2.2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CTTC CỦA CÁC CÔNG TY
2.2.2.1. Nguyên nhân từ cơ chế, chính sách
+ Các quy định giới hạn cho thuê và huy động còn bất cập
Hầu hết các công ty CTTC tại Việt Nam hiện nay đều hình thành trên cơ sở cơng ty con trực thuộc NHTM. Chính vì vậy, hạn chế về vốn để hoạt động của các công ty này là rất lớn. Hiện nay, các cơng ty CTTC có quy mơ vốn tự có nhỏ. Nếu theo quy định hạn mức cho thuê tối đa đối với một khách hàng không quá 25% vốn tự có (Luật các TCTD, 2010) thì dự án cao nhất mà Cty CTTC có thể tài trợ là trung bình khoảng 100 tỷ VNĐ. Nhƣ vậy, với quy định trên, các công ty CTTC chỉ dừng lại quy mô đầu tƣ vào các dự án vừa và nhỏ. Điều này cản trở sự phát triển của hoạt động CTTC trong điều kiện quy mô đầu tƣ của các DN thuộc các thành phần kinh tế
đang ngày một nâng cao.
Bên cạnh việc giới hạn quy mô cho vay thì quy định về việc cơng ty CTTC chỉ đƣợc phép huy động vốn từ nguồn tiết kiệm trung – dài hạn từ các tổ chức cũng là một yếu tố không thuận lợi cho công ty CTTC, công ty CTTC không đƣợc phép huy động từ cá nhân. Chính vì quy định này, quy mơ tài sản có hình thành trong cơng ty CTTC bị hạn chế rất nhiều.
Một nguồn vốn nữa cho hoạt động của các công ty CTTC là phát hành giấy tờ có giá. Tuy nhiên, việc phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn gần nhƣ không thực hiện đƣợc vì phải có sự đồng ý của NHNN. Vì vậy, trong thực tế hơn 10 năm hoạt động CTTC ở Việt Nam, vẫn chƣa có một cơng ty CTTC nào đứng ra phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn. Các cơng ty CTTC hầu hết đều sử dụng hình thức đi vay từ ngân hàng mẹ sau khi đã sử dụng hết vốn điều lệ của mình và các nguồn huy động. Việc đi vay vừa ràng buộc các công ty CTTC vào những điều khoản cơ bản phải tuân thủ trong khi đó lãi suất cho vay bao giờ cũng phải cao hơn lãi suất huy động. Chính vì vậy, chi phí giá vốn của các cơng ty CTTC càng cao buộc các công ty CTTC phải tìm cách đẩy đầu ra lên cao hơn nhằm đảm bảo có lãi. Chính vì vậy làm giảm sức cạnh tranh của các công ty CTTC trong mối tƣơng quan so sánh với hình thức tín dụng tại các NHTM
Do việc huy động từ xã hội rất khó khăn nên các cơng ty CTTC phụ thuộc chủ yếu vào việc vay vốn từ các ngân hàng mẹ. Tuy nhiên hiện nay các TCTD chỉ có thể cho vay các công ty CTTC khơng q 5% vốn tự có của TCTD, hay tỷ lệ cấp tín dụng trên vốn huy động của công ty CTTC không vƣợt quá tỷ lệ 85% (Thông tƣ 13/TT-NHNN, 2010) thật sự đã làm cho các công ty CTTC gặp vơ vàn khó khăn trong vấn đề huy động vốn. Lãi suất cho thuê cao vốn đã bất lợi mà các công ty CTTC cịn khó có thể phát triển thêm tín dụng vì đã chạm vào các giới hạn trên.
+ Hạn chế trong danh mục tài sản đƣợc phép CTTC
Các DN mới thành lập cũng nhƣ các DN có dự án đầu tƣ mở rộng sản xuất thƣờng bắt buộc phải đầu tƣ cùng lúc hai hạng mục đó là: mua sắm và xây dựng cơ bản nhà xƣởng và đầu tƣ vào máy móc thiết bị hoạt động. Theo quy định hiện hành
của Luật, các công ty CTTC không đƣợc phép đầu tƣ vào bất động sản. Chính vì vậy, cơng ty CTTC chỉ có thể tài trợ cho DN các hạng mục MMTB. Và nhƣ vậy, DN vẫn phải tìm đến NHTM để giải quyết nhu cầu vốn cho cơ sở hạ tầng. Bất lợi trên khiến các DN thƣờng làm việc với NHTM để đƣợc đầu tƣ cùng lúc cả hai hạng mục. Vì vậy, các các ty CTTC mất lợi thế cạnh tranh trong các trƣờng hợp này.
Không chỉ vậy, nhu cầu bất động sản là nhà ở trong dân cƣ luôn ở mức rất cao mà từ trƣớc đến nay, chỉ có NHTM tài trợ nhu cầu này. Đây cũng là một vấn đề gia tăng rủi ro cho hoạt động tín dụng của các NHTM. Chính vì vậy, việc mở rộng danh mục tài sản thuê tài chính là bất động sản cho các công ty CTTC vừa theo đúng thông lệ quốc tế, vừa tạo điều kiện cho sự phát triển của hoạt động CTTC trong sự phát triển chung của nền kinh tế.
+ Về nguồn vốn và lãi suất
Hoạt động CTTC là hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Đối với các công ty CTTC, hiện nay nguồn vốn để hoạt động chủ yếu từ vốn tự có và vốn vay trung dài hạn từ các TCTD, chủ yếu là từ ngân hàng chủ sở hữu. Việc huy động vốn từ các nguồn vốn khác là rất khó vì: theo Luật các TCTD 2010, công ty CTTC chỉ đƣợc huy động vốn từ các tổ chức (không đƣợc huy động từ cá nhân); Các cơng ty CTTC đều có quy mơ nhỏ và khi các NHTM thành lập công ty CTTC nhằm đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, khơng nhằm mục đích huy động vốn nên khơng có mạng lƣới chi nhánh, phịng giao dịch, khơng có cơ sở hạ tầng nhƣ các NHTM để phát triển hoạt động huy động vốn.
Việc tự huy động vốn của các công ty CTTC rất khó khăn vì: Do đặc thù của lọai hình CTTC là khơng có các dịch vụ thanh toán, dịch vụ cung ứng tiền mặt…nhƣ NHTM, nên khơng có nguồn tiền gửi của khách hàng và dân chúng.
Mặt khác trong thời gian qua, hoạt động của một số công ty CTTC kém hiệu quả, tác động đến tâm lý của các DN, các tổ chức tài chính khơng muốn gửi vốn vào công ty CTTC và các cơng ty CTTC cũng chƣa đủ điều kiện, uy tín và tầm cỡ để phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn.
Các ngân hàng ngoài lợi thế về lãi suất đã phát triển sản phẩm cho vay sang những loại tài sản vốn là thế mạnh của công ty CTTC nhƣ là ô tô và thiết bị. Do cuộc chạy đua về huy động buộc các NHTM mở rộng tín dụng, vì vậy hiện nay các NHTM đã cho vay cả các tài sản nhƣ máy móc thiết bị hay phƣơng tiện vận tải. Với lợi thế về lãi suất và các dịch vụ đi kèm, các NHTM vì vậy trở thành một đối thủ cạnh tranh quá lớn đối với các công ty CTTC nhỏ bé về tiềm lực.
+ Khơng nắm đƣợc dịng tiền của bên thuê
Các công ty CTTC không đƣợc phép nắm giữ tài khoản thanh toán, mọi giao dịch quản lý tài khoản và chuyển tiền đi đến đều phải thực hiện ở các NHTM, do đó cơng ty CTTC khơng nắm bắt đƣợc dòng tiền mặt thực tế từ hoạt động kinh doanh của khách hàng. Từ đó gây ra nhiều khó khăn cho cơng ty CTTC trong việc chủ động thu nợ thuê kịp thời, tất cả phải trông chờ ở lời cam kết của khách hàng về việc trả nợ mà khơng thể có cái nhìn dự báo đƣợc. Cơng ty CTTC thiếu sự nắm bắt kịp thời về hoạt động kinh doanh của khách hàng, thiếu các phản ứng kịp thời trƣớc nhữg biến động của khách hàng, từ đó phát sinh rủi ro, gây ra nợ xấu theo tiêu chuẩn của NHNN.
+ Quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro chƣa phù hợp
Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 ban hành quy định về phân loại và trích dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng áp dụng chung cho các TCTD. Cách thức phân loại nợ dựa trên số ngày quá hạn tƣơng ứng cho các nhóm từ 1- Nợ đủ tiêu chuẩn cho đến nhóm 5- Nơ có khả năng mất vốn.
Cách phân loại nợ này có phần khơng hợp lý ở chỗ do cơng ty CTTC không nắm đƣợc tài khoản tiền gửi thanh tốn của khách hàng, cơng ty CTTC khơng có cách nào để biết đƣợc bên th có chuẩn bị sẵn tiền để thanh tốn cho các kỳ trả nợ sắp đến hạn hay không, cho nên việc bên thuê trả nợ không đúng hạn xảy ra khá thƣờng xuyên. Ngoài ra khách hàng của cơng ty CTTC là các DNNVV thƣờng có năng lực tài chính yếu, do vậy nếu áp dụng chung tiêu chuẩn phân loại nợ cho khách hàng của công ty CTTC nhƣ là khách hàng của ngân hàng là không phù hợp.
Công thức tính dự phịng riêng: R = max {0, (A - C)} x r
Giá trị tài sản đảm bảo của cơng ty CTTC đƣợc tính theo giá trị khấu hao cịn
lại, nhƣ vậy theo thời gian giá trị tài sản đảm bảo CTTC sẽ giảm đi, trƣớc khi đƣa vào để tính tốn R cịn phải đƣợc điều chính bằng cách nhân với 30% (Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005).
Trong khi đó tài sản đảm bảo của các ngân hàng là các lọai nhƣ chứng chỉ tiền gửi, vàng bạc, trái phiếu, bất động sản không giảm giá có tỷ lệ điều chỉnh từ 50- 100%. Nhƣ vậy đối với cùng một khoản nợ có giá trị nhƣ nhau và giá trị tài sản đảm bảo ban đầu nhƣ nhau thì cơng ty CTTC phải trích lập dự phòng cụ thể cao hơn nhiều so với mức trích lập của ngân hàng. Điều này làm chi phí trích lập dự phịng của công ty CTTC lớn, ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh.
+ Tính hiệu lực của quy định pháp luật khơng cao
Thông tƣ Thông tƣ liên tịch số 08/2007/TTLT-NHNN-BCA-BTP ngày 10 tháng 12 năm 2007 của NHNN- Bộ Công An- Bộ Tƣ Pháp hƣớng dẫn thu hồi và xử lý tài sản CTTC của cơng ty CTTC, theo đó bên cho thuê có quyền thu hồi tài sản cho thuê ngay khi bên thuê khơng thanh tốn đƣợc số tiền th cịn lại sau khi cơng ty CTTC đã có thơng báo tun bố chấm dứt hợp đồng cho thuê trƣớc thời hạn mà khơng cần chờ có phán quyết của Tịa án và u cầu bên th phải thanh tốn ngay tồn bộ tiền thuê chƣa trả theo hợp đồng.
Thông tƣ cũng yêu cầu: Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan Cơng an các cấp nơi có tài sản cho thuê (sau đây gọi chung là cơ quan có thẩm quyền) có trách nhiệm hỗ trợ công ty CTTC, bảo đảm an ninh, trật tự trong quá trình thu hồi tài sản cho thuê.
Tuy nhiên trên thực tế công ty CTTC rất khó thu hồi đƣợc tài sản nếu bên th khơng hợp tác tự nguyện mà có ý lẩn tránh hay tẩu tán tài sản. Sự phối hợp của các cơ quan chức năng cũng không mạnh mẽ khiến cho việc thu hồi tài sản gặp nhiều khó khăn, thậm chí các cơ quan chức năng của nhà nƣớc cịn khơng hiểu đƣơc tình thần của Thơng tƣ và từ chối hợp tác. Điều đó cho thấy tính hiệu lực của các quy định pháp luật còn chƣa cao.
Sự khó khăn trong việc thu hồi và xử lý tài sản khi phát sinh nợ xấu đã ngăn cản nghiêm trọng việc phát triển hoạt động của Cty CTTC.