CHƯƠNG 1 : TỔNG QUÁT VỀ QUẢN LÝ THUẾ
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THUẾ Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1.3.3. Áp dụng kỹ thuật quản lý thuế theo rủi ro
Do nguồn lực và kinh phí của cơ quan thuế có hạn, mà nhiệm vụ quản lý thuế ngày càng tăng (số đối tượng nộp thuế, số tiền thuế ngày càng tăng lên, phạm vi quy mô kinh doanh của đối tượng nộp thuế ngày càng phức tạp …) nên cơ quan thuế không thể áp dụng phương pháp truyền thống là kiểm tra tất cả các tờ khai thuế, tất cả các đối tượng nộp thuế …, tuy nhiên, để đảm bảo quản lý thuế công bằng và hiệu lực thì cơ quan thuế vẫn phải phát hiện được và có biện pháp thích hợp đối với các trường hợp vi phạm pháp luật thuế, gây thất thu ngân sách. Cùng với việc chuyển sang cơ chế tự khai, tự nộp là việc nhấn mạnh hơn đến việc hỗ trợ đối tượng nộp thuế “làm đúng” ngay từ đầu và tự nguyện chấp hành thông qua việc giáo dục, hỗ trợ có trọng điểm và tăng tính rõ ràng của luật thông qua các công văn hướng dẫn và đơn giản hố thì cơ quan thuế thường sử dụng phương pháp phân chia đối tượng nộp thuế thành các nhóm hoặc bộ phận theo nhiều thuộc tính cho phép tập trung tốt hơn vào các đối tượng nộp thuế có rủi ro đến số thu thuế khá cao, còn các đối tượng nộp thuế chấp hành tốt thì cơ quan thuế khơng cần thiết phải can thiệp.
Sử dụng nhiều cách khác nhau, cơ quan thuế đã xây dựng được các kỹ thuật xác định mục tiêu cho biết khả năng không tuân thủ, thường là có liên quan đến việc đối chiếu các số liệu. Các kỹ thuật này gồm việc đối chiếu các số liệu kê khai của đối tượng nộp thuế với:
− Số liệu trên mẫu tờ khai với số liệu bên ngoài (số liệu về tiền lãi, danh sách khách hàng …);
− Số liệu trên tờ khai với kết quả thanh tra, kiểm tra hoặc đánh giá rủi ro của ngành, nghề tương tự, và tờ khai của các đại lý, …
Để thực hiện quản lý theo rủi ro, đòi hỏi cơ quan thuế phải có đầy đủ cơ sở dữ liệu thông tin về đối tượng nộp thuế và đánh giá hành vi tuân thủ căn cứ vào lịch sử tuân thủ của đối tượng nộp thuế, phân loại đối tượng nộp thuế theo những nhóm khác nhau (tùy theo từng cơ quan thuế, có những bảng tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ khác nhau). Theo mơ hình tn thủ được hầu hết các nước sử dụng, các mức độ tuân thủ của đối tượng nộp thuế như sau: tuân thủ tốt (phần lớn các đối tượng nộp thuế), tuân thủ nhưng đôi khi vẫn vi phạm, không muốn tuân thủ và cố tình khơng tn thủ (một số ít các đối tượng nộp thuế). Cơ quan thuế có những biện pháp đối xử khác nhau đối với hành vi tuân thủ của từng nhóm, hoặc đặt ra những quy định về “lợi ích tuân thủ” cho đối tượng nộp thuế.