Chƣơng 2 : THỰC TRẠNG NGÀNH MAY TỈNH BÌNH DƢƠNG
2.1 Thực trạng ngành may mặc tỉnh Bình Dương:
2.1.6 Thị trường tiêu thụ:
Bảng 2.2: Nhập khẩu may mặc thế giới
ĐVT: Triệu USD Nƣớc NK 2008 2009 2010 2011 2012 Thị phần 2012 (%) Thế giới 380.372 330.709 369.083 435.384 441.828 100 Mỹ 82.464 72.059 81.939 88.584 87.957 19,91 Nhật 25.793 25.552 26.867 32.945 33.942 7,68 Đức 33.453 31.525 32.290 38.812 33.641 7,61 Anh 23.588 21.133 20.819 23.011 22.466 5,08 Pháp 23.677 21.406 21.991 24.700 22.004 4,98 Hong Kong 18.546 15.508 16.645 17.248 16.338 3,70 Ý 17.478 15.552 16.399 18.626 15.791 3,57
Tây Ban Nha 15.403 13.127 13.879 15.833 13.895 3,14
Hà Lan 9.522 8.955 9.752 11.268 9.990 2,26 Canada 8.251 7.557 8.314 9.532 9.365 2,12 Nga 4.716 4.075 7.541 9.238 9.218 2,09 Bỉ 10.504 9.253 8.728 9.886 8.513 1,93 Hàn Quốc 4.223 3.379 4.443 6.110 6.267 1,42 Úc 4.280 4.058 4.832 5.838 6.080 1,38 Áo 6.124 5.393 5.584 6.457 5.773 1,31 Thụy Sĩ 5.805 5.242 5.288 6.139 5.721 1,29 Trung Quốc 2.282 1.842 2.518 4.012 4.522 1,02
Đan Mạch 4.484 3.761 3.989 4.510 4.254 0,96 Thụy Điển 3.790 3.299 3.742 4.500 4.221 0,96 Ba Lan 3.476 3.454 3.882 4.486 3.972 0,90 Tiểu Vương quốc Ả Rập 2.777 2.543 2.598 3.150 3.569 0,81 Ả Rập Saudi 665 593 2.240 2.866 3.388 0,77 Mexico 2.544 2.112 2.294 2.744 2.965 0,67 Chile 1.632 1.368 1.851 2.519 2.706 0,61 Thổ Nhĩ Kỳ 2.216 2.147 2.835 3.272 2.677 0,61 Na-Uy 2.566 2.285 2.504 2.894 2.668 0,60 Brazil 883 963 1.355 2.066 2.556 0,58 Panama 1.939 1.406 1.871 2.368 2.540 0,57 Singapore 2.224 1.698 1.960 2.335 2.389 0,54
Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam
Theo bảng 2.2 cho thấy nhu cầu nhập khẩu về hàng may mặc thế giới trong những năm qua đều có xu hướng ngày càng gia tăng như năm 2011 tăng vượt bậc đến 18% so với năm 2010, và năm 2012 chỉ tăng nhẹ 1.5% so với năm 2011. Mặc dù tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động là ngun nhân chính cho nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ và EU có sự tăng giảm trong giai đoạn vừa qua nhưng đây vẫn luôn là hai thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn nhất mặt hàng may mặc thế giới. Bên cạnh đó, một số thị trường khác tuy có nhu cầu nhập khẩu khiêm tốn hơn nhưng lại liên tục tăng trong những năm qua như Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Ả Rập Saudi, Mexico, Chile, Brazil, Panama, Singapore. Do đó, các doanh nghiệp cũng nên cân nhắc đây là những thị trường xuất khẩu tiềm năng của mình mà có những bước chuẩn bị cho phù hợp để mở rộng thị trường.
Trong các thị trường trên thì Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc đang là thị trường chính của các doanh nghiệp may mặc tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, ngày
càng có nhiều rào cản kỹ thuật được đặt ra từ phía chính phủ và người tiêu dùng tại quốc gia nhập khẩu như những quy định về xuất xứ hàng hóa, quy định về chống bán phá giá, u cầu về các hóa chất khơng được sử dụng, những quy định về lao động như giới hạn về việc làm thêm giờ thêm ngày, về an tồn lao động,…Bên cạnh đó, u cầu ngày càng cao hơn từ phía khách hàng như chất lượng hàng hóa phải đạt mức cao hơn; ngay cả trước đây Mỹ vẫn được các doanh nghiệp cho rằng là khách hàng tương đối “dễ tính” hơn so với khách hàng EU và đặc biệt là Nhật Bản thì bây giờ họ lại khắt khe hơn trong vấn đề chất lượng. Thêm vào đó là những yêu cầu về đa dạng hóa chủng loại sản phẩm và rút ngắn thời gian giao hàng. Nếu trước đây trong mỗi đơn đặt hàng chỉ có một vài mặt hàng với số lượng lớn trên mỗi mặt hàng thì ngày nay số lượng trên mỗi mặt hàng có chiều hướng giảm nhưng số lượng mặt hàng và màu sắc lại tăng lên.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khơng chỉ phải cạnh tranh với chính các doanh nghiệp cùng ngành của tỉnh và cả nước để có được đơn hàng mà còn phải cạnh tranh cả với doanh nghiệp các nước khác như Trung Quốc, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Indonesia… đây là những nước xuất khẩu hàng may mặc nhiều nhất thế giới. Trong đó, cần phải đặc biệt quan tâm đến Trung Quốc vì họ khơng những có lợi thế về nguồn lao động giá rẻ, tuy nguồn lợi thế này đang có xu hướng mất dần đi do áp lực chi phí nhân cơng ngày càng tăng cao nhưng họ vẫn đang cịn có lợi thế to lớn là gần nguồn cung nguyên vật liệu; không những ngành sợi, dệt và vải là thế mạnh của Trung Quốc mà các ngành phụ trợ khác như cung cấp phụ liệu, wash, in, thêu, chế tạo và cung cấp máy móc thiết bị,… cũng phát triển mạnh mẽ và có thể cung cấp cho hầu hết các phân khúc thị trường từ cao cấp đến hàng giá rẻ. Tương tự Trung Quốc đối với Ấn Độ gần nguồn cung và chi phí nhân cơng rẻ là lợi thế thì Thổ Nhĩ Kỳ lại có lợi thế gần nguồn cung, gần thị trường tiêu thụ, hàng hóa có chất lượng cao và đa dạng về chủng loại. Ngược lại, đối với Bangladesh chi phí nhân cơng cực rẻ là thế mạnh chủ yếu của họ. Mặc dù từ 1/12/2013 lương tối thiểu của công nhân ngành dệt may nước này tăng lên 68USD/tháng thì vẫn cịn thấp hơn từ 60% đến 90% so với tỉnh Bình Dương nhưng nếu xét về mức thu nhập thực lãnh
của cơng nhân thì khoảng cách càng lớn hơn nhiều. Do đó, may mặc xuất khẩu của tỉnh Bình Dương nói riêng và của Việt Nam nói chung so với các quốc gia xuất khẩu may mặc chủ yếu khác thì khơng có lợi thế về nhân cơng giá rẻ, cũng chưa có lợi thế về gần nguồn cung ứng do các ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển tương xứng và cũng không gần thị trường tiêu thụ chủ yếu.
Như vậy, để có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường và cạnh tranh được với các nước khác thì các doanh nghiệp nên có chiến lược phát triển dài hạn thiên về nâng cao năng suất và chất lượng, gia tăng giá trị cho sản phẩm và chọn phân khúc thị trường phù hợp nhất cho mình. Tuy nhiên, việc chuyển đổi hình thức kinh doanh từ gia công sang sản xuất xuất khẩu hay việc đầu tư máy móc hiện đại khơng phải là dể thực hiện đối với các doanh nghiệp có quy mơ vốn nhỏ. Do đó, bên cạnh nổ lực của chính các doanh nghiệp cịn cần có một chiến lược phát triển của toàn ngành.