CHƯƠNG 1 : TỔNG QUÁT VỀ QUẢN LÝ THUẾ
3.1.2. Yêu cầu hoàn thiện quản lý thuế
Nhằm đạt được các mục tiêu của quản lý thu thuế như đã đề cập, trong q trình xây dựng và hồn thiện cơng tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp cần quán triệt đầy đủ các yêu cầu sau đây:
- Sử dụng các biện pháp quản lý thu thuế sao cho đạt yêu cầu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách Nhà nước.
- Thu đúng, thu đủ, thu kịp thời là u cầu có tính ngun tắc trong quản lý thu thuế. Có thu đúng mới đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật về thuế, tạo cho người nộp thuế có niềm tin vào hệ thống pháp luật.
Có thu đủ mới đảm bảo được kế hoạch chi của ngân sách Nhà nước, đồng thời phát huy được tác dụng tích cực của các sắc thuế. Có thu kịp thời mới hạn chế được sự chiếm dụng nguồn thu của ngân sách Nhà nước từ người nộp thuế. Chính vì lẽ đó việc tìm kiếm các giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế phải được các yêu cầu này.
- Sử dụng các biện pháp quản lý thu thuế một cách linh hoạt, mềm dẻo phù hợp với diễn biến khách quan của quá trình sản xuất kinh doanh Ở từng cơ sở quyền lực Nhà nước về quản lý thu thuế là thống nhất, khơng phân chia nhưng có sự phân cơng giữa các cấp trong nội bộ ngành và có sự phối hợp với cơ quan Nhà nước và chính quyền địa phương cùng cấp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Phương thức quản lý thu thuế là quản lý bằng Pháp luật. ngoài ra, quản lý thu thuế còn sử dụng các phương pháp quản lý khác nhau như phương pháp kinh tế, phương pháp tổ chức, phương pháp giáo dục chính trị tư tưởng..... Các biện pháp quản lý thu thuế phải phù hợp với hệ thống chính sách thuế phải bảo đảm tính linh hoạt, dễ làm, dễ hiểu, quy trình quản lý thuế khơng gị bó, gượng ép, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đối tượng nộp thuế. Mỗi khi hệ thống chính sách thuế thay đổi thì biện pháp, quy trình quản lý thu thuế cũng phải thay đổi theo để tổ chức thực thi hệ thống chính sách đó trong xã hội.
Mọi luật thuế, chính sách của chính phủ, quyết định, chủ trương, biện pháp của ngành đều được thực thi tại các cơ quan thuế địa phương cơ sở. Ngành thuế ở các địa phương có vai trị quyết định năng lực thực hiện nhiệm vụ của toàn ngành. Trên cơ sở tuân thủ các luật thức đã ban hành trong quản lý thu thuế ở các địa phương cần phải hạn chế tối đa các thủ tục phiền hà tiêu cực, đảm bảo điều kiện tối đa cho đối tượng nộp thuế. Các biện pháp thu thuế một mặt phải đảm bảo yêu cầu động viên nguồn thu vào ngân sách Nhà nước, mặt khác phải tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế được Pháp luật thừa
nhận tiến hành trôi chảy.
- Tối thiếu hóa các chi phí phát sinh do q trình thực hiện các biện pháp quản lý thu thuế từ phía người nộp cũng như phía cơ quan thu thuế. Việc các lập và thực thi các biện pháp quản lý thu thuế luôn luôn phát sinh các chi phí từ các phía cơ quan thuế cũng như phía người nộp thuế, đó là một thực tế khách quan. Vấn đề đặt ra là làm sao mà dụng thuế thu về cho Nhà nước với một chi phí ít nhất. Đó chính là vấn đề cốt lõi cần quan tâm trong việc xác lập và thực thi biện pháp quản lý thu thuế.