Thiết lập mục tiêu

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT đề tài: “HOÀN THIỆN hệ THỐNG KIỂM SOÁT nội bộ CHU TRÌNH MUA HÀNG – THANH TOÁN và CHU TRÌNH bán HÀNG – THU TIỀN tại VIỄN THÔNG bến TRE (Trang 25)

6. Kết cấu nội dung

1.2. HTKSNB theo báo cáo COSO năm 1992 và năm 2004

1.2.2.2. Thiết lập mục tiêu

Nhà quản lý cần sử dụng chiến lược tiếp cận rủi ro trong quá trình xác định mục tiêu của đơn vị. Có nghĩa là các mục tiêu cần phải được xác lập trước khi dự đoán những sự kiện tiềm tàng. Điều này giúp đơn vị giới hạn phạm vi kiểm soát rủi ro. Đồng thời, họ cũng phải xây dựng mức độ rủi ro có thể chấp nhận được đối với từng mục tiêu cụ thể trước khi xây dựng, xác lập con số này cho mục tiêu chung của đơn vị.

Các mục tiêu của đơn vị gồm:

- Mục tiêu chiến lược: Đây là những mục tiêu cấp cao, nó sẽ hỗ trợ cho

việc hoàn thành sứ mệnh của đơn vị. Mục tiêu chiến lược sẽ đặt nền tảng cho việc xác định các mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo và mục tiêu tuân thủ.

- Mục tiêu hoạt động: Loại mục tiêu này liên quan đến tính hữu hiệu và

hiệu quả của hoạt động trong đơn vị, ví dụ như mục tiêu bảo vệ nguồn lực tránh thất thoát hay mục tiêu về lợi nhuận.

- Mục tiêu báo cáo tài chính: Mục tiêu này liên quan đến việc cơng bố

báo cáo tài chính đáng tin cậy, bao gồm việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận trong việc lập báo cáo tài chính. Mục tiêu này thường được đặt ra để đáp ứng được yêu cầu của các yếu tố bên ngoài.

- Mục tiêu tuân thủ: Mục tiêu tuân thủ liên quan đến việc thực hiện

đúng những luật lệ và quy định trong môi trường kinh doanh và pháp lý mà đơn vị đang hoạt động. Thông thường, các đơn vị kinh doanh trong cùng một lĩnh vực sẽ có mục tiêu tuân thủ tương tự nhau.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT đề tài: “HOÀN THIỆN hệ THỐNG KIỂM SOÁT nội bộ CHU TRÌNH MUA HÀNG – THANH TOÁN và CHU TRÌNH bán HÀNG – THU TIỀN tại VIỄN THÔNG bến TRE (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)