 49.488 50.627 (1.139) Trung dài hạn 23.289 24.036 (747) Tổng cộng 72.777 74.663 (1.886) 2012 Ngắn hạn 71.292 51.036 20.256 Trung dài hạn 14.227 23.886 (9.659) Tổng cộng 85.519 74.922 10.597

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank từ năm 2008-2012)

Qua các năm, chênh lệch giữa nguồn vốn huy động và cho vay đều dƣơng (ngoại trừ năm 2011 do tình hình kinh tế có nhiều biến động, đặc biệt là hoạt động

ngân hàng). Điều này cho thấy nguồn vốn huy động của Eximbank khá dồi dào, luôn đáp ứng nhu cầu cho vay, phần dơi ra ngân hàng có thể sử dụng để đầu tƣ vào các hoạt động sinh lời khác hoặc phục vụ cho các hoạt động khác. Trong các năm 2008, 2009, vốn huy động trung và dài hạn chiếm tỷ trọng khá thấp so với tổng nguồn vốn huy động, thấp hơn nhiều so với nhu cầu cho vay trung và dài hạn. Phần thiếu hụt đƣợc bù đắp bởi phần dôi ra của vốn huy động ngắn hạn so với cho vay ngắn hạn. Việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vay dài hạn có thể dẫn đến tăng nguy cơ rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Tuy nhiên, sang năm 2010, nguồn vốn huy động trung và dài hạn lớn hơn cho vay trung và dài hạn trong khi nguồn vốn ngắn hạn lại thiếu hụt so với nhu cầu cho vay ngắn hạn. Ngân hàng có thể sử dụng một phần vốn từ phần dôi ra của nguồn vốn trung và dài hạn để tài trợ cho các khoản cho vay ngắn hạn, tuy nhiên, việc này có thể làm tăng nguy cơ rủi ro lãi suất, giảm lợi nhuận từ lãi của ngân hàng khi lãi suất thị trƣờng biến động theo chiều hƣớng bất lợi. Năm 2011, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn : lạm phát ở mức cao, lƣợng cung tiền hạn chế, nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động…khiến nguồn vốn huy động ngắn hạn thiếu hụt so với nhu cầu cho vay ngắn hạn và nguồn vốn huy động trung và dài hạn cũng thấp hơn so với nhu cầu cho vay trung và dài hạn. Đứng trƣớc những khó khăn đó, Eximbank đã đƣa ra những chính sách linh hoạt để đảm bảo an tồn hoạt động, đến năm 2012, nguồn vốn huy động ngắn hạn đã tăng lên đáng kể, cao hơn nhiều so với nhu cầu cho vay ngắn hạn, góp phần tài trợ cho nhu cầu cho vay trung và dài hạn.

Nhìn chung, chênh lệch giữa nguồn vốn huy động và cho vay qua các năm vẫn còn khá cao. Điều này chứng tỏ khâu sử dụng nguồn vốn tiền gửi vẫn chƣa mang tính hiệu quả, chƣa khai thác triệt để nguồn vốn tiền gửi để cho vay khách hàng. Về phía ngân hàng, các hoạt động đầu tƣ sinh lợi khác có thể đem lại lợi nhuận cao nhƣng không ổn định và không nên chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động sinh lợi của ngân hàng. Về phía khách hàng, rất nhiều khách hàng khát vốn để sản xuất kinh doanh hoặc sử dụng vào các mục đích khác nhƣ mua nhà,… nhƣng vẫn

chƣa tiếp cận đƣợc nguồn vốn của ngân hàng.Vì vậy, cần có những chính sách hỗ trợ tích cực để gia tăng việc cho vay khách hàng, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)