Các DN Việt Nam khó tiếp cận tín dụng đầu tƣ đổi mới trang thiết bị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại các công ty cho thuê tài chính tại việt nam (Trang 68 - 70)

3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH

3.1.1.3. Các DN Việt Nam khó tiếp cận tín dụng đầu tƣ đổi mới trang thiết bị

Theo một cuộc điều tra của Tổng cục Thống kê với sự hỗ trợ kỹ thuật của Cơ quan hợp tác quốc tế Đan Mạch DANIDA đã điều tra mẫu 8.647 DN hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong năm 2011, các DN đánh giá những yếu tố gây cản trở nhiều nhất tới việc phát triển DN hiện nay lần lƣợt là: tài chính (tín dụng, vay vốn) 6,1 điểm (theo thang điểm từ 0 đến 10, trong đó 0 là khơng cản trở và 10 là rất cản trở); tiếp đến là máy móc, thiết bị, cơng nghệ 5,7 điểm; trình độ

chun mơn và kinh nghiệm của ngƣời lao động 5,5 điểm; cơ sở hạ tầng cơ bản (điện, năng lƣợng, đất đai) 5 điểm (Nhà Xuất bản Thống kê, 2013 Sự phát triển của

DN Việt Nam giai đoạn 2006-2011 trang 46).

Tình trạng khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thơng thƣờng là do những nguyên nhân nhƣ: Năng lực tài chính yếu do vốn tự có nhỏ, khả năng tự tài trợ thấp. DNNVV thiếu tài sản thế chấp để bảo đảm cho việc vay vốn, sau khi đã đánh giá về tính khả thi của dự án vay, các ngân hàng chỉ quyết định cho vay nếu DN có tài sản đảm bảo phù hợp. Ngoài ra nhiều DN mới thành lập hoặc thời gian thành lập chƣa lâu cũng bị từ chối cho vay vì lý do chƣa chứng tỏ đƣợc năng lực hoạt động. Cịn việc đổi mới thiết bị cơng nghệ lại phụ thuộc chủ yếu vào vốn đầu tƣ, DNNVV có vốn tự có nhỏ, khả năng tự tài trợ cho các dự án thấp, do vậy cần đến nguồn vốn tín dụng, trong khi đó DN lại khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng.

Báo cáo nghiên cứu của Đại học Harvard (2011) về tƣơng lai Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đánh giá các DN dân doanh thƣờng có quy mơ nhỏ, họ thƣờng gặp những khó khăn về đất đai và tài chính. Các DN dân doanh phàn nàn ngân hàng thƣờng chỉ cho họ vay ngắn hạn và ít khi đồng ý cho vay dài hạn. DN hoạt động kinh doanh đơn giản, và khả năng có hạn trong việc tiếp cận thơng tin thƣơng mại và công nghệ. Đại học Harvard khuyến cáo trừ phi những vấn đề này đƣợc giải quyết, bằng không tốc độ tăng trƣởng rất nhanh của khu vực dân doanh sẽ bị chậm lại vì cơ hội cho các DN nhỏ suy giảm, đồng thời chỉ có một số ít DN dân doanh có khả năng phát triển thành những DN lớn. Nếu các DN dân doanh không sớm trở thành những nhà cung ứng đáng tin cậy cho các DN FDI thì hệ quả có thể là tốc độ tăng trƣởng của cả hai khu vực này đều bị suy giảm. Việc trở thành các nhà cung ứng tại chỗ cho các DN nƣớc ngoài sẽ giúp các DN dân doanh nối kết đƣợc vào mạng lƣới cung ứng toàn cầu, đồng thời có cơ hội đƣợc làm việc với những tiêu chuẩn chất lƣợng và môi trƣờng kinh doanh quốc tế. Sự tồn tại của một mạng lƣới dày đặc các nhà cung ứng địa phƣơng cũng là một nhân tố thúc đẩy thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, các nhà đầu tƣ nƣớc

ngoài vẫn phàn nàn rằng các nhà cung ứng trong nƣớc còn quá nhỏ và cơng nghệ q lạc hậu để có thể thực hiện đƣợc vai trị rất quan trọng này (Harvard University John Kenedy School of Government, 2011).

Báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á ADB (2007) cũng cho rằng Từ quan điểm phát triển, một ngành công nghiệp cho thuê hoạt động tốt sẽ là một cơng cụ tài chính quan trọng cho DN nhỏ. DNNVV đặc biệt rất hạn chế bởi việc thiếu tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng. Những nguồn tín dụng khơng chính thức thì có xu hƣớng ngắn hạn và quá đắt đỏ. Lợi thế của hình thức CTTC hơn những hình thức tài trợ khác cho DN nhỏ là tiền tham gia thấp- giúp DN tiết kiệm vốn lƣu động, tài liệu hƣớng dẫn đơn giản, ƣu đãi về thuế. Trong thực tế, CTTC và nhà cung cấp thƣờng là nguồn tín dụng duy nhất cho các DNNVV (ADB, 2007)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại các công ty cho thuê tài chính tại việt nam (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)