Mục tiêu hoàn thiện quản lý thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý thuế đối với khu vực doanh nghiệp tại thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 78 - 79)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUÁT VỀ QUẢN LÝ THUẾ

3.1.1. Mục tiêu hoàn thiện quản lý thuế

Một hệ thống thuế tốt có cơ cấu thuế hợp lý, rõ ràng, nhưng nếu khơng có biện pháp quản lý thích hợp sẽ khơng thể phát huy được hiệu quả. Vì vậy tìm kiếm những giải pháp hồn thiện công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp là một đòi hỏi bức xúc, đặc biệt hiện nay chúng ta đang thực hiện luật doanh nghiệp và đang thực thi một hệ thống các luật thuế mới. Để việc tìm kiếm những giải pháp hồn thiện cần hướng vào các mục tiêu sau:

Phát huy vai trò tích cực của hệ thống thuế trong đời sống kinh tế xã hội. Mục tiêu quản lý thuế là trên cơ sở vận dụng đúng đắn chính sách thuế, tìm mọi biện pháp quản lý phù hợp nhằm phát huy khía cạnh tích cực của hệ thống thuế. Thơng qua hệ thống thuế Nhà nước thực hiện kiểm kê, kiểm sốt, khuyến khích sản xuất phát triển, mở rộng lưu thơng hàng hóa, góp phần điều chỉnh những cân đối lớn trong nền kinh tế.

- Đảm bảo thi hành nghiệm các luật thuế, chúng ta đang xây dựng một Nhà nước pháp quyền, Nhà nước đó phải quản lý đất nước bằng Pháp luật. Sức mạnh của Pháp luật thể hiện sức cưỡng chế bắt buộc mọi thành viên trong xã hội phải nghiêm chỉnh tuân thủ như hành vi đi ngược lại các quy định của Pháp luật cố tình vi phạm pháp luật đều phải được xử lý nghiêm và cưỡng chế thi hành.

- Tăng cường quản lý thuế đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay ở nước CHDCND Lào là phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho doanh nghiệp đồng thời khuyến khích ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất

kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế, loại bỏ những thủ tục hành chính bất hợp lý, phiền hà, ngăn chặn tuyệt đối tệ cửa quyền, tham nhũng, hối lộ cũng như hành vi vi phạm pháp luật.

- Tăng cường quản lý thuế phải nhằm bảo hộ hợp lý nền sản xuất trong nước, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước, thị trường khu vực và thị trường quốc tế. Ngày nay cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển với tốc độ cao, đời sống kinh tế thế giới đạt tới trình độ quốc tế hóa rất cao. Do vậy, xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập là một tất yếu, một điều kiện không thể thiếu để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong khi đó các doanh nghiệp của Lào cịn non trẻ, khả năng cạnh tranh rất hạn chế, trong tình hình đó địi hỏi chính sách thuế và các biện pháp tăng cường quản lý thuế phải thực sự bảo hộ nền sản xuất trong nước, nâng đỡ cho các doanh nghiệp phát triển nhưng phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự từng bước khẳng định mình và tự đứng vững trong cạnh tranh vì bảo hộ quá mức sẽ làm yếu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

- Tăng cường quản lý thuế phải nhằm đảm bảo hài hịa giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của các doanh nghiệp đảm bảo tỷ lệ động viên hợp lý vào NSNN, đảm bảo quản lý chặt chẽ các nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, duy trì nguồn thu ổn định, vững chắc cho ngân sách Nhà nước. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, trong đó thu từ doanh nghiệp chiếm phần lớn trong tổng số thu thuế, nên cần phải quán triệt sâu sắc quan điểm bồi dưỡng nguồn thu, khơng vì số thu trước mắt mà làm lụi tàn nguồn thu lâu dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý thuế đối với khu vực doanh nghiệp tại thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)