XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ CƠ CHẾ ĐỘNG LỰC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 97 - 101)

1.4.2.2 .Khung pháp lý đối với hoạt động NHBL

3.10 XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ CƠ CHẾ ĐỘNG LỰC

LỰC.

3.10.1 Chính sách đầu tư

Để phát triển hoạt động NHBL, dự kiến có những chi phí đầu tư như sau:

Đầu tư công nghệ:

+ Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin bảo mật đảm bảo kinh doanh liên tục và ổn định.

+ Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ quản lý điều hành: hệ thống quản lý khách hàng CRM, hệ thống ứng dụng quản lý thu nhập - chi phí, hệ thống quản lý rủi ro, phần mềm phục vụ quản lý - điều hành…

+ Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh bán lẻ: nâng cấp và chỉnh sửa hệ thống ngân hàng cốt lõi (corebanking), hệ thống Internetbanking và mobilebanking, hệ thống contactcenter, các dự án thẻ, các phần mềm ứng dụng cho sản phẩm, dịch vụ...

Đầu tư cho công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm.

Đầu tư mạng lưới: mở rộng mạng lưới kênh phân phối: chi nhánh, phòng giao dịch, ATM, POS

Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực: đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ phát

triển sản phẩm, đào tạo nghiệp vụ, đào tạo kỹ năng mềm.

Đầu tư cho công tác marketing bán lẻ: các chiến dịch quảng bá

thương hiệu, quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, khuyến mại, chăm sóc khách hàng.

3.10.2 Xây dựng cơ chế động lực

 Nghiên cứu, xây dựng và triển khai chương trình tính tốn, phân bổ chi phí – thu nhập liên quan tới hoạt động bán lẻ, chi tiết theo từng hoạt động, sản phẩm, từng đơn vị kinh doanh, từng khách hàng/ nhóm khách hàng… từ

đó có các giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như có cơ sở để

xây dựng và thực hiện cơ chế tài chính - động lực.

 Mỗi năm, Ngân hàng dành khoảng 80-100 tỷ đồng (tương đương 10%

định mức quản lý công vụ) hỗ trợ định mức chi tiêu đối với hoạt động tín

dụng bán lẻ; lợi nhuận hoạt động bán lẻ ghi nhận tăng thêm từ 300-500 tỷ

đồng (tương đương 5-8% lợi nhuận toàn hệ thống); 10% quỹ lương dành cho

các hoạt động nghiệp vụ để thực hiện chi khuyến khích đối với hoạt động bán lẻ gồm: đánh giá, ghi nhận kết quả của hoạt động bán lẻ, từng bước xây dựng

cơ chế khoán đối với từng cán bộ.

 Cơ chế động lực gồm các cơ chế sau:

Cơ chế hỗ trợ định mức chi tiêu đối với hoạt động tín dụng bán lẻ.

Cứ tỷ trọng dư nợ bán lẻ/tổng dư nợ năm thực hiện tăng 1% so với năm trước sẽ được Trụ sở chính bổ sung vào định mức chi quản lý công vụ 2%. Với mức hỗ trợ này, định mức chi quản lý cơng vụ bình qn tăng 15% tương đương 80 tỷ đồng.

Cơ chế ghi nhận gia tăng lợi nhuận của hoạt động bán lẻ khi xác định quỹ thu nhập của đơn vị. Thu nhập ròng cho vay bán lẻ ghi nhận = Thu

nhập ròng cho vay bán lẻ trên cân đối x Hệ số gia tăng. Trong đó: Hệ số gia tăng = 1,5. Từ đó, lợi nhuận tính quỹ thu nhập của đơn vị sẽ được tính theo thu nhập cho vay bán lẻ theo số liệu ghi nhận.Với hệ số gia tăng = 1,5, dự kiến thu nhập ròng cho vay bán lẻ được ghi nhận tăng thêm khoảng 300 tỷ

đồng (từ 600 tỷ đồng lên 900 tỷ đồng).

 Cơ chế khuyến khích cho hoạt động bán lẻ giai đoạn 2011-2012. Kế hoạch ngân sách: 10% quỹ lương để dành cho các hoạt động nghiệp vụ để

thực hiện chi khuyến khích đối với hoạt động bán lẻ. Với tỷ lệ này, kế hoạch ngân sách năm 2011 dành cho hoạt động bán lẻ 5-7 tỷ đồng.

 Đánh giá, ghi nhận kết quả của hoạt động bán lẻ. Trên cơ sở kế

hoạch kinh doanh phân giao cho từng khối, nhóm nghiệp vụ chính và tăng dần thang điểm để thể hiện sự đóng góp của các khối kinh doanh: Dành 50% số điểm đánh giá các chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch chung; Dành 50% số điểm

đánh giá theo các khối hoạt động, trong đó đối với hoạt động bán lẻ tính thêm

15-20% tổng số điểm đánh giá

 Cơ chế khoán đối với từng cán bộ (doanh số, thu nhập,..)

Để phản ánh kết quả và hiệu quả lao động của từng cán bộ theo hướng

mỗi cán bộ nhân viên là trung tâm lợi nhuận - chi phí, Hội sở chính sẽ từng

bước giao khốn doanh số, thu nhập hoạt động bán lẻ đối với từng hoạt động

nghiệp vụ tới mỗi cán bộ bán lẻ. Đây cũng chính là một trong những căn cứ

để chi trả thu nhập đối với người lao động. Việc xây dựng cơ chế này sẽ gắn

với tiến độ dự án Tập hợp và phân bổ thu nhập- chi phí theo từng sản phẩm,

khách hàng, đơn vị.

Kết luận chương 3.

Dựa trên cơ sở những định hướng phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong đó có quan điểm phát triển, tầm nhìn, các mục tiêu cụ thể, Chương 3 của Luận văn đã đề ra các giải pháp thiết thực và đồng bộ như giải pháp về quản trị điều hành; mơ hình tổ chức, nguồn nhân lực; giải pháp hướng tới khách hàng; phát triển sản phẩm/dịch vụ; mạng lưới và kênh phân phối; giải pháp về quảng bá, truyền thông; cơ chế động lực; công nghệ; quản trị rủi ro…Đây là những giải pháp mang tính tồn diện làm nền tảng cho việc thực hiện thành công định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

KẾT LUẬN

Đề tài: “Giải pháp phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” đã tập trung giải quyết những nội dung

quan trọng:

- Làm rõ các vấn đề lý luận về ngân hàng, các dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại

- Phân tích thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, rút ra những tồn tại hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.

- Luận văn đưa ra hệ thống các giải pháp để phát triển bền vững hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

trên cơ sở những định hướng phát triển kinh doanh.

Hoạt động ngân hàng bán lẻ đang trở thành xu hướng phát triển của các

ngân hàng thương mại. Rất nhiều yếu tố thuận lợi đã và đang tạo ra tiềm năng

to lớn cho phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ.

Các giải pháp luận văn đưa ra mang tính khả thi giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển nhanh và bền vững hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Ngân

1. Lê Hoàng Nga (02/12/2009), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ giai đoạn 2010-2015, Vneconomy.com.

2. Lê Khắc Trí (2007), Phát triển dịch vụ bán lẻ của các ngân hàng thương

mại Việt Nam, nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin.

3. Nguyễn Đại Lai (22/4/2008), Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán

lẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, tạp chí Kinh tế và Dự báo.

4. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê.

5. Phạm Văn Năng (2003), Tự do hóa tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế

của hệ thống ngân hàng Việt Nam, Cục xuất bản – Bộ Văn hóa Thơng tin.

6. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài

chính.

7. Trần Huy Hồng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản

Lao động Xã hội.

8. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2010), Kế hoạch phát triển hoạt động Ngân hàng bán lẻ BIDV giai đoạn 2010-2012, định hướng đến 2015.

9. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2011), Tài liệu Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn hệ thống năm 2011.

10. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)