Tình hình kinh tế xã hội của Thủ đô Viêng Chăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý thuế đối với khu vực doanh nghiệp tại thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUÁT VỀ QUẢN LÝ THUẾ

2.1. KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP TẠI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN

2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội của Thủ đô Viêng Chăn

Nước CHDCND Lào được thế giới đánh giá là nơi có sự ổn định cao về chính trị, điểm đến an toàn của các nhà đầu tư. Sự ổn định chính trị - xã hội là nền tảng vững chắc và là nhân tố thuận lợi lớn nhất cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đó cũng là thế mạnh cần khai thác của Thủ đô Viêng Chăn hiện nay, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và ổn định, đang từng bước hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ chế thị trường đã và đang được hình thành. Việc hợp tác khu vực và quốc tế ngày càng mở rộng. Lào là một nước thành viên ASEAN. Việc trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) sẽ tạo ra thế phát triển mới cho đất nước Lào nói chung và Thủ đơ Viêng Chăn nói riêng.

Viêng Chăn là Thủ đơ của nước CHDCND Lào, có vị trí chiến lược rất quan trọng, là trái tim của cả nước, là đầu não chính trị - hành chính quốc gia, là trung tâm lớn về văn hố, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Thủ đơ Viêng Chăn cịn là một trung tâm kinh tế lớn, có các ngành cơng nghiệp: cơng nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp phát triển nhất cả nước; có hệ thống hạ tầng thuỷ lợi kiên cố, các trung tâm sản xuất giống động thực vật hiện đại, các trường đại học, các viện nghiên cứu hàng đầu của cả nước. Thủ đơ Viêng Chăn cịn là nơi tập trung các cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước, các cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán, các văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế. Đây là một lợi thế riêng có của Thủ đơ Viêng Chăn mà khơng một địa phương nào trong cả nước có được. Lợi thế này cho phép Thủ đô Viêng Chăn phát triển nền

kinh tế - xã hội nhanh, có chất lượng lớn với các địa phương khác trong cả nước để thực sự làm đầu tàu, lan toả và lôi kéo sự phát triển của các địa phương khác.

Thủ đô Viêng Chăn nằm ở miền Trung Lào trong phạm vi từ 17º 45’50” đến 18˚ 22’38” vĩ độ Bắc và từ 102˚ 05’40” đến 103˚ 09’37” độ kinh Đơng, có tổng diện tích tự nhiên 3.920 km2

(chiếm khoảng 1,7% diện tích cả nước). Tốc độ tăng dân số cao, đạt 2,5% (cao hơn so với trung bình cả nước) với dân số trung bình năm 2013 là 764.397 người, nữ 400.545 người.

Thủ đơ Viêng Chăn có 9 huyện, 4 huyện nội thành, gồm: Huyện Chanthabouly, huyện Sikhottabong, huyện Saysatha, huyện Sisattanac và 5 huyện ngoại thành gồm: Huyện Nasaithong, huyện Saythani, huyện Hatsaiphong, huyện Sangthong và huyện Pacngum. Mật độ dân số các huyện đồng đều, trong khi các huyện ngoại thành mật độ dân số rất thấp như huyện Sangthong 37 người/km2, huyện Nasaithong 49 người/km2, thì các huyện nội thành lại có mật độ dân số rất cao như: huyện Chanthabouly 2252 người/km2, huyện Sisattanac 2018 người/km2. Các huyện nội thành là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hố - xã hội của đất nước nói chung, của Thủ đơ nói riêng, có cơ sở hạ tầng trong việc phát triển kinh tế - chính trị, văn hố - xã hội, về giáo dục, y tế, giao thông vận tải, rất thuận lợi, phát triển khoa học - công nghệ, lực lượng sản xuất được phát triển, địa điểm du lịch và dịch vụ được nâng cao, phong tục tập quán được giữ vững, trình độ văn hố của dân được tăng lên, là vùng giao thông vận tải trọng điểm dịch vụ giữa miền Bắc - miền Nam và các nước Đông Nam á.

Còn 5 huyện ngoại thành là các huyện tăng trưởng kinh tế chậm, dựa vào kinh tế nông nghiệp tự nhiên, dựa vào nông sản là chủ yếu, đường giao thơng là khó khăn, giáo dục, y tế phát triển chậm, phát sinh các hiện tượng tiêu cực xã hội phức tạp. Một số huyện có dịch vụ cơng nghiệp nhỏ, xí nghiệp đang phát triển đã trở thành cơ sở phát triển của huyện.

Thủ đơ Viêng Chăn có đường biên giới chung với Thái Lan là sông Mê Kơng dài khoảng 165 km2 ở phía Nam, phía Tây và phía Bắc có đường địa giới chung với huyện Salakham, huyện Phonhong, huyện Thulakhom, tỉnh Viêng Chăn, phía Đơng gần sơng Mê Kông, tiếp giáp với huyện Thapabat của Tỉnh

Bolykhamxay. Viêng Chăn nằm trên trục đường xuyên á, nằm ở trung điểm giữa miền Bắc và miền Nam, có sân bay, đường sơng và mạng lưới đường bộ khá phát triển. Từ Thủ đơ Viêng Chăn có thể dễ dàng đến tất cả các nơi trong nước và quốc tế bằng đường hàng không và đường bộ, đường thuỷ. Vị trí địa lý như trên là rất thuận lợi để Thủ đô Viêng Chăn trở thành địa phương đi đầu trong cả nước trong trao đổi hàng hoá, dịch vụ, tiếp nhận các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới, chủ động tham gia vào q trình phân cơng lao động quốc tế, khu vực.

Thủ đô Viêng Chăn nằm kẹp giữa 3 phía là các dãy núi cao và phía cịn lại là sơng Mê Kơng. Địa hình bao gồm 2 vùng rõ rệt: Vùng thứ nhất là phần phía Nam của đồng bằng Viêng Chăn, thuộc lưu vực sơng Nam Ngừm, có diện tích khoảng 3.297,9 km2

, chiếm khoảng 84,13 % diện tích tự nhiên. Vùng này có dạng lịng chảo, được bao bọc bởi các dãy núi cao là Phu Pha Năng ở phía Tây, Phu Khao Khoai ở phía Đơng, sơng Me Kong ở phía Nam và vùng tương đối bằng phẳng, với khoảng trên 70% diện tích có độ cao dưới 200m so với mức nước biển; Vùng thứ hai, là phần cịn lại của Thủ đơ (huyện Sang Thong) nằm ở phía Tây dãy núi Phu Pha Nang, thuộc lưu vực các song Năm Sang có diện tích là 623,1 km2, chiếm 15,8% diện tích tự nhiên tồn Thủ đơ.

Tóm lại, địa hình của Thủ đơ Viêng Chăn rất đa dạng, bao gồm cả núi cao, núi thấp, bằng phẳng và trũng thấp tạo cho Thủ đơ Viêng Chăn có đặc thù khác hẳn nhiều tỉnh khác và cho phép Thủ đơ Viêng Chăn có điều kiện phát triển tổng hợp tất cả các ngành, không chỉ công nghiệp, dịch vụ mà cả nơng nghiệp. Trên dạng địa hình đồi núi, nơi đã có sẵn rừng tự nhiên thứ sinh và rừng tái sinh sẽ sử dụng làm các khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia phịng hộ; trên địa hình đồi thấp sẽ tiếp tục trồng rừng, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm hoặc hình thành các đồng cỏ chăn ni; trên địa hình bằng sẽ trồng rau nước và hoa màu, cây cơng nghiệp ngắn hạn; trên địa hình trũng sẽ giải quyết vấn đề chống lũ và tiêu úng để trồng lúa, màu.

Với những tiềm năng, thế mạnh kể trên và sự quan tâm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thủ đô Viêng Chăn nên lĩnh vực kinh tế đã thu được kết quả quan trong, có nhiều khởi sắc. Với tốc độ tăng trưởng liên tục bình quân 12,10% /năm,

tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 12.083,78 tỷ Kíp, GDP bình qn đầu người 1.755 đô la Mỹ. Cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi rõ rệt theo hướng phát triển của ngành nông lâm nghiệp tăng 8,39 % chiếm 19,72 % của GDP; công nghiệp - xây dựng tăng 14,24% chiếm 43,38% của GDP, kinh doanh và dịch vụ tăng 22% chiếm 36,90 của GDP. Tổng đầu tư nước ngồi có 1.052 dự án với tổng giá trị 3.353,54 đô la Mỹ so với mục tiêu đạt ra tăng 1.628.11 triệu đơ la Mỹ.

Hình 2.1: Bảng đồ Thủ đô Viêng Chăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý thuế đối với khu vực doanh nghiệp tại thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)