1.4.1 Môi trường kinh tế vĩ mô
Trong giai đoạn 2006-2010 vừa qua, kinh tế thế giới và Việt Nam đã có những biến động lớn, đặc biệt là từ cuối năm 2007 trở lại đây.
Năm 2006-2007, kinh tế thế giới trải qua một thời kỳ tăng trưởng cao. Nguồn vốn đầu tư quốc tế dồi dào tìm kiếm cơ hội đầu tư ở các nước đang phát triển. Nền kinh tế Việt Nam có những bước tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quân đạt 8,3%/năm, kim ngạch xuất
nhập khẩu đạt trên 20%/năm, lạm phát năm 2006 là 7,5%, năm 2007 là
12,6%. Việc gia nhập WTO với các cam kết về tự do hóa dịch vụ, tiến hành cải cách kinh tế và điều kiện về lao động và vị trí thuận lợi, Việt Nam được
nhìn nhận như địa chỉ đầu tư hấp dẫn để lựa chọn sau Trung Quốc. Theo đó, nguồn lực được đổ vào Việt Nam rất mạnh, dưới nhiều hình thức, từ kiều hối
đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng như đầu tư gián tiếp. Đây cũng là
giai đoạn hoạt động NHBL bắt đầu phát triển mạnh mẽ với sự tăng trưởng cao về dịch vụ thẻ, thanh tốn, tín dụng tiêu dùng...
Sang năm 2008, nền kinh tế Việt Nam đã bộc lộ các yếu tố bất ổn sau
giai đoạn tăng trưởng nóng và chịu ảnh hưởng bởi những tác động tiêu cực
của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam suy giảm: GDP đạt 6,5%, lạm phát bùng nổ 19,9%, xuất khẩu, đầu tư nước ngoài và kiều hối đều giảm mạnh, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khốn sụt giảm liên tục và kéo dài... Ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt (tăng lãi suất cơ bản, rút bớt tiền từ lưu thông về, khống chế tốc độ tăng trưởng dư nợ không vượt quá 30%,...) đã
khiến cho hoạt động NHBL gặp nhiều khó khăn, hoạt động tín dụng bán lẻ
của các ngân hàng gần như ngừng trệ.
Từ cuối năm 2008 sang năm 2009, với mục tiêu phục hồi và giữ vững tăng trưởng kinh tế, Chính phủ đã thực hiện các chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng (miễn thuế, giảm thuế, hỗ trợ lãi suất cho kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, bất động sản, giáo dục, y tế...) và chính sách tiền tệ mềm dẻo hơn (như tăng cung tiền, tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất cơ bản,...). Vì vậy, hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh NHBL nói riêng của các NHTM được từng bước cải thiện.
Mặc dù vậy, hiện nay hoạt động NHBL ở Việt Nam vẫn cịn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, đó là: nguy cơ lạm phát và những bất ổn kinh tế chưa hẳn đã chấm dứt, thu nhập của phần lớn dân cư chưa cao và thiếu
ổn định, nền cơng nghệ chung cịn thấp, môi trường pháp lý vẫn còn nhiều bất
cập... Kinh tế Việt nam vẫn được dự báo tiếp tục tăng trưởng trong những
năm tới (GDP tăng trưởng khoảng 5-7%/năm), nền tảng chính trị và xã hội tiếp tục ổn định, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, môi trường
pháp lý và các cơ chế chính sách của Nhà nước đang dần hồn thiện. Tất cả các yếu tố này đang mở ra cơ hội cũng như thách thức để các NHTM phát triển hoạt động NHBL tại Việt Nam.
1.4.2. Môi trường kinh doanh NHBL
1.4.2.1 Tiềm năng của thị trường NHBL
Hiện nay, quy mô của thị trường NHBL Việt Nam còn nhỏ bé, theo báo cáo của một số tổ chức nghiên cứu, đến nay mới chỉ có 17% dân số Việt Nam có tài khoản tại ngân hàng. Nhưng với tình hình chính trị xã hội ổn định, kinh tế tăng trưởng, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, dân số đông (theo kết quả thống kê năm 2010 là 86 triệu người với 2/3 số dân trong độ tuổi lao
động), thu nhập của người dân ngày càng tăng (GDP bình quân đầu người năm 2008 đạt 1.024 USD, năm 2010 là 1.200 USD tăng gấp 3 lần trong vòng 10 năm) và mức độ thâm nhập của các dịch vụ tài chính ngân hàng còn thấp,
Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng về phát triển dịch vụ
NHBL. Theo dự đoán, doanh thu từ ngành NHBL sẽ tăng khoảng 25%-30% mỗi năm trong vòng 5-10 năm tới.
Một số xu hướng ảnh hưởng tích cực tới việc mở rộng cung cấp dịch
- Xu hướng đơ thị hóa với tốc độ tăng dân số 1% mỗi năm tại các thành
phố lớn. Đến năm 2010, dân số tại đô thị chiếm tỷ trọng 29%. Tỷ lệ người dân
trong độ tuổi lao động (18-60 tuổi) khá lớn, chiếm 52% dân số.
- Xu hướng tiêu dùng ngày càng tăng: số liệu của TNS Vietcycle cho thấy sự tăng trưởng vật chất từ năm 1999 đến năm 2009 như sau: Dưới 15% hộ gia đình thành thị có thu nhập từ 3 triệu đồng trở xuống, trên 45% hộ gia
đình có thu nhập từ 4,5 đến 20 triệu đồng/tháng. Mức tiết kiệm trung bình của người Việt đã giảm từ 17% tổng thu nhập vào năm 1999 xuống còn 9% vào năm 2009.
- Xu hướng tiêu dùng gắn với tiếp cận công nghệ: Tỷ lệ tiếp cận
internet của Việt Nam năm 2010 là 27,5 người dùng/100 dân, số người sử dụng internet 24,3 triệu người; Số lượng thuê bao điện thoại cố định và di
động là 921/1.000 người dân, chỉ xếp sau Mỹ, Singapore về tốc độ phát triển.
- Xu hướng sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng nhiều: tốc độ phát
triển dịch vụ ngân hàng đạt trên 30%/năm trong vòng 3 năm qua.