CHƯƠNG 1 : TỔNG QUÁT VỀ QUẢN LÝ THUẾ
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚ
2.3.4. Một số hạn chế khác
Về cơ sở vật chất và trang thiết bị. Trụ sở làm việc, trang thiết bị làm việc của ngành vừa thiếu, vừa lạc hậu và khơng đồng bộ, ít nhiều có ảnh hưởng đến hiệu quả cơng tác quản lý thuế.
Về môi trường quản lý. Môi trường kinh tế xã hội chưa được cải cách
đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế như quản lý đăng ký kinh doanh, đất đai, xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, thanh toán bằng tiền mặt...; nhận thức xã hội về thuế còn thấp, đại bộ phận người dân chưa hiểu rõ bản chất tốt đẹp và lợi ích của cơng tác thuế, chưa phê phán, lên án mạnh mẽ các hành vi gian lận tiền thuế, chưa tích cực hỗ trợ cho cơ quan thuế để thu thuế. Tình trạng trốn thuế, gian lận về thuế, nợ đọng thuế còn khá phổ biến vừa làm thất thu cho NSNN, vừa không bảo đảm công bằng xã hội.
Chưa đề cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong
cung cấp thơng tin và phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế. Hầu hết các văn
bản pháp luật thuế hiện hành chì xác định nghĩa vụ kê khai, báo cáo thuộc trách nhiệm của đối tượng nộp thuế, thiếu điều khoản quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan như khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng và cơ quan quản lý nhà nước như cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, cơ quan quản lý xuất nhập khẩu, cơ quan quản lý thị trường, chính quyền địa phương,…
Chưa áp dụng kinh nghiệm quản lý thuế tiên tiến của một số nước trên thế giới:
− Nội dung các sắc thuế còn phức tạp, cơ chế quản lý thuế chưa được quy định rõ rang trong các văn bản quy pham pháp luật. Thủ tục kê khai và nộp thuế cịn phức tạp gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân nộp thuế và thiếu tính thống nhất giữa các sắc thuế và giữa các doanh nghiệp. Thủ tục quản lý thu nộp thuế được quy định rải rác trong tất cả các Luật, Pháp lệnh về thuế và phí nên chưa quy chuẩn thống nhất các quy tình quản lý thu thuế của các sắc thuế khác nhau. Chưa có văn bản pháp quy nào định nghĩa hành vi trốn thuế, vì vậy trong quá trình thực hiện đang cịn nhiều lung túng. Quy trình quản lý thuế trong giai đoạn này vẫn còn hạn chế là chưa thật đơn giản hóa các thủ tục quản lý, kê khai thuế và thu nộp thuế. Việc này vừa gây khó khăn cho DN trong việc kê khai, nộp thuế, vừa làm cho hệ thống quản lý thuế của cơ quan thuế phức tạp hơn, tốn nhiều nhân lực hơn
− Việc tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho DN tuy có nhiều bước tiến song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp cũng như yêu cầu quản lý thuế hiện đại, hướng dẫn giải thích chính sách thuế chưa thường xuyên, liên tục để nâng cao tính tuân thủ, tự nguyện, nâng cao trách nhiệm pháp luật về thuế; chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ của đối tượng nộp thuế về tinh thần tự giác và trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước.
− Tỷ lệ doanh nghiệp được thanh tra kiểm tra còn quá thấp. Chưa thực hiện đánh giá, phân loại rủi ro trong công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện đối tượng có nhiều khả năng trốn thuế, lậu thuế để tiến hành thanh tra, kiểm tra. Do đó, có tình trạng thanh tra khơng đúng đối tượng đồng thời gây lãng phí nguồn nhân lực của cơ quan thuế và phiền hà cho những doanh
nghiệp tuân thủ tốt luật thuế. Hệ thống thông tin phục vụ quản lý thuế chưa được chú ý xây dựng. Do đó thiếu thơng tin phục vụ cho việc phân tích, đánh giá rủi ro.
− Chưa xóa bỏ triệt để chế độ cán bộ chuyên quản lý DN vì trong quá trình quản lý cũng như cơ cấu tổ chức quản lý vẫn tồn tại các phòng (Đội) quản lý doanh nghiệp. Chưa phân bổ nguồn nhân lực tưng xứng với quản lý thu thuế khu vực doanh nghiệp. Mặc dù đối với khu vực DN, tổ chức quản lý thu thuế đã dần dần được chuyển đổi theo chức năng và tỷ lệ cán bộ bố trí cho các chức năng trọng yếu đã cao hơn tỷ lệ chung của toàn ngành đối với quản lý tất cả các loại thuế, phí, lệ phí. Tuy nhiên việc phân bổ nhân lực giữa các khâu (chức năng) cũng chưa tương xứng, phù hợp với yêu cầu quản lý. Bố trí cán bộ cho khâu quản lý trực tiếp DN cịn q lớn. Tỷ lệ cán bộ bố trí cho các khâu tuyên truyền, cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, xử lý tờ khai và kế toán thuế, thanh tra kiểm tra thuế trên tổng số cán bộ đều thấp so với các nước và so với yêu cầu quản lý. Năng lực, trình độ cán bộ nói chung và cán bộ quản lý thuế đối với DN nói riêng chưa đáp ứng so với yêu cầu quản lý thuế hiện đại, khoa học. Một bộ phận cán bộ quản lý thuế trình độ hiểu biết và thực thi về chính sách thuế còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thu. Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ thuế cịn có một số trường hợp chưa thậy tận tụy, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của Nhà nước và quyền lợi của DN; chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của các DN trong việc thực hiện các Luật thuế.
− Ứng dụng công nghệ tin học trong việc quản lý thuế còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nhiều khâu trong quy trình quản lý đối với DN chưa được tin học hóa hỗ trợ như thanh tra, quản lý thu nợ và cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế. Vì vậy, năng suất, hiệu quả quản lý thuế còn thấp dẫn đến hạn chế khả năng kiểm soát và quản lý thuế của cơ quan thuế, đặc biệt đối với quản lý DN ở câp huyện quản lý.
Tóm lại :
Cơng tác thuế của Đảng và Nhà nước ta đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế, xã hội. Đất nước ta đã thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế kéo dài, lấy lại đà tăng trưởng cao trong hơn một thập kỷ qua. Số thu từ thuế và phí đã trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước năm sau cao hơn năm trước, nhất là các năm gần đây và góp phần bảo đảm cơng bằng xã hội, tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường.
Đứng trước u cầu của thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế cơng tác thuế cịn một số hạn chế tồn tại. Trong đó, cơng tác quản lý thuế bộc lộ nhiều mặt hạn chế cả về cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, môi trường và công nghệ quản lý thuế. Thực trạng nêu trên, yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và nhiệm vụ công tác quản lý thuế của thời kỳ cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước đặt ra cho cơng tác thuế của nước ta phải tiếp tục cải cách và hiện đại hóa. Cải cách quản lý thuế thành cơng sẽ góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cải cách thuế.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã trình bày các nội dung khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội và hoạt động của các doanh nghiệp tại Thủ đơ Viêng Chăn; Kế đó là phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với khu vực doanh nghiệp tại Thủ đô Viêng Chăn. Chương này cũng đã khái quát tình hình thực hiện thu thuế đối với khu vực doanh nghiệp tại Thủ đô từ 2009 đến năm 2013 , cũng như những thay đổi của cơ chế quản lý thuế trong thời gian gần đây.
Từ thực trạng quản lý thuế đối với khu vực doanh nghiệp tại Thủ đô Viêng Chăn trước khi Luật Quản lý Thuế ra đời đến khi Luật sửa đổi và có hiệu lực thi hành, chương này đã đúc kết những mặt thành công và hạn chế của công tác quản lý thuế đối với khu vực doanh nghiệp tại Thủ đô Viêng Chăn.
Phần này đã trình bày những nhược điểm của chính sách thuế và cơng tác quản lý thuế hiện hành, đó là:
− Về chính sách thuế: Chưa đảm bảo tính minh bạch, ổn định và nhất quán về nội dung cũng như thời hiệu thi hành; chưa bao quát hết đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế; chưa thực sự đảm bảo bình đẳng, cơng bằng xã hội về nghĩa vụ thuế.
− Về quản lý thuế: bộc lộ nhiều bất cập, không theo kịp với sự phát triển của xã hội: Chưa phát huy triệt đề về mơ hình quản lý thuế với hoạt động của doanh nghiệp; ứng dụng tin học, công tác tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT còn hạn chế; đội ngũ cán bộ công chức thuế chưa đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại.
CHƯƠNG 3
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI KHU VỰC DOANH NGHIỆP TẠI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO
3.1. MỤC TIÊU, YÊU CẦU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI KHU VỰC DOANH NGHIỆP TẠI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN