Triển vọng phát triển thẻ trên thị trường Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 90 - 93)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẺ NGÂN HÀNG

3.2 Triển vọng phát triển thẻ trên thị trường Việt Nam và định hướng phát triển dịch vụ

3.2.1 Triển vọng phát triển thẻ trên thị trường Việt Nam:

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay được đánh giá là khá ổn định và đang trên đà phát triển. Hệ thống NHTM Việt Nam cũng có những thay đổi đáng kể, đặc biệt trong cơng nghệ thanh tốn ngân hàng, đưa những phương thức thanh toán hiện đại của thế giới tiếp cận với thị trường Việt Nam, đồng thời đưa các hoạt động của ngân hàng Việt Nam vào thương trường quốc tế, công nghệ tin học lại đang có điều kiện phát triển và ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam. Trong điều kiện thuận lợi này, sẽ tạo ra nhiều nhân tố tích cực, thúc đẩy q trình phát triển dịch vụ thẻ - một phương tiện thanh toán thuận lợi, được chấp nhận rộng rãi - dần mở rộng phạm vi sử dụng và thanh tốn thẻ. Mặt khác, mơi trường thương mại cũng sẽ thay đổi tích cực hơn với sự ra đời của các trung tâm thương mại, dịch vụ, siêu thị, các cửa hàng tự chọn sẽ làm thay đổi tập quán người tiêu dùng, tạo điều kiện để ứng dụng các cơng cụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Thẻ là một trong những phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt được lưu hành trên toàn cầu và rất phổ biến ở các nước ngay từ những năm 1970. Tại Việt Nam, hoạt động thanh toán thẻ lần đầu tiên được triển khai vào năm 1990 do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thực hiện. Tiếp sau đó là 3 ngân hàng thương mại khác là Ngân hàng thương mại cổ phần á châu (ACB), Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng FistVina. Cho đến thời điểm hiện tại con số các ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ thẻ với tư cách làm đại lí cho các NHPHT và cho các tổ chức thẻ quốc tế

81

như Master Card, Visa, Amex, JCB... là rất nhiều. Trong thời gian gần đây, tình hình hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng tại thị trường Việt Nam có sự phát triển đáng kể.

Dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thơng tin, trong những năm gần đây, thị trường thẻ ngân hàng tại Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Theo kết quả nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường Mỹ Research & Markets, thị trường thẻ Việt Nam được đánh giá là một thị trường năng động hàng đầu thế giới, với mức tăng trưởng khoảng 18,5% từ nay đến năm 2014. Số lượng thẻ thanh tốn tăng hơn gấp đơi từ năm 2008 là 14,7 triệu thẻ lên 33 triệu thẻ năm 2011, hơn 13.000 máy rút tiền tự động (ATM), tăng hơn 4 lần năm 2006, cùng 50.000 điểm chấp nhận thanh tốn bằng thẻ (POS), trong đó có hơn 20 ngân hàng triển khai Internet Banking, và gần 8 ngân hàng triển khai Mobile banking ở các mức độ khác nhau (theo số liệu thống kê của ngân hàng Nhà nước tính tới tháng 9/2011).

Cùng với sự phát triển không ngừng về mặt khoa học kỹ thuật và cơng nghệ, nhu cầu địi hỏi của khách hàng ngày càng tăng. Nắm bắt được xu thế đó, để thu hút được khách hàng về phía mình trước u cầu hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng trong nước ngày càng chú trọng nhiều hơn đến việc phát triển mảng dịch vụ, đặc biệt các dịch vụ tiện ích đi kèm với thẻ. Thẻ ngân hàng đã và đang trở thành phương tiện thanh toán phổ biến tại VN, có tốc độ phát triển nhanh chóng. Dịch vụ thẻ phát triển đã giúp NHTM có thêm kênh huy động vốn và phát triển thêm các dịch vụ cung cấp cho khách hàng qua tài khoản tại ngân hàng; cung cấp các giá trị gia tăng trên sản phẩm thẻ với nhiều tiện ích khác nhau. Giờ đây, thẻ không chỉ đơn thuần là một phương tiện rút tiền mặt mà đã trở thành phương tiện đa mục đích, giúp người sử dụng có thể tiếp cận được nhiều dịch vụ giao dịch thông qua thẻ ngân hàng. Các dịch vụ tiện ích cơ bản của thẻ cung cấp cho khách hàng như: thanh tốn hàng hóa; rút tiền mặt; chuyển khoản; thanh tốn hóa đơn; mua sắm hàng hóa trực tuyến… cho đến nhiều dịch vụ mới khác cũng đang được các ngân hàng chú trọng phát triển như: yêu cầu phát hành sổ séc; yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn; chi lương qua tài khoản; gửi tiền trực tiếp tại ATM; nhận tiền kiều hối; bảo hiểm,….

82

Bên cạnh đó, để nhằm chia sẻ cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thẻ và tạo thuận lợi cho người sử dụng, các ngân hàng đã liên kết tạo thành các liên minh thẻ. Các liên minh thẻ hiện nay bao gồm: i) Liên minh thẻ Vietcombank (nay là Cơng ty Smartlink) có 25 thành viên, với 2056 máy ATM (48%), 17.502 máy POS/EDC (57%) và số lượng thẻ đã phát hành 4.721.946 thẻ (57%); ii) Liên minh thẻ Đơng Á có 5 thành viên tham gia đã phát hành 1.766.053 thẻ (21%), với 783 máy ATM (18%), 1682 máy POS/EDC (57%) và iii) Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Banknetvn với số lượng máy ATM chiếm 62% (2654 máy), máy POS/EDC chiếm 46% (10.548) và đã phát hành 5.170.229 thẻ (chiếm 62%). Các liên minh này đã phần nào kết nối hoạt động thẻ của các ngân hàng lại với nhau, tuy nhiên thị trường thẻ Việt Nam vẫn còn manh mún, có sự khác biệt lớn trong quan điểm của các ngân hàng, giữa các liên minh về lợi ích kinh tế và lợi ích cộng đồng. Phạm vi phát hành và sử dụng thẻ còn hạn chế, mới chủ yếu tập trung ở một số tỉnh, thành phố lớn; đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu tập trung vào tầng lớp đang làm việc trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, cán bộ, cơng chức làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và mới đây là đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước (theo Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ). Tiện ích và các dịch vụ đi kèm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, khách hàng sử dụng thẻ ngân hàng chủ yếu để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ. Các máy ATM cũng mới chỉ chủ yếu phục vụ để rút tiền mặt cịn các dịch vụ tiện ích đi kèm chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Đặc biệt khi chúng ta chưa xây dựng được một Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất tại Việt Nam.

Trong tương lai, thẻ do các NHTM Việt Nam phát hành sẽ phù hợp với nhu cầu của nhiều tầng lớp dân cư hơn nữa. Hạn mức tín dụng và thanh tốn thẻ sẽ hạ thấp hơn hiện nay để mở rộng cho chi tiêu nội địa. Thẻ thanh tốn sẽ khơng chỉ được sử dụng để rút tiền mặt, thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, tiếp nhận các dịch vụ ngân hàng khác mà cịn có thể sử dụng để gọi điện thoại, sử dụng như chứng minh thư nhân dân… và tiến tới cũng sẽ phát hành loại thẻ liên kết giữa các ngân hàng và các doanh nghiệp như bưu điện, xăng dầu, hàng không.

83

Bên cạnh, theo Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam, nếu so với tiềm năng và yêu cầu phát triển thì thị trường thẻ Việt Nam vẫn còn dừng lại ở mức phát triển hạn chế, nhất là về mặt chất lượng dịch vụ, tiện ích của sản phẩm và chưa đem lại nhiều hiệu quả về mặt kinh doanh cho các tổ chức tham gia cung ứng dịch vụ. Với dân số hiện nay khoảng 90 triệu người trong khi mới chỉ có khoảng 36 triệu thẻ thì số lượng thẻ thanh tốn đã được phát hành này không phải là nhiều và thị trường thẻ tại Việt Nam còn nhiều màu mỡ, là cơ hội để các ngân hàng đẩy mạnh đầu tư.

Một điểm đáng chú ý, đến thời điểm hiện tại, mạng lưới thanh toán thẻ tại Việt Nam đã sẵn sàng chấp nhận thanh toán các thẻ mang thương hiệu Visa, MasterCard, American Express, JCB, Diners Club, CUP và DiscoverCard, là các thương hiệu thẻ hàng đầu và phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Thị trường thẻ Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh, là một thị trường đầy tiềm năng, hứa hẹn đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng và lợi nhuận cho các tổ chức trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng.

Với những điều kiện thuận lợi về mọi mặt, dịch vụ thẻ sẽ có những bước chuyển biến tích cực. Đó là chưa kể đến tốc độ tăng trưởng ổn định của hoạt động kinh doanh thẻ những năm gần đây, có thể dự báo một thị trường đầy tiềm năng cho dịch vụ thẻ tại Việt Nam của các NHTM Việt Nam nói chung và của Vietinbank nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)