6. Kết cấu nội dung
2.4. Thực trạng HTKSNB chu trình mua hàng thanh tốn và chu trình bán
2.4.1.1.3. Ban Giám đốc
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát “Ban Giám đốc” thể hiện tại phụ lục 17. Trong các cuộc họp giao ban của đơn vị, BGĐ không thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động mua hàng để có những chấn chỉnh kịp thời. Đồng thời, các trao đổi giữa BGĐ với kiểm toán độc lập cũng chưa chú trọng đến những khiếm khuyết trong KSNB đối với chu trình (100% ý kiến trả lời “Không” ở câu hỏi (1), (2)).
Với kết quả khảo sát câu hỏi (3), (4) cho thấy:
hiện kiểm toán và báo cáo kết quả thường xuyên với BGĐ. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy, bộ phận này không quan tâm đến việc kiểm tra sự tuân thủ các quy định trong chu trình mua hàng - thanh tốn, ví dụ: sự tn thủ trong việc lập hồ sơ mua
hàng tại các TTVT, quá trình xử lý báo giá của nhà cung cấp, sự trung thực và hợp lý của các số liệu kế tốn như: giá mua hàng hóa, cơng nợ với nhà cung cấp… Các báo
cáo của họ với BGĐ chủ yếu tập trung vào chu trình bán hàng – thu tiền (sẽ được đề
cập chi tiết tại mục 2.4.2.1.3 của chu trình bán hàng – thu tiền).
2.4.1.1.4. Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát “Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý” được thể hiện tại phụ lục 18.
Ở câu hỏi số (1), có 100% đối tượng được khảo sát cho rằng trình độ chuyên mơn của các vị trí quản lý tại VTT đều phù hợp với nhiệm vụ mà họ phụ trách trong chu trình mua hàng – thanh tốn.
Tuy nhiên, lãnh đạo tại TTVT đều xuất thân từ khối kỹ thuật, có kinh nghiệm về quản lý mạng lưới viễn thông hơn là tài chính doanh nghiệp (100% ý kiến trả lời “Không” ở câu hỏi số (2)). Song, được sự tham mưu của Kế toán tại TTVT nên lãnh
đạo TTVT vẫn có được sự am hiểu cần thiết, đáp ứng yêu cầu quản lý trong chu trình. 100% đối tượng được khảo sát trả lời “Có” với câu hỏi số (3). BGĐ, các Phịng chức năng, lãnh đạo TTVT đều sẵn sàng hợp tác, bàn bạc với nhau để hoàn thành mục tiêu cung cấp kịp thời và đầy đủ hàng hóa cho các TTVT, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của đơn vị khơng bị gián đoạn, ví dụ:
- Phịng Mạng và dịch vụ hỗ trợ cập nhật số liệu kế toán tại các TTVT vào chương trình VMOS để hỗ trợ các Phịng chức năng nắm tình hình kinh doanh của các đơn vị.
- Phòng KHVT dựa trên số liệu do hệ thống này cung cấp, phân tích tình hình tồn kho tại các TTVT và đối chiếu với Phịng Kế tốn khi cần thiết, lập kế hoạch mua hàng trình BGĐ phê duyệt và tiến hành mua hàng, đáp ứng nhu cầu hàng hoá của các đơn vị một cách kịp thời.
Với câu hỏi số (4),100% ý kiến trả lời “Không”, cho thấy BGĐ đơn vị không đồng ý mua hàng không đúng tiêu chuẩn chất lượng của ngành để hạ giá
mua, tăng năng lực cạnh tranh về giá với các đối thủ khác trên địa bàn như: Viettel, FPT, Viễn Thông A,… Họ nhận thức được rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị, giảm khả năng cạnh tranh về lâu dài so với đối thủ.
Kết quả khảo sát từ câu hỏi số (5) cho thấy đơn vị không ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chu trình mua hàng – thanh tốn một cách thống nhất trong toàn đơn vị. Các thủ tục cần thiết để tiến hành việc mua hàng đều được Phịng KHVT hướng dẫn thơng qua điện thoại. Các thủ tục để thanh toán tiền hàng cũng được Phịng kế tốn hướng dẫn bằng cách này đến các TTVT và các Phịng có liên quan.
Với câu hỏi số (6), có 100% đối tượng khảo sát đồng ý rằng BGĐ đơn vị ln quan tâm đến việc trình bày số liệu kế toán một cách trung thực và hợp lý, đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính.