Giá trị trung bình của thang đo Hiệp hội dệt may tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 89)

HH1 HH2 HH3 HH4

Số lượng mẫu 143 143 143 143

Giá trị trung bình 3,6014 3,5105 3,5944 3,5874

Nguồn: Kết quả trích từ SPSS

 Nâng cao vai trị cung cấp thơng tin thông qua việc không chỉ dừng ở việc cung cấp thơng tin mà nên có thêm dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, họ có nhiều hạn chế về nhân sự, về tài chính nên rất cần những thông tin và tư vấn từ một nơi đáng tin cậy.

 Là cầu nối thực sự giữa các doanh nghiệp với nhau đặc biệt là giữa các doanh nghiệp may mặc và doanh nghiệp ngành hỗ trợ, giữa doanh nghiệp với thị trường và giữa doanh nghiệp với chính phủ.

Tuy nhiên, để làm tốt những vai trị trên thì trước hết Hiệp hội cần phải thay đổi cơ cấu và phương hướng hoạt động. Hiện tại Ban chấp hành Hiệp hội là quản lý các doanh nghiệp những người vẫn luôn bận rộn với doanh nghiệp của chính họ và hoạt động của Hiệp hội là phi lợi nhuận, kinh phí hoạt động của Hiệp hội vẫn dựa vào phí hội viên của các doanh nghiệp nên hoạt động không hiệu quả. Do đó, đề xuất nên hình thành đội ngũ chuyên trách cho hoạt động của Hiệp hội có đầy đủ chức năng và hoạt động như một doanh nghiệp có doanh thu và thu nhập.

Trong ngắn hạn, nên tổ chức hiệp hội gồm các phịng cung cấp thơng tin và tư vấn về thị trường trong nước và ngoài nước, về nguồn nguyên vật liệu, về cơng nghệ máy móc thiết bị, về các chính sách của chính phủ,… và đào tạo nhân sự để cung cấp cho các doanh nghiệp dệt may. Kinh phí hoạt động sẽ dựa trên phí thành viên và phí thu về khi cung cấp thơng tin và dịch vụ tư vấn cũng như từ nguồn cung cấp nhân lực cho các doanh nghiệp.

5.2.4 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ:

Ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành may mặc Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng hiện chưa phát triển xứng tầm với ngành may mặc do đó mà trong một thời gian dài ngành may mặc vẫn phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên vật liệu từ nước ngồi. Để ngành may mặc có thể phát triển xa hơn nữa thì cấp thiết phải xây dựng được ngành công nghiệp hỗ trợ cho vững mạnh mà hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã rất quan tâm và đầu tư nhiều đến những mãng này như các dự án xây dựng các nhà máy mới của tập đoàn Vinatex, Hansoll Textile, TAL,…nhưng phần lớn các dự án này đầu tư vào dệt, nhuộm. Trong khi đó, những phụ liệu khác như nhãn mác, bao bì, nút,… hay các sản phẩm dịch vụ khác như wash, in, thêu, tạo hiệu ứng trên sản phẩm như chà, mài, nhuộm thành phẩm,…là những mặt hàng được xem là có tỷ suất lợi nhuận cao và khơng thể thiếu thì lại có rất ít dự án đầu tư.

Bảng 5.4: Giá trị trung bình của thang đo ngành cơng nghiệp hỗ trợ

CN1 CN2 CN3 CN4

Số lượng mẫu 143 143 143 143

Giá trị trung bình 3,6503 3,3077 3,3007 3,6434

Nguồn: Kết quả trích từ SPSS

Do đó, chính phủ và chính quyền địa phương nên nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc để đẩy nhanh tiến trình thực hiện đề án phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may đặc biệt là các doanh nghiệp cung cấp phụ liệu và các sản phẩm dịch vụ cho ngành may bên cạnh việc phát triển các ngành dệt nhuộm và sản xuất vải.

Các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ cần phải nhanh chóng cải thiện nội lực của mình để có thể đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp may, cụ thể là cải thiện vấn đề chất lượng, thời gian giao hàng và giá cả. Đồng thời liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp may, chính sự liên kết này sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ

động hơn từ đó sẽ có thể cung cấp đúng hàng hóa và dịch vụ mà khách hàng đang yêu cầu trong thời gian ngắn nhất hơn cả những đối thủ cạnh tranh khác. Bên cạnh, việc liên kết với các doanh nghiệp may mặc sẽ là tiền đề cho sự phát triển lâu dài như làm việc trực tiếp với khách hàng của các doanh nghiệp may để có thể đón đầu nhu cầu của khách hàng, cùng với các doanh nghiệp may tạo ra những sản phẩm khác biệt và độc đáo cho khách hàng tiến đến những phân khúc thị trường cao cấp hơn, có thể trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng dệt may.

5.2.5 Kiến nghị về thị trường tiêu thụ:

Bảng 5.5: Giá trị trung bình của thang đo thị trường tiêu thụ

TT1 TT2 TT3

Số lượng mẫu 143 143 143

Giá trị trung bình 3,4336 3,5524 3,7063

Nguồn: Kết quả trích từ SPSS

Qua bảng 5.5 cho thấy các yếu tố về thị trường tiêu thụ đang tác động khá tiêu cực đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may đặc biệt là yếu tố cạnh tranh về giá. Do đó, để giảm thiểu sự tác động này thì các doanh nghiệp nên:

 Lựa chọn phân khúc thị trường cho phù hợp, nên hướng tới những phân khúc thị trường cao cấp hoặc hướng tới những chủng loại hàng hóa ít có đối thủ cạnh tranh như những đơn hàng thời trang, yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng cao, thời gian giao hàng nhanh chóng,…

 Hướng tới việc cung cấp “trọn gói” cho khách hàng nghĩa là doanh nghiệp sẽ đảm trách từ khâu thiết kế đến khâu giao hàng đến tận trung tâm phân phối của khách hàng. Đây là phương thức kinh doanh vừa mang lại giá trị cao cho doanh nghiệp may cũng như tiện lợi cho khách hàng nhưng hiện nay phương thức này vẫn chưa được áp dụng tại các doanh nghiệp trong nước. Phương thức này có thể thực hiện qua hai hình thức đó là liên minh chiến lược giữa doanh nghiệp may với khách hàng và các nhà cung cấp hoặc thông qua việc xây dựng chuỗi cung ứng. Trong đó:

Những doanh nghiệp có khả năng về vốn và thị trường mạnh nên hình thành chuỗi cung ứng cho mình, tuy nhiên để thực hiện thành cơng, nên chia thành 3 giai đoạn:

Trong ngắn hạn, thành lập chuỗi cung ứng từ khâu thiết kế mẫu mã đến khâu xuất thành phẩm. Trong đó, những doanh nghiệp có tiềm năng về vốn và cơng nghệ nên là chủ thể dẫn dắt chuỗi, họ sẽ là người tìm kiếm khách hàng, đơn hàng, cung cấp nguồn tài chính, hổ trợ về mặt cơng nghệ, máy móc, tư vấn cho các doanh nghiệp vệ tinh. Các doanh nghiệp yếu hơn sẽ thực hiện vai trò là doanh nghiệp vệ tinh và thực hiện các khâu trong quá trình sản xuất như thiết kế, làm mẫu, sản xuất theo những quy trình và quy định đã được chuẩn hóa.

Về trung hạn, chuỗi này sẽ mở rộng ra đến khâu nguyên phụ liệu đầu vào, nghĩa là có sự tham gia của các nhà cung cấp nguyên vật liệu nội địa hoặc nước ngoài nhưng mục tiêu nội địa là chính yếu.

Trong dài hạn, chuỗi sẽ mở rộng đến khách hàng nghĩa là chuỗi sẽ thực hiện từ khâu thiết kế những chi tiết cho sản phẩm đến khi giao hàng đến trung tâm phân phối của khách hàng.

Tuy nhiên, thời gian cho từng giai đoạn còn phụ thuộc vào tiềm lực và cách tổ chức của từng chuỗi cụ thể.

5.2.6 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương: Bình Dương:

Bảng 5.6: Giá trị trung bình của thang đo nội lực doanh nghiệp

NL1 NL2 NL3 NL4 NL5 NL6

Số lượng mẫu 143 143 143 143 143 143

Giá trị trung bình 3,5804 3,5804 3,6713 3,5664 3,6154 3,5840

Qua bảng 5.6 cho thấy, nội lực của các doanh nghiệp còn hạn chế đặc biệt là các vấn đề về máy móc thiết bị, cơng nghệ, vốn cũng như chiến lược và hệ thống quản trị. Do đó, để có thể cải thiện năng lực cạnh tranh của mình thì trước hết các doanh nghiệp cần phải nâng cấp nội lực của bản thân doanh nghiệp, thơng qua việc:

 Rà sốt lại hệ thống quản trị để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hiện tại nhằm mục tiêu cuối cùng là hoạt động hiệu quả nhất. Trong đó, đặc biệt chú ý đến hệ thống quản trị sản xuất, quản trị chất lượng cũng như quản trị chi phí.

 Chiến lược phát triển của doanh nghiệp nên hướng đến việc phát triển theo chiều sâu và gia tăng giá trị sản phẩm hơn là cạnh tranh dựa trên chi phí nhân cơng vì hiện nay với áp lực ngày càng gia tăng chi phí đặc biệt là chi phí lương thì đây khơng cịn là lợi thế của các doanh nghiệp.

 Đánh giá lại cơng nghệ, máy móc thiết bị doanh nghiệp đang sử dụng và phân loại lại. Những quy trình cơng nghệ đã cũ khơng cịn phù hợp thì cần phải được thay đổi với mục tiêu cắt giảm tối đa thời gian “chết” ở tất cả các quy trình hoạt động và sản xuất của doanh nghiệp. Và việc này phải được thực hiện liên tục. Máy móc thiết bị cũ kỹ lạc hậu nên thanh lý để đầu tư máy móc thiết bị tự động, bán tự động hay điện tử nhằm gia tăng năng suất và cải thiện chất lượng, từ đó làm tăng niềm tin nơi khách hàng cũng như phần nào cải thiện được thu nhập của người lao động nhờ đó sẽ giữ được người lao động làm việc lâu dài với cơng ty, có nhiều cơ hội nâng cao tay nghề hơn so với nhân sự mới hoàn toàn và điều này sẽ tác động ngược lại làm gia tăng năng suất và chất lượng, cứ như thế những tác động này cứ diễn ra liên tục theo hình xoắn ốc đi lên.

 Đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ chun mơn kỹ thuật và có trình độ tay nghề.

 Các doanh nghiệp nên đa dạng hóa thị trường nhằm tránh rủi ro khi chỉ phụ thuộc vào 1 hoặc 2 thị trường, bên cạnh đó việc chọn lựa phân khúc thị trường và những thị trường mà doanh nghiệp có lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác

là rất quan trọng. Do đó, các doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ phân khúc của thị trường nào thuận lợi cho mình nhất để tham gia.

5.3 Những hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Dương nên chưa bao quát hết thực trạng của các doanh nghiệp cả nước. Do đó, nghiên cứu tiếp theo cần được mở rộng ra khu vực lớn hơn như toàn miền Nam, miền Trung, miền Bắc hoặc cả nước.

Nghiên cứu chỉ thực hiện trên cở mẫu nhỏ 143 doanh nghiệp nên hạn chế về mặt tổng quát. Các nghiên cứu tiếp theo nên mở rộng cở mẫu lớn hơn để dữ liệu thu thập hiệu quả hơn.

Phương pháp lấy mẫu của nghiên cứu là phương pháp thuận tiện nên tính đại diện chưa cao, khả năng khái quát đám đông bị hạn chế. Do đó, nghiên cứu tiếp theo nên chọn phương pháp lấy mẫu phân tầng sẽ cho hiệu quả phân tích thống kê cao hơn.

Do hạn chế về mặt thời gian nên nghiên cứu chưa đi thật sâu vào tất cả các vấn đề của từng nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu. Do đó, những nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện nghiên cứu sâu về từng nhân tố chẳng hạn nghiên cứu sự tác động của ngành công nghiệp hỗ trợ đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu hay vai trò của Hiệp hội dệt may đối với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu,…

Tóm tắt chƣơng 5

Chương 5 đã tổng kết lại tồn bộ q trình nghiên cứu và dựa vào kết quả thu được về các nhân tố cũng như mức tác động của chúng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị đối với chính phủ và chính quyền địa phương, đối với hiệp hội dệt may Bình Dương, các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ và bản thân các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương thơng quan việc nâng cao hiệu quả tác động của các nhân tố ảnh hưởng tích cực cũng như hạn chế những ảnh hưởng của các nhân tố tiêu cực nhưng quan trọng hơn cả là việc nâng cao nội lực của bản thân các doanh nghiệp cũng như sự hợp tác liên kết giữa các doanh nghiệp may mặc và các doanh nghiệp cung ứng đầu vào hay còn gọi là các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời chương 5 cũng đưa ra những hạn chế của nghiên cứu và gợi mở ra những hướng nghiên cứu tiếp theo.

KẾT LUẬN

Ngành may mặc hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng đã có nhiều đóng góp đáng ghi nhận đối với sự phát triển của nền kinh tế và đã tạo được vị thế trên thị trường thế giới. Nhận thức được tình hình cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt nhiều doanh nghiệp đã chủ động có những bước chuyển mình để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường và kinh doanh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, những thay đổi này chỉ cục bộ và còn khập khiễng nên nhìn chung hiệu quả của tồn ngành vẫn cịn thấp do nhiều lý do trong đó có những hạn chế từ chính bản thân các doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng gặp phải nhiều rào cản từ mơi trường bên ngồi doanh nghiệp.

Do đó, việc xác định các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu cũng như những kiến nghị mà nghiên cứu này đưa ra nhằm giúp các doanh nghiệp và những chủ thể có liên quan có cái nhìn bao qt hơn từ đó có sự cải thiện một cách đồng bộ và hiệu quả. Hy vọng rằng, trong tương lai không xa khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu Việt Nam sẽ được nâng lên một tầm cao mới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. BCG, 2006. BCG bàn về chiến lược. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Trần Thị Ngân Tuyến, 2013. Hà Nội: Nhà xuất bản Thời đại.

2. Bùi Thị Thanh và Nguyễn Xuân Hiệp, 2012. Nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.

3. Cục Thống kê Bình Dương, 2013. Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2012. Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh Niên.

4. Đoàn Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt, 2011. Quản trị chiến lược. Hồ Chí

Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

5. Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.

6. Michael E. Porter, 1980. Chiến lược cạnh tranh. Dịch từ tiếng Anh. Người

dịch Nguyễn Ngọc Tồn, 2009. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.

7. Michael E. Porter, 1985. Lợi thế cạnh tranh. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Phúc Hồng, 2008. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.

8. Michael E. Porter, 1990. Lợi thế cạnh tranh quốc gia. Dịch từ tiếng Anh.

Người dịch Nguyễn Ngọc Toàn và cộng sự, 2008. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.

9. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động Xã hội.

10. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009. Nghiên cứu thị trường. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.

11. Nguyễn Đức Dy, 2002. Từ điển kinh tế kinh doanh Anh – Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.

12. Nguyễn Thị Dung Huệ, 2013. Phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may của Việt

13. Nguyễn Văn Dung, 2012. Giáo trình Kinh tế quốc tế. Cà Mau: Nhà xuất bản Phương Đông.

14. Nguyễn Viết Thông và cộng sự, 2012. Giáo trình những nguyên lý cơ bản

của chủ nghĩa Mác – Lênin. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – sự

thật.

15. Tổng Cục Thống Kê, 2013. Niên giám thống kê Việt Nam 2012. Hà Nội: Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 89)