Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.4 Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
1.4.3 Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may
mặc xuất khẩu tỉnh Bình Dương:
Trên cơ sở các lý thuyết nêu trên cho thấy có rất nhiều nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đến từ bên trong bản thân của doanh nghiệp cũng như các nhân tố đến từ mơi trường bên ngồi doanh nghiệp. Tuy nhiên, với những đặc thù riêng của ngành may mặc gia công xuất khẩu của tỉnh Bình Dương hiện tại và sau khi tiến hành phỏng vấn lấy ý kiến của các chuyên gia trong ngành (được trình bày chi tiết trong chương 3) có 6 nhóm nhân tố chính yếu tác động đến hay quyết định đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh cần phải được xem xét như sau:
Nội lực của doanh nghiệp: khi xem xét đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp thì trước hết phải xem xét đến bản thân doanh nghiệp có vững vàng hay không. Nếu nội lực doanh nghiệp mạnh thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng mạnh, nghĩa là nội lực doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với nhau. Và khi xem xét đến nội lực doanh nghiệp thì các yếu tố sau không thể bị bỏ qua.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của doanh nghiệp: đó là mặt bằng, hệ thống nhà xưởng, kho bãi, các cơng trình phụ khác.
Trình độ cơng nghệ, máy móc thiết bị: đó là các quy trình, cơng nghệ sản xuất, hệ thống máy móc và thiết bị cho sản xuất và các hoạt động của doanh nghiệp đang sử dụng đạt ở mức độ nào.
Nguồn lao động: đó là lực lượng lao động của doanh nghiệp có trình độ và tay nghề đến đâu, khả năng mà lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp đến đâu, doanh nghiệp có hồn tồn thỏa mãn về lực lượng lao động của mình cả về chất lượng và số lượng.
Nguồn vốn: là khả năng huy động vốn của doanh nghiệp có đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn ngoại tệ: khả năng tiếp cận nguồn ngoại tệ để nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc thiết bị có thuận tiện, dể dàng và kịp thời.
Cơ cấu tổ chức và hệ thống quản lý của doanh nghiệp: doanh nghiệp có hay khơng một cơ cấu tổ chức phù hợp cũng như các hệ thống quản lý hiệu quả như quản lý nguồn nhân lực, quản trị rủi ro, quản trị chi phí, quản trị chất lượng,…
Chiến lược: các chiến lược mà doanh nghiệp đang theo đuổi có phù hợp hay không.
Thị trường tiêu thụ: đó là những vấn đề thuộc về thị trường tiêu thụ sản phẩm
của doanh nghiệp, nếu những yêu cầu của thị trường không quá cao so với khả năng đáp ứng của doanh nghiệp cho thấy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cao ngược lại nếu yêu cầu của thị trường quá khắt khe mà doanh nghiệp khó lịng đáp ứng được cho thấy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là hạn chế. Như vậy thị trường tiêu thụ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có mối quan hệ ngược chiều nhau. Và khi xem xét đến yếu tố thị trường tiêu thụ thì cần xem xét các vấn đề sau:
Quy mô của thị trường: ngày càng được mở rộng hay hạn chế do tình hình số lượng cũng như khả năng của các đối thủ cạnh tranh trong ngành ngày càng thu hẹp hay mở rộng.
Yêu cầu của thị trường: ngày càng được nâng cao lên hay giảm đi, đó là các yêu cầu về kỹ thuật, các yêu cầu về chất lượng từ phía khách hàng cũng như những rào cản kỹ thuật từ phía nước nhập khẩu.
Giá: cạnh tranh về giá ngày càng gay gắt do giá cả là yếu tố chính dẫn đến quyết định đặt hàng của khách hàng hay bên cạnh đó khách hàng cịn xem xét trong mối tương quan với các yếu tố khác như chất lượng hàng hóa và dịch vụ doanh nghiệp cung cấp, thời gian giao hàng,…
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: đó là các yếu tố nguồn cung điện, nguồn cung dịch
cảng biển. Những cơ sở hạ tầng này có đủ tốt để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Nếu những yếu tố này tốt sẽ góp phần làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và ngược lại những yếu kém về cơ sở hạ tầng sẽ làm hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Như vậy, cơ sở hạ tầng kỹ thuật có mối quan hệ cùng chiều với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan: một doanh nghiệp khi tiến hàng
sản xuất kinh doanh thì khơng thể hoạt động riêng rẽ mà hoạt động của nó phần nào cũng bị tác động bởi các đối tác bên ngồi mà trước tiên đó là các nhà cung cấp đặc biệt là các nhà cung cấp nội địa về nguyên vật liệu và dịch vụ đầu vào cho sản xuất. Nếu các nhà cung cấp này có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp cũng như có mối quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp sẽ giúp cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn cạnh tranh tốt hơn trên thị trường và ngược lại. Như vậy ngành công nghiệp hỗ trợ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với nhau. Và có 4 yếu tố của ngành cơng nghiệp hỗ trợ cần phải được xem xét đến vì đây là những nguyên vật liệu và dịch vụ đầu vào chủ yếu chiếm trên 50% chuỗi giá trị của doanh nghiệp may mặc là:
Khả năng đáp ứng của nguồn cung vải nội địa đối với nhu cầu của doanh
nghiệp may mặc.
Khả năng đáp ứng của nguồn cung phụ liệu nội địa đối với nhu cầu của doanh nghiệp may mặc.
Khả năng đáp ứng của nguồn cung dịch vụ phụ trợ như wash, in, thêu,… nội địa đối với nhu cầu của doanh nghiệp.
Mức độ chặt chẽ trong mối liên kết giữa doanh nghiệp may mặc và doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ nội địa.
Vai trị của chính phủ: chính phủ tác động đến các doanh nghiệp và môi
trường kinh doanh thơng qua các chính sách, nếu các chính sách phù hợp sẽ tác động tích cực đến các doanh nghiệp và ngược lại. Như vậy, chính phủ có tác động
cùng chiều đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính phủ ban hành rất nhiều các chính sách, tuy nhiên có những chính sách sau tác động rất lớn đến các doanh nghiệp may mặc:
Chính sách về thuế
Chính sách về hải quan
Chính sách về ngoại hối
Chính sách về tín dụng
Chính sách về lao động
Vai trò của Hiệp hội dệt may tỉnh Bình Dương: trong một số ngành nghề tại
một số quốc gia hiệp hội ngành nghề đóng vai trị quan trọng đối với các doanh nghiệp, không những nối kết các doanh nghiệp cùng ngành với nhau mà còn nối kết với các ngành có liên quan nhằm tạo nên những kênh thơng tin phong phú cũng như những kênh hỗ trợ nhau giữa các doanh nghiệp, đồng thời góp phần cơ cấu nên cấu trúc ngành. Do đó, có thể nói các hiệp hội ngành nghề hoạt động có hiệu quả sẽ tác động tích cực đến các doanh nghiệp và ngược lại. Hiệp hội dệt may tỉnh Bình Dương theo nhận định của một số chun gia tuy cịn đóng vai trị cịn khiêm tốn nhưng cũng đã phần nào có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và khi xem xét tác động của nó đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thì nên xem xét đến các yếu tố sau:
Khả năng cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp may mặc.
Khả năng nối kết các doanh nghiệp may mặc và các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ.
Khả năng nối kết doanh nghiệp may mặc với thị trường nước ngồi.
Tóm tắt chƣơng 1
Cạnh tranh là điều tất yếu xảy ra trong mọi mặt của đời sống, do đó mà có nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh khi xem xét dưới những góc độ khác nhau nhưng nếu xét dưới góc độ kinh tế thì cạnh tranh chỉ đến mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế là nhà sản xuất, người kinh doanh thông qua nhiều phương thức khác nhau nhằm “lôi kéo” càng nhiều khách hàng về phía mình với mục tiêu cuối cùng là thu về nhiều lợi nhuận nhất. Do vậy, các chủ thể kinh tế đều tìm cách để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trước những đối thủ khác. Có nhiều học thuyết về cạnh tranh với nội dung thay đổi cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới. Trong số các lý thuyết cạnh tranh hiện đại thì lý thuyết lợi thế cạnh tranh, lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael Porter, các lý thuyết về chuỗi giá trị đóng vai trị quan trọng và ngày càng được nhiều doanh nghiệp và nhà quản lý kinh tế quan tâm đến. Bên cạnh đó, lý thuyết đại dương xanh lại tiếp cận vấn đề cạnh tranh ở góc độ khá mới là thay vì chọn phương thức đối đầu với các đối thủ cạnh tranh thì Kim va Mauborgne lại cho rằng các doanh nghiệp nên tập trung nguồn lực để tạo ra những “đại dương xanh” đó là những mãng thị trường cịn mới chưa có đối thủ cạnh tranh nào khai thác thông qua việc tạo ra những giá trị mới cho khách hàng. Các lý thuyết này rất khác nhau về các tiếp cận và có nhiều thay đổi theo thời gian cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới nhưng đều giúp các doanh nghiệp khám phá ra những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của mình và giúp các doanh nghiệp có cách tiếp cận phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh một cách hiệu quả nhất phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh doanh đầy biến động ngày nay. Dựa trên nền tảng những lý thuyết này và thông qua các buổi thảo luận với các chuyên gia trong ngành may mặc, tác giả đã đưa ra 6 nhóm nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc tỉnh Bình Dương trong đó trước tiên là nhóm yếu tố về nội lực của doanh nghiệp và 5 nhóm yếu tố khác đến từ các chủ thể bên ngồi doanh nghiệp đó là các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ, cơ sở hạ tầng, các yếu tố đến từ thị trường tiêu thụ, chính phủ và hiệp hội dệt may của tỉnh.