1.4.2.2 .Khung pháp lý đối với hoạt động NHBL
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG BÁN LẺ
2.2.1.3 Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ
A. Hoạt động kinh doanh thẻ:
- Về quy mô và tốc độ tăng trưởng: Được xác định là một trong những
dịch vụ nòng cốt của hoạt động bán lẻ, với sự tập trung chỉ đạo của Ban lãnh
đạo, trong 4 năm 2008-2011 hoạt động kinh doanh thẻ đã có những bước phát
triển mạnh mẽ. Hoạt động kinh doanh thẻ trong năm 2011 có những bước
tăng trưởng khá tốt so với năm 2010. Hoạt động truyền thông, quảng bá cũng được tích cực đẩy mạnh, phong phú về hình thức và đối tượng hướng tới. Các
sản phẩm, dịch vụ thẻ của BIDV ngày càng phong phú, đa dạng, tính năng dịch vụ trên ATM, POS dần được hoàn thiện và gia tăng nhiều tiện ích cho chủ thẻ. Một số sản phẩm như thẻ ghi nợ BIDV Harmony, thẻ tín dụng, dịch vụ giá trị gia tăng trên ATM có những đặc điểm khác biệt và độc đáo so với thị trường.
+ Tổng số thẻ đã phát hành năm 2007 đạt 570.908 thẻ, năm 2009 đạt
1.510.724 thẻ và đến 31/12/2010 là 1.846.773 thẻ. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007-2010 đạt 64%/năm. Năm 2011, số lượng thẻ tăng ròng đạt 490.791 thẻ nâng tổng số lượng thẻ lũy kế đạt 2.337.564 thẻ; Số lượng thẻ
tín dụng quốc tế đạt 12.431 thẻ, nâng tổng số thẻ lũy kế đạt 19.003 thẻ.
+ Dịch vụ thanh toán thẻ qua POS/EDC được chính thức triển khai từ
tháng 8/2007 đã giúp BIDV phát triển thêm đối tượng khách hàng mới là các “đơn vị chấp nhận thẻ”, gia tăng tiện ích cho các chủ thẻ BIDV. Số lượng
POS lắp đặt mới trong năm 2011 đạt 1.570 POS, nâng tổng số POS lên 2.599. Hiệu quả hoạt động của hệ thống POS của BIDV đang dần cải thiện, thể hiện
ở giá trị thu phí dịch vụ tăng dần, năm 2008 là 218 triệu đồng, năm 2009 là
299 triệu đồng; Năm 2010 đạt 412 triệu đồng, tăng 38% so với năm 2009.
Năm 2011 đạt 576 triệu đồng.
+ Thu phí dịch vụ rịng hoạt động thẻ có sự tăng trưởng khá, năm 2007
đạt 8 tỷ đồng, năm 2009 đạt 16,5 tỷ đồng, năm 2010 là 22 tỷ đồng, và thực
hiện năm 2011 là 43,6 tỷ đồng, tăng gấp 5,5 lần so với năm 2007.
+ Song song với việc mở rộng mạng lưới kết nối thanh tốn thẻ, BIDV cũng khơng ngừng nâng cao chất lượng, gia tăng tiện ích cho chủ thẻ: thanh toán hoá đơn trên ATM, thanh toán vé máy bay, nạp tiền điện thoại qua ATM, mua bảo hiểm…
Biểu đồ 2.3. Số lượng thẻ ghi nợ phát hành và thu dịch vụ ròng từ thẻ 570 1074 1510 1846 2337 43.6 22 16.5 10.8 8 0 500 1000 1500 2000 2500 2006 2007 2008 2009 2010 n g à n t h ẻ 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 tỷ đ ồ n g lượng thẻ thu DV
- Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh thẻ đang tồn tại một số hạn chế: + Vị trí và thị phần của BIDV về thẻ ghi nợ nội địa liên tục giảm sút qua
các năm. Năm 2006, BIDV xếp vị trí thứ 4 (sau VCB, Đông Á và ICB) với
13,5% thị phần; năm 2008, BIDV xếp vị trí thứ 5 nhưng thị phần đã giảm xuống chỉ còn 10,8%. Bước sang năm 2009, mặc dù vẫn duy trì vị trí thứ 5
nhưng thị phần thẻ ghi nợ của BIDV tiếp tục giảm nhẹ xuống còn 10,2%.
+ BIDV mới chính thức bước vào thị trường thẻ quốc tế từ tháng 3/2009, chưa phát hành thẻ ghi nợ quốc tế nên số lượng thẻ quốc tế còn rất khiêm tốn.
+ Tốc độ tăng trưởng thẻ ghi nợ nội địa có xu hướng giảm dần. Năm
2008 đạt 88%, năm 2009 chỉ đạt 40,6%, năm 2010 chỉ tăng 22% và năm 2011
tăng 27%.
Hoạt động kinh doanh thẻ của BIDV giai đoạn 2007 - 2011 đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của BIDV vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung của thị trường, dẫn đến thị phần của BIDV trên các mảng kinh doanh thẻ (phát hành thẻ, thanh tốn thẻ) đang có xu hướng giảm dần và khoảng cách giữa BIDV với các đối thủ cạnh tranh ngày càng nới rộng.
B. Các dịch vụ phi tín dụng khác:
Trong 5 năm qua, với mục tiêu cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ đa dạng, đáp ứng cao nhất nhu cầu về dịch vụ tài chính cho
mọi đối tượng khách hàng, các sản phẩm bán lẻ khác như thanh toán hoá đơn,
thanh toán lương, dịch vụ kiều hối, BSMS, BIDV DirectBanking… đã được
tích cực nghiên cứu, triển khai và có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Cụ thể:
Dịch vụ chuyển tiền
- Chuyển tiền trong nước: Trong giai đoạn 2007-2011, việc triển khai
mở rộng mạng lưới kinh doanh đã cho phép BIDV phát triển dịch vụ thanh
toán trong nước với chất lượng ổn định, tăng thu phí dịch vụ cho BIDV. - Chuyển tiền nước ngoài (chuyển tiền kiều hối): BIDV đã phát triển nhiều sản phẩm chuyển tiền kiều hối: Western Union (WU) , Fast Remit (Qatar), KEB (Korea Exchange Bank)…trong đó nổi bật nhất là sản phẩm chuyển tiền nhanh WU. Năm 2010, hoạt động chuyển tiền kiều hối có sự tăng
trưởng khá tốt, tổng doanh số chuyển tiền đạt 1,08 tỷ USD tăng gấp 2 lần so
Việt Nam, sau VCB (22%), Cty kiều hối Đông Á (16%), ICB (15%), Cty kiều hối Sacom (13,5%), Agribank (12,7%).
+ Dịch vụ Western Union (WU): Tháng 2 năm 2006, BIDV trở thành một trong 6 đại lý chính thức của WU, hoạt động này không ngừng tăng
trưởng qua các năm về số điểm giao dịch WU từ 294 điểm năm 2006 tăng lên 505 điểm năm 2008. Doanh số và thu phí dịch vụ cũng có mức tăng trưởng khá cao. Trong năm 2009 đã có 104.823 giao dịch được thực hiện, tăng gấp 3,5 lần so với năm 2006 (26.377 giao dịch), doanh số dịch vụ đạt 67 triệu USD, đem lại mức thu phí dịch vụ là 560 nghìn USD (tương đương 10 tỷ đồng), tăng gấp 2,2 lần so với năm 2006 (228 nghìn USD). Thu phí rịng dịch
vụ WU năm 2011 đạt 13,4 tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với năm 2010; doanh số chuyển tiền đạt 118,6 triệu USD tăng 65% so với năm 2010; số lượng giao dịch WU đạt 128.975 giao dịch, tăng 24% so với năm 2010. Chuyển tiền WU của BIDV hiện ở vị trí thứ tư sau Agribank, Vietinbank và ACB.
Dịch vụ thanh toán hoá đơn
- Dịch vụ thanh toán hoá đơn tiền điện với EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) được triển khai bắt đầu từ tháng 6/ 2006 tại địa bàn TP.HCM. Đến
năm 2009, dịch vụ đã được triển khai đến 12 chi nhánh. Doanh số thanh toán
và số lượng giao dịch tăng nhanh qua các năm, năm 2007 đạt 257 triệu đồng với 314 giao dịch, đến 31/12/2011 đã đạt 220 tỷ đồng với 57.000 giao dịch
thành công tại 7 địa bàn triển khai dịch vụ. Qua gần 3 năm triển khai, dịch vụ
đã tạo chuyển biến trong nhận thức của khách hàng về thói quen thanh tốn
khơng dùng tiền mặt, đồng thời hỗ trợ chi nhánh triển khai các dịch vụ khác
- Tuy nhiên, doanh số dịch vụ thanh tốn hố đơn tiền điện cịn khiêm tốn, do sản phẩm đang trong quá trình triển khai mở rộng, tình hình triển khai dịch vụ thanh tốn hóa đơn trên thị trường cịn gặp nhiều khó khăn.
Dịch vụ thanh toán lương. Được triển khai trên toàn hệ thống từ
năm 2007 đến nay đã có nhiều doanh nghiệp thực hiện trả lương qua hệ thống
BIDV. Đến cuối năm 2010 đã có 510.000 cán bộ thực hiện nhận lương qua
BIDV. Năm 2010 số món thanh tốn tăng 125%, doanh số thanh tốn đạt trên 11.000 tỷ đồng tăng 176%, phí thu đạt hơn 5 tỷ đồng, tăng 383% so với năm 2009. Đặc biệt dịch vụ đã đáp ứng được chủ trương trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo Chỉ thị
20/2007/CT-TTg, đồng thời góp phần tích cực trong việc phát triển dịch vụ thẻ và dịch vụ khác của BIDV: BSMS, thanh toán trong nước, tăng cường phát triển nguồn vốn nhàn rỗi trong thanh tốn của ngân hàng.
Nhóm dịch vụ ngân hàng điện tử . Đây là những sản phẩm bước
đệm chuẩn bị cho dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking trên nền công
nghệ tiên tiến của BIDV trong thời gian tới.
- Dịch vụ BSMS (Dịch vụ nhắn tin ngân hàng tự động): Được triển khai thí điểm cuối năm 2006 và chính thức từ năm 2007, dịch vụ đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Đến 31/12/2009 đã có 256.963 khách hàng sử dụng tăng
3,54 lần so với năm 2007. Tăng trưởng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ bình quân 53.400 khách hàng/năm. Với các tiện ích đa dạng, cung cấp thông tin cho khách hàng về giao dịch tài khoản, dịch vụ đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ và sự hài lòng của khách hàng đồng thời đem lại nguồn thu phí chắc chắn cho ngân hàng, số phí thu được năm 2009 là 17,7 tỷ đồng, tăng 6 lần so với năm 2007 (2,91 tỷ đồng). Năm 2010 đạt 26,4 tỷ đồng tăng 49% so với năm 2009. Khách hàng sử dụng dịch vụ BSMS tiếp tục có sự tăng trưởng
cao, tăng 1,7 lần so với năm 2009 nâng tổng số khách hàng sử dụng sản phẩm
lên 436.838 khách hàng.
Dịch vụ bảo hiểm. Năm 2011, Hội sở chính đã triển khai nhiều cơ
chế, chính sách động lực và các chương trình Marketing cho sản phẩm như cơ chế khen thưởng với giá trị giải thưởng cao, chương trình “Nhận quà may mắn”…Các chương trình đã góp phần thúc đẩy tăng doanh thu và phí hoa
hồng bảo hiểm. Thu phí hoa hồng bảo hiểm bán cho khách hàng cá nhân đạt 3.08 tỷ đồng, tăng 123% so với năm 2010; doanh số bán bảo hiểm qua kênh
Bancas (cho khách hàng cá nhân) đạt 253 tỷ đồng.