Hạn chế trong hoạt động CTTC tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại các công ty cho thuê tài chính tại việt nam (Trang 53)

2.2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CTTC CỦA CÁC CÔNG TY

2.2.1. Hạn chế trong hoạt động CTTC tại Việt Nam

2.2.1.1. Quy mơ và thị phần tín dụng nhỏ hẹp

Bảng 2.8: Quy mô của hệ thống TCTD Việt Nam tại thời điểm tháng 6/2013

Hệ thống các TCTD Số lƣợng Số chi nhánh Tổng Vốn điều lệ VĐL bình quân

và PGD (tỷ đồng) (tỷ đồng)

NHTM Nhà Nƣớc 6 1360 121,055 20,176

Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam 1 65 9,988 9,988

NHTM cổ phần 35 958 186,773 5,336

Ngân hàng liên doanh 4 4 9,160 2,290

Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài 5 5 19,547 3,909

Cơng ty Tài chính 18 18 20,316 1,129

Công ty CTTC 12 16 3,910 326

Cộng 81 2426 370,749 4,577

Nguồn: NHNN Việt Nam.

Xét về số lƣợng, ở Việt Nam hiện nay đã có 81 TCTD (bảng trên không bao gồm Quỹ TDND và các Chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài) với 2426 chi nhánh và phòng giao dịch trải rộng khắp các tỉnh thành cả nƣớc. Tổng vốn điều lệ là 370,749 tỷ đồng và vốn điều lệ bình quân một TCTD là 4,577 tỷ đồng.

Trong khi đó các cơng ty CTTC chiếm vị trí rất khiêm tốn trong bức tranh tổng thể trên. Có 16 trụ sở chi nhánh cơng ty CTTC, hoạt động giới hạn trong địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, vốn điều lệ bình qn là 326 tỷ đồng, nhỏ hơn 14 lần so với mức bình quân chung của hệ thống TCTD.

Bảng 2.9: Chỉ tiêu hoạt động của các TCTD năm 2012 đơn vị tính: tỷ đồng Loại hình TCTD Tổng tài sản có Tỷ lệ so với tồn hệ thống (%) ROA (%) ROE (%) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (%) Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (%) Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (%) Tỷ lệ quy định theo Thông tƣ 13 (%) NHTM Nhà nƣớc 2,201,660 43.3 0.79 10.34 10.28 21.45 96.77 80 NHTM Cổ phần 2,159,363 42.5 0.49 5.10 14.01 17.60 79.01 80 NH Liên doanh, nƣớc ngoài 555,414 10.9 0.92 4.50 27.63 -2.03 90.07 80 TCTD Hợp tác 14,485 0.3 1.53 8.00 38.83 -1.01 94.58 85 Cơng ty tài chính, cho

thuê 154,857 3.0 -0.76 -13.88 9.25 17.59 126.28 85 Toàn hệ thống 5,085,779 100% 0.62 6.31 13.75% 17.16 89.35%

Nguồn: NHNN Việt Nam

Tổng tài sản có của hệ thống tín dụng là 5,085,779 tỷ đồng, trong đó các cơng ty tài chính và CTTC chỉ chiếm 3%, cho thấy hoạt động của các cơng ty CTTC cịn rất hạn chế. Theo báo cáo của NHNN tổng dƣ nợ tín dụng của tồn hệ thống năm 2012 là 3,090,904 tỷ đồng, trong khi dƣ nợ của các công ty thuộc Hiệp hội CTTC Việt Nam là 15,540 tỷ đồng chiếm 0.5%. Hay nói cách khác mức độ đáp ứng tín dụng của các cơng ty CTTC đối với nền kinh tế cịn rất nhỏ bé.

Chất lƣợng hoạt động của các cơng ty tài chính nói chung và cơng ty CTTC nói riêng cũng thấp thể hiện ở hai chỉ số: tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản ROA và tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE đều âm (-), các công ty CTTC nói chung kinh doanh khơng hiệu quả. Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu CAR thấp nhất trong toàn hệ thống chỉ đạt 9.25% vừa đủ theo yêu cầu về hệ số CAR phải đạt tối thiểu 9% theo quy định tại Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD.

Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các cơng ty CTTC có tỷ lệ gần nhƣ các Ngân hàng TMCP khác vì tình hình huy động vốn dài hạn khó khăn. Ngồi ra tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của cơng ty tài chính và CTTC là

126.28% cho thấy cơng ty CTTC không huy động vốn đủ để đáp ứng yêu cầu của tín dụng và vƣợt quá mức an tồn NHNN quy định tại Thơng tƣ 13/TT-NHNN Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD. NHNN chỉ cho phép tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động đối với các TCTD phi ngân hàng là 85%.

Nhìn vào mức độ tăng trƣởng dƣ nợ cho thuê của các cơng ty CTTC thì rõ ràng con số đạt đƣợc cịn rất khiêm tốn. Thống kê cho thấy, nếu tính tỷ trọng của đầu tƣ qua hình thức CTTC so với kênh tín dụng ngân hàng thì dƣ nợ CTTC đạt đƣợc chỉ vào khoảng 0.5% so với tổng dƣ nợ tín dụng. Trong khi đó, tại các quốc gia phát triển, so với tín dụng thì CTTC tài trợ đến 15 -20%, tức là chiếm khoảng 1/5 thị phần tài trợ.

Hầu hết các cơng ty CTTC cịn lại đều tăng trƣởng dƣ nợ rất chậm chạp, kể cả các công ty CTTC có yếu tố nƣớc ngồi. Một số Cty CTTC nhƣ ANZ- Vtrack, VILC… sau hơn 10 năm hoạt động nhƣng dƣ nợ thực tế chỉ đạt hơn 15 nghìn tỷ đồng, thị phần hầu nhƣ chỉ thu hẹp ở khu vực đặt trụ sở hoạt động. Điều này thể hiện rằng cịn rất nhiều khó khăn cho các cơng ty CTTC, cả ở khía cạnh khách quan và chủ quan.

2.2.1.2. Lãi suất cao

Chi phí thuê tài chính thƣờng cao hơn chi phí sử dụng vốn vay ngân hàng. Điều này xuất phát từ nhiều lý do. Trƣớc hết, do công ty CTTC là một TCTD phi ngân hàng do đó lợi nhuận từ lãi cho thuê của hoạt động CTTC gần nhƣ là nguồn thu duy nhất của công ty. Trong khi đó, các ngân hàng với hàng loạt các dịch vụ cung cấp cho các khách hàng có thể hy sinh một phần lãi suất nhƣng bù lại họ thu đƣợc nhiều hơn từ các khoản phí dịch vụ. Thứ hai, nguồn vốn huy động của công ty CTTC rất hạn chế, chỉ đƣợc phép huy động trung hạn các tổ chức, nguồn vốn tự huy động ít ỏi buộc các cơng ty CTTC phải vay vốn từ ngân hàng mẹ với lãi suất cao. Chính vì những lý do này, lãi suất CTTC thƣờng cao hơn so với tín dụng ngân hàng.

2.2.1.3. Sản phẩm th tài chính khơng đa dạng

Cơ cấu dƣ nợ theo loại hình tài sản thuê của các Cty CTTC trên thị trƣờng Việt Nam hiện nay cũng tồn tại nhiều hạn chế. Tài sản thuê của các cơng ty chỉ tập trung vào máy móc thiết bị ở một số ngành sản xuất, chế biến nhƣ: bao bì, in ấn, khai khống, nhựa, sắt thép, xây dựng, thủy sản… và các phƣơng tiện giao thông vận tải nhƣ: tàu thuyền, xà lan, ô tô.

Giá trị phƣơng tiện vận chuyển trong cơ cấu tài sản cho thuê chiếm gần 2/3 tổng giá trị tài sản cho thuê của các công ty CTTC. Việc đầu tƣ mạnh vào phƣơng tiện vận chuyển cũng là một lợi thế của các cơng ty CTTC vì với phƣơng tiện vận chuyển thì rủi ro nói chung thƣờng ít hơn đối với phần lớn tài sản thuê là máy móc thiết bị. Điều này xuất phát từ hai lý do mà trƣớc hết là tính thơng dụng và thanh khoản của phƣơng tiện vận chuyển, đặc biệt là ơ tơ. Kế đến đó là đặc tính dễ dàng để thẩm định về chất lƣợng và giá cả của các loại tài sản thuê này. Vì vậy, việc thẩm định và xử lý hồ sơ thƣờng rất nhanh chóng. Bên cạnh đó thị trƣờng ơ tơ cũ của Việt Nam vốn phát triển hơn nhiều so với thị trƣờng máy móc thiết bị cũ vì vậy khi có rủi ro xảy ra với hợp đồng thuê thì việc thanh lý tài sản thuê thƣờng dễ dàng hơn rất nhiều.

Tài sản cho thuê hiện chỉ là động sản mà chƣa đƣợc phép cho thuê bất động sản. Các công ty cũng khơng thực hiện cho th vận hành vì khơng có hƣớng dẫn rõ ràng của NHNN cũng nhƣ bản thân các công ty không mạnh dạn phát triển sản phẩm cho thuê mới.

2.2.1.4. Nợ xấu lớn và việc thu hồi nợ xấu, xử lý tài sản khó khăn

Nợ xấu các công ty CTTC cao hơn các NHTM, việc thu hồi tài sản để xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn, kéo dài và tài sản xuống cấp. Khách hàng thƣờng trả nợ trễ hạn và công ty CTTC không nắm bắt đƣợc kịp thời tình hình kinh doanh của khách hàng vì khơng theo dõi đƣợc dịng tiền thanh tốn tiền hàng của khách hàng.

Mặc dù bộ Công an, Tƣ pháp và NHNN đã có Thơng tƣ liên tịch 08/2007/TTLT-NHNN-BCA-BTP về hƣớng dẫn thu hồi xử lý tài sản CTTC của các công ty CTTC nhƣng việc thu hồi tài sản để xử lý nợ xấu rất khó khăn. Có những

nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:

+ Về ý thức hợp tác của khách hàng

Nhiều DN không tuân thủ pháp luật, tẩu tán tài sản, không trả lại tài sản cho chủ sở hữu là các công ty CTTC. Trƣờng hợp DN khơng tẩu tán tài sản, thì lại chây lỳ, khơng giao tài sản, thậm chí dùng cơn đồ để chiếm giữ tài sản trái phép. Một số trƣờng hợp DN chấp nhận trao trả tài sản, nhƣng tài sản đã cũ nát, nếu bán đi cũng không đủ để thu hồi nợ.

Có những trƣờng hợp Cơng ty CTTC khơng thể thu hồi đƣợc tài sản thuê do bên thuê tự ý chuyển giao cho Bên thứ 3 và bên thứ 3 không chịu giao trả tài sản cho Cơng ty CTTC khi có u cầu. bên th cố tình trốn tránh khơng bàn giao tài sản, Công ty CTTC không liên lạc đƣợc với họ.

+ Các trƣờng hợp khó khăn trên thực tế thƣờng gặp:

Sự phối hợp của các cơ quan chức năng với công ty CTTC trong việc thu hồi tài sản chƣa tốt. Cơng ty CTTC nhiều lần nhờ cơ quan có thẩm quyền nhƣ cơ quan công an các cấp, Uỷ ban nhân dân xã (phƣờng), cảng vụ, cảnh sát biển… (theo quy định của thông tƣ số 08/2007/TTLT-NHNN-BCA-BTP), tuy nhiên sự giúp đỡ của các cơ quan này cịn có nhiều mặt hạn chế nhƣ xử lý u cầu chậm trễ không kịp thời dẫn đến việc tài sản cho thuê bị Bên thuê di dời đến địa bàn khác. Thậm chí khi Cơng ty CTTC có u cầu nhƣng cơ quan có thẩm quyền khơng cử đại diện trực tiếp hỗ trợ trong việc thu hồi tài sản.

Đã có hiện tƣợng khi bên th nhận đƣợc Thơng báo, Quyết định thu hồi tài sản thuê trƣớc khi bàn giao đã tháo dỡ một hoặc một số bộ phận, thiết bị của tài sản (đặc biệt có những bộ phận thiết bị trên tàu biển có trị giá rất lớn) làm tài sản bị hƣ hỏng hoặc bị giảm sút giá trị…Thậm chí có khơng ít trƣờng hợp cố tình tẩu tán tài sản, có hành vi chiếm đoạt tài sản. Nhận thấy những hành vi này có dấu hiệu của tội phạm (theo quy định của Bộ luật hình sự) nhƣ chiếm đoạt tài sản, phá hoại tài sản hoặc sử dụng tài sản sai mục đích… Cơng ty CTTC trình báo hành vi này ra cơ quan công an. Tuy nhiên thời gian để cơ quan công an xử lý là rất lâu, thậm chí vụ việc bị treo. Lý do đƣa ra cho việc chậm trễ này thƣờng là không liên lạc và chƣa

xác minh đƣợc địa chỉ của ngƣời đại diện của Bên thuê hoặc lý do đƣa ra đây là vụ việc dân sự và không thuộc thẩm quyền xử lý của họ...

Công ty CTTC không thể tự đi xác minh, điều tra hay thu thập chứng cứ do những hạn chế về thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Mặc khác, lực lƣợng cán bộ Công ty CTTC mỏng và nếu có đủ thì cũng khơng thể chun tâm đi truy tìm đƣợc tài sản thuê bị giấu, bị chiếm đoạt (trong khi ngƣời đại diện của DN đã bỏ trốn) do cịn những cơng việc chun môn khác cần giải quyết… dẫn đến tài sản cho thuê không thể thu hồi ngay đƣợc.

+ Một số vƣớng mắc trong việc xử lý tài sản thuê

Việc thu hồi tài sản đã khó khăn, việc xử lý tài sản cho th cũng gặp khơng ít những vấn đề bất cập. Cụ thể:

Xử lý tài sản cho thuê thu hồi trƣớc hết nhằm đạt mục đích thu hồi nợ, vì vậy việc xử lý cần phải đƣợc thực hiện một cách nhanh chóng với hiệu quả cao nhất. Thông thƣờng tài sản cho thuê đƣợc thực hiện chủ yếu theo hình thức bán hoặc cho thuê lại với giá cao nhất có thể. Tuy nhiên tuỳ theo nhu cầu thị trƣờng ở từng thời điểm mà có thể xử lý tài sản đƣợc ngay hoặc phải chờ đợi thời gian. Có những tài sản khơng xử lý đƣợc ngay do khơng có khách hàng mua hoặc thuê lại. Nếu thời gian xử lý kéo dài, tài sản xuống cấp sẽ làm giảm sút giá trị, chi phí trơng giữ bảo quản tài sản tăng lên gây thiệt hại cho chính Cơng ty CTTC và cả DN thuê. Mặc dù vậy có những trƣờng hợp Bên thuê bị thu hồi tài sản cố tình khơng trả nợ đã nại ra lý do không thống nhất với việc xử lý tài sản của Cơng ty CTTC, thậm chí có những trƣờng hợp Bên th đã phản tố Công ty CTTC tại Tòa án về việc xử lý tài sản khiến thời gian xử lý bị kéo dài, gây tổn thất cho Công ty CTTC trong việc thu hồi vốn.

Những khó khăn kể trên chỉ là một số trong nhiều những những khó khăn vƣớng mắc thƣờng gặp khác trong việc thu hồi tài sản CTTC. Để giải quyết đƣợc những khó khăn vƣớng mắc này trƣớc hết Cơng ty CTTC cần có hành lang pháp lý rõ ràng chặt chẽ hơn trong việc tổ chức và hoạt động nói chung và trong việc thu hồi xử lý tài sản cho thuê nói riêng.

2.2.1.5. Phƣơng thức tài trợ đơn điệu

Hình thức CTTC ba bên vẫn là phƣơng thức chủ yếu nhất trong nghiệp vụ CTTC tại Việt Nam. Hiện nay hầu hết số hợp đồng cho thuê đƣợc thực hiện qua hình thức này. Mua và cho thuê lại chỉ xuất hiện trong một vài hợp đồng cho thuê. Các hình thức khác nhƣ CTTC hợp tác, CTTC giáp lƣng vẫn chƣa đƣợc áp dụng.

Nhìn nhận một cách khách quan thì lựa chọn phƣơng thức CTTC ba bên vẫn là một lựa chọn phù hợp của các công ty CTTC trong giai đoạn hiện nay. Trƣớc hết, CTTC là lĩnh vực mới ở Việt Nam, vì vậy, trong điều kiện hệ thống pháp lý về CTTC vẫn chƣa hồn thiện thì mức độ rủi ro trong hoạt động CTTC theo các chuyên gia nhận định là khá cao. Điều này bắt buộc các công ty CTTC phải rất thận trọng trong việc quyết định đƣờng hƣớng phát triển của mình. Trong phƣơng thức CTTC 3 bên, đa số tài sản thuê là tài sản mới, vì vậy, thuận lợi cho việc thẩm định tài sản, giá cả cũng nhƣ hạn chế đƣợc phần nào rủi ro về công nghệ lạc hậu. Việc định giá tài sản, thẩm định tình hình tài chính của khách hàng đòi hỏi mất rất nhiều thời gian trong khi đó, rủi ro lại rất lớn. Chính vì vậy, phƣơng thức ba bên vẫn đƣợc các Cty CTTC hoan nghênh hơn cả. Mặc dù là lựa chọn an toàn nhất nhƣng phƣơng thức tài trợ ba bên làm cho công ty CTTC mất đi những cơ hội để tham gia các dự án lớn cũng nhƣ vơ tình làm mất đi những ƣu điểm mà CTTC vốn có.

2.2.2. Nguyên nhân gây ra những hạn chế trong hoạt động CTTC tại Việt Nam

2.2.2.1. Nguyên nhân từ cơ chế, chính sách

+ Các quy định giới hạn cho thuê và huy động còn bất cập

Hầu hết các công ty CTTC tại Việt Nam hiện nay đều hình thành trên cơ sở cơng ty con trực thuộc NHTM. Chính vì vậy, hạn chế về vốn để hoạt động của các công ty này là rất lớn. Hiện nay, các cơng ty CTTC có quy mơ vốn tự có nhỏ. Nếu theo quy định hạn mức cho thuê tối đa đối với một khách hàng khơng q 25% vốn tự có (Luật các TCTD, 2010) thì dự án cao nhất mà Cty CTTC có thể tài trợ là trung bình khoảng 100 tỷ VNĐ. Nhƣ vậy, với quy định trên, các công ty CTTC chỉ dừng lại quy mô đầu tƣ vào các dự án vừa và nhỏ. Điều này cản trở sự phát triển của hoạt động CTTC trong điều kiện quy mô đầu tƣ của các DN thuộc các thành phần kinh tế

đang ngày một nâng cao.

Bên cạnh việc giới hạn quy mơ cho vay thì quy định về việc cơng ty CTTC chỉ đƣợc phép huy động vốn từ nguồn tiết kiệm trung – dài hạn từ các tổ chức cũng là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại các công ty cho thuê tài chính tại việt nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)